Hợp pháp hóa Lãnh sự

Dịch vụ xin chứng nhận Apostille, Hợp pháp hoá lãnh sự, Chứng nhận lãnh sự Tài liệu, Giấy tờ Toàn Cầu

Liên hệ tư vấn: 0966 37 35 32 hoặc 0988 297 732

Vietnam-legal.com cung cấp Dịch vụ tư vấn xin chứng nhận Apostille, Hợp pháp hóa lãnh sự, Chứng nhận lãnh sự TOÀN CẦU trọn gói hoặc tách riêng từng bước phù hợp với nhu cầu của mọi khách hàng là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
Chứng nhận Apostille, Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự giấy tờ, tài liệu là thủ tục hành chính rất đa dạng và phức tạp vì mỗi loại giấy tờ được cấp ra ở mỗi quốc gia khác nhau có quy trình thực hiện khác nhau tùy theo từng mục đích sử dụng. Quy trình này được quy định bởi pháp luật của quốc gia cấp giấy tờ và quốc gia sử dụng giấy tờ. Do vậy, không phải khách hàng nào cũng có thể hiểu rõ và thực hiện đúng các bước xin chứng nhận Apostille, Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự giấy tờ, tài liệu. Từ đó, dịch vụ tư vấn của chúng tôi ra đời để hỗ trợ tốt nhất khách hàng thực hiện chính xác những công việc này.
Chúng tôi cung cấp:
  1. Dịch vụ xin chứng nhận Apostille, hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự giấy tờ nước ngoài  để sử dụng tại Việt Nam. Vietnam-legal.com sẽ hoàn tất thủ tục ở bước Xác nhận của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài.
  2. Dịch vụ Chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự cho giấy tờ Việt Nam để sử dụng ở nước ngoài. Vietnam-legal.com sẽ hoàn tất thủ tục ở bước Xác nhận của Đại sứ quán nước sử dụng giấy tờ ở Việt Nam hoặc Đại sứ quán nước sử dụng giấy tờ ở nước thứ ba cho các trường hợp không có cơ quan đại diện ngoại giao nước đó ở Việt Nam.
  3. Dịch vụ xin chứng nhận Apostille, Chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự cho giấy tờ nước ngoài để sử dụng ở nước khác trên thế giới. Vietnam-legal.com cũng sẽ hoàn tất thủ tục ở bước Đại sứ quán nước sử dụng giấy tờ ở Việt Nam (nếu quy trình cho phép) hoặc Đại sứ quán nước sử dụng giấy tờ ở nước thứ ba hoặc lựa chọn quy trình phù hợp nhất tư vấn cho khách hàng.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm thực hiện dịch vụ xin chứng nhận Apostille, Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự cho giấy tờ, tài liệu khắp nơi trên thế giới của khách hàng, chúng tôi tự hào là đơn vị am hiểu tường tận quy trình thực hiện giấy tờ của từng quốc gia và thấu hiểu từng yêu cầu chi tiết của khách hàng, đội ngũ tư vấn viên của Vietnam-legal.com chắc chắn sẽ hỗ trợ quý khách hàng tốt nhất, chính xác nhất. Không những thế, dịch vụ của Vietnam-legal.com còn có thể giúp khách hàng tìm ra cách nhanh nhất, phù hợp nhất trong quá trình xử lý tài liệu, giấy tờ của mình thực hiện đúng yêu cầu của các cơ quan liên quan. Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn cần tư vấn.
HPHLS General banner - VIE (1)

Các Loại Giấy tờ Cần được Hợp pháp hoá lãnh sự, Chứng nhận lãnh sự

Giấy tờ cá nhân

Giấy tờ Doanh nghiệp, Tổ chức

  • Giấy khai sinh
  • Giấy chứng nhận kết hôn
  • Chứng nhận li hôn
  • Giấy chứng tử
  • Văn bản của tòa án
  • Giấy ủy quyền
  • Lý lịch tư pháp
  • Chứng chỉ nghề nghiệp
  • Quyết định bổ nhiệm
  • Giấy phép lái xe, ID, Hộ chiếu
  • Bằng cấp
  • Bằng khen
  • Bảng điểm học tập
  • Trình độ chuyên môn
  • Hồ sơ học tập
  • Thư Tuyển dụng
  • Lời mời của trường
  • Tài liệu nghiên cứu ở nước ngoài
  • Báo cáo của trường
  • Sơ yếu lí lịch
  • Giấy chứng nhận thành lập
  • Giấy chứng nhận đổi tên
  • Biên bản ghi nhớ
  • Quy định
  • Chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Nghị quyết
  • Bài báo cáo
  • Báo cáo hàng năm
  • Chứng nhận thuế
  • Sổ kế toán
  • Tờ khai hải quan
  • Giấy chứng nhận thuế
  • Sổ kế toán, Báo cáo kiểm toán
  • Kê Khai thuế
  • Hóa đơn
  • Hợp đồng
  • Giấy phép
  • Thỏa thuận
  • Giấy chứng nhận cư trú
  • Tài liệu của công ty
  • Tài liệu hợp pháp
  • Chứng nhận lưu hành sản phẩm

DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI – ĐA DẠNG, CHÍNH XÁC, TIN CẬY, BẢO MẬT

Dịch vụ Chứng nhận Sứ quán

Dịch vụ Hợp Pháp hoá Lãnh sự giấy tờ Toàn Cầu

Dịch vụ tư vấn, xin chứng nhận Apostille – Các nước thành viên công ước Lahay

Tại sao chọn dịch vụ tư vấn, xin chứng nhận Apostille, hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự của Vietnam-legal.com?

Tư vấn miễn phí qua điện thoại, email

Đội ngũ tư vấn viên của Vietnam-legal.com về xin chứng nhận Apostille, Hợp pháp hoá lãnh sự, Chứng nhận lãnh sự giấy tờ sẽ cung cấp các câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của các bạn. Bạn có thể gọi cho chúng tôi trong giờ làm việc qua hotline +84 988 297 732, +84 966 37 35 32 hoặc email đến địa chỉ [email protected][email protected] để được hỗ trợ nhanh nhất. Vietnam-legal.com tư vấn miễn phí trước, trong và sau khi bạn đặt dịch vụ.

Thông tin chính xác, rõ ràng, minh bạch

Vietnam-legal.com với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự, xin chứng nhận Apostille, vì thế chúng tôi tự tin mang đến cho khách hàng những thông tin tư vấn chính xác, rõ ràng, minh bạch. Chắc chắn quý khách hàng sẽ hài lòng với sự tư vấn của chúng tôi.
TỚI THĂM VĂN PHÒNG CHÚNG TÔI ĐỂ TRỰC TIẾP GIAO TÀI LIỆU CỦA BẠN NẾU BẠN MUỐN
Văn phòng Vietnam-legal.com mở cửa từ 8.00 tới 17.00 từ Thứ hai đến Thứ sáu hàng tuần. Các tư vấn viên của Vietnam-legal.com rất hân hạnh được gặp, trao đổi và trực tiếp nhận tài liệu của bạn để tiến hành HỢP PHÁP HOÁ LÃNH SỰ, CHỨNG NHẬN LÃNH SỰ tài liệu cho bạn.
THÔNG TIN ĐĂNG KÝ CÔNG TY CỦA CHÚNG TÔI
Dịch vụ Hợp pháp hoá lãnh sự, Chứng nhận lãnh sự, chứng thực sứ quán tại Vietnam-legal.com là dịch vụ thuộc về Công ty Cổ phần khảo sát xây dựng và tư vấn Toàn Cầu, với mã số doanh nghiệp 0106945001. Văn phòng trụ sở đặt tại số 95 đường Cầu Giấy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội 100000, Việt Nam. Chúng tôi luôn chào mừng các bạn tới văn phòng của chúng tôi để trao đổi, thảo luận về tài liệu của các bạn và các yêu cầu Hợp pháp hoá lãnh sự. Với kinh nghiệm lâu năm, Chúng tôi có thể đưa ra tư vấn chính xác nhất cho hồ sơ của bạn và bạn hoàn toàn có thể tin tưởng sự tư vấn của chúng tôi. Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn.

Thẩm định tài liệu nhanh chóng, chính xác, Dịch vụ đa dạng

Quy trình xin chứng nhận Apostille, hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự của mỗi loại giấy tờ, tài liệu của mỗi quốc gia là khác nhau. Vì thế để tránh mất nhiều thời gian của khách hàng, quý vị hãy gửi bản chụp, bản scan của giấy tờ, tài liệu cần làm cho chúng tôi qua hotline +84 988 297 732, +84 966 37 35 32 hoặc email đến địa chỉ [email protected][email protected]để được thẩm định miễn phí và tư vấn chính xác.
DỊCH THUẬT TÀI LIỆU
Nếu được yêu cầu, chúng tôi có thể dịch toàn bộ tài liệu của khách hàng trong cùng khoản thời gian chúng tôi thực hiện Hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự để tiết kiệm thời gian và chi phí. Hãy liên hệ chúng tôi để có báo giá dịch thuật tài liệu.

Cam kết bảo mật

Tài liệu, giấy tờ của bạn sẽ được bảo mật hoàn toàn khi gửi tới văn phòng của Vietnam-legal.com. Chúng tôi luôn đề cao sự riêng tư, bảo mật thông tin của giấy tờ, tài liệu tất cả khách hàng. Toàn bộ quy trình xử lý xin chứng nhận Apostille, hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự cho giấy tờ, tài liệu của khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, tổ chức đều được tuân thủ quy trình bảo mật tuyệt đối, không tiết lộ và không chia sẻ với bất kỳ ai ngoài các bộ phận được giao nhiệm vụ xử lý tài liệu và các cơ quan liên quan.
Chúng tôi tự hào là đơn vị có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng về Hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự giấy tờ, tài liệu Việt Nam và toàn cầu. Tất cả các cuộc điện thoại của bạn được trả lời nhanh chóng bởi một trong những tư vấn viên của chúng tôi. Chúng tôi biết cách xử lý tài liệu của bạn một cách chính xác nhất và cung cấp cho bạn lời khuyên tốt nhất về việc hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự.
Vietnam-legal.com – Niềm tin của bạn, trách nhiệm của chúng tôi.

Trả kết quả tới tận tay khách hàng

Vietnam-legal.com hợp tác với một số đơn vị vận chuyển uy tín, vì thế chúng tôi có thể chuyển tài liệu của các bạn một cách an toàn tới khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi khuyến nghị bạn chọn đơn vị chuyển phát nhanh uy tín hai chiều để chúng tôi có thể chuyển an toàn tài liệu về tận nhà cho bạn. Tránh việc thất lạc tài liệu nếu sử dụng chuyển phát bưu điện thông thường.

Những câu hỏi thường gặp về Apostille, Hợp pháp hóa lánh sự, chứng nhận lãnh sự

Vì sao phải xin chứng nhận Apostille, Hợp pháp hóa lãnh sự, Chứng nhận lãnh sự cho giấy tờ, tài liệu?

Vài năm gần đây, những cụm từ chứng nhận Apostille, Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự ngày càng phổ biến với mọi người hơn. Rất nhiều định nghĩa được đưa ra và đôi khi chúng ta sẽ nhầm lẫn không biết thế nào là chứng nhận Apostille, thế nào là Hợp pháp hóa lãnh sự, thế nào là chứng nhận lãnh sự. Vietnam-legal.com sẽ giải thích theo cách ngắn gọn nhất để quý khách hàng dễ hiểu như sau:
Mỗi một giấy tờ, tài liệu được cấp ra bởi một quốc gia sẽ có giá trị pháp lý và sử dụng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó, khi bạn muốn mang giấy tờ, tài liệu đó ra khỏi quốc gia cấp giấy tờ và muốn sử dụng ở một quốc gia khác với đầy đủ giá trị pháp lý như ở quốc đã cấp ra giấy tờ thì cần phải có xác nhận của cơ quan ngoại giao của quốc gia cấp giấy tờ (Bộ Ngoại giao, Sở Ngoại vụ,…) và cơ quan ngoại giao của quốc gia sẽ sử dụng giấy tờ (Đại sứ quán, Lãnh sự quán, Tổng Lãnh sự quán, sứ quán danh dự,…). Quá trình này được gọi là Hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự.
Còn chứng nhận Apostille thực chất cũng chính là hợp pháp hóa lãnh sự, hoặc chứng nhận lãnh sự, được cấp bởi Cơ quan ngoại giao (Bộ Ngoại Giao) của các quốc gia là thành viên công ước Lahay. Thuật ngữ Apostille được sử dụng riêng cho các quốc gia này. Mỗi giấy tờ, tài liệu được cấp ra từ một trong những quốc gia thành viên công ước Lahay sau khi được chứng nhận Apostille, sẽ có thể sử dụng hợp pháp tại tất cả các quốc gia thành viên còn lại trong công ước Lahay mà không cần phải đến cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia sử dụng giấy tờ để xin xác nhận nữa.
Việt Nam hiện nay là quốc gia chưa phải là thành viên công ước Lahay, vì thế Việt Nam không cấp ra chứng nhận Apostille chỉ có chứng nhận Legalization. Tất cả giấy tờ, tài liệu từ Việt Nam đi nước ngoài đều cần hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự, cũng như giấy tờ từ nước ngoài cần sử dụng tại Việt Nam cũng sẽ cần hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự. Những giấy tờ, tài liệu được cấp từ một trong các quốc gia thành viên công ước Lahay muốn sử dụng tại Việt Nam vẫn cần phải xác nhận bởi Cơ quan ngoại giao của Việt Nam sau khi được chứng nhận Apostille. Có rất nhiều quốc gia là thành viên công ước Lahay phát hành cả hai loại tem chứng nhận Apostille và chứng nhận Legalization theo từng đề nghị và mục đích sử dụng của chủ giấy tờ, tài liệu. Tem Apostille được chứng nhận cho các giấy tờ, tài liệu đi các quốc gia thành viên công ước Lahay, tem Legalization được chứng nhận cho các giấy tờ, tài liệu đi các quốc gia chưa phải là thành viên công ước Lahay. Trong những trường hợp này cần biết rõ quốc gia nào phát hành hai loại tem chứng nhận như vậy để thực hiện cho chính xác. Còn lại những quốc gia chỉ phát hành một loại tem chứng nhận Apostille cho giấy tờ, tài liệu đi tất cả các quốc gia khác thì sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho chủ giấy tờ trong quá trình xin chứng nhận Apostille, Hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự.

Việt Nam có miễn hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự cho giấy tờ, tài liệu từ quốc gia nào không?

DANH SÁCH CÁC NƯỚC & LOẠI GIẤY TỜ ĐƯỢC MIỄN HỢP PHÁP HOÁ, CHỨNG NHẬN LÃNH SỰ

DANH SÁCH CÁC NƯỚC & LOẠI GIẤY TỜ ĐƯỢC MIỄN HỢP PHÁP HOÁ, CHỨNG NHẬN LÃNH SỰ

Các chữ viết tắt: HĐTTTP: Hiệp định tương trợ tư pháp CQTƯ: Cơ quan Trung ương
HĐLS: Hiệp định lãnh sự VQKTVH: Văn phòng Kinh tế – Văn hoá
TTTP: Tương trợ tư pháp; HPH: Hợp pháp
CQĐD: Cơ quan đại diện CNLS:Chứng nhận lãnh sự

 

STT Tên nước Loại giấy tờ Cơ quan cấp  Cơ sở miễn HPH/CNLS Hướng dẫn áp dụng
1 Cộng hòa Áp-ga-ni-xtan Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự Cơ quan đại diện của nước này tại nước kia Điều 36 Hiệp định Lãnh sự với Áp-ga-ni-xtan năm 1987 Được miễn HPH/CNLS
2 Cộng hòa An-giê-ri Dân chủ và Nhân dân 2.1. Các giấy tờ, tài liệu dùng trong mục đích TTTP về hình sự Các cơ quan có thẩm quyền của hai Bên Điều 10 HĐTTTP về hình sự ngày 14/4/2010 Chỉ miễn HPH/CNLS giấy tờ dùng cho mục đích TTTP và chuyển qua các CQTƯ theo Hiệp định
2.2. Các giấy tờ dân sự, thương mại có chữ ký và con dấu chính thức của CQ có thẩm quyền cấp Các cơ quan có thẩm quyền Điều 5 HĐTTTP trong lĩnh vực dân sự và thương mại năm 2010 Chỉ miễn HPH/CNLS giấy tờ dùng cho mục đích TTTP và chuyển qua các CQTƯ theo Hiệp định
3 Cộng hòa Ba Lan 3.1. Các loại giấy tờ lao động (Điều 1.3), dân sự, gia đình, hình sự được cơ quan có thẩm quyền lập, chứng thực Các cơ quan có thẩm quyền của hai Bên Điều 14 và 15 HĐTTTP năm 1993 Chỉ miễn HPH/CNLS giấy tờ dùng cho mục đích TTTP theo Hiệp định
3.2. Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 34 HĐLS năm 1979 Được miễn HPH/CNLS
4 Cộng hòa Bun-ga-ri 4.1. Các loại giấy tờ dân sự, hôn nhân gia đình, hình sự Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên Điều 12 HĐTTTP năm 1986 Được miễn HPH/CNLS
4.2. Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 33 HĐLS năm 1979 Được miễn HPH/CNLS
5 Cộng hòa Bê-la-rút 5.1. Các loại giấy tờ dân sự (thương mại), gia đình, lao động, hình sự Cơ quan nhà nước có thẩm quyền Điều 11 HĐTTTP năm 2000 Được miễn HPH/CNLS
5.2. Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 13 HĐLS năm 2008 Được miễn HPH/CNLS
6 Vương quốc Cam-pu-chia 6.1.Giấy tờ sử dụng để đăng ký khai sinh, giải quyết các việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài, khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định tại khu vực biên giới Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Cam-pu-chia Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 Được miễn HPH
6.2.Các giấy tờ, tài liệu công dùng cho mục đích TTTP về dân sự Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai bên Điều 11 HĐTTTP về dân sự năm 2013 Được miễn HPH, Chỉ áp dụng đối với giấy tờ, tài liệu chuyển giao qua kênh liên lạc theo quy định của Hiệp định
6.3.Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 41 HĐLS năm 1997 với Cam-pu-chia Được miễn HPH/CNLS
7 Cộng hòa Ca-dắc-xtan Bản án, quyết định của Tòa án, hoặc trích lục bản án, quyết định của Tòa án hoặc các tài liệu cần thiết khác có liên quan đến hộ tịch của công dân Bên ký kết Cơ quan nhà nước có thẩm quyền Điều 14 HĐTTTP về dân sự năm 2011 Chỉ áp dụng đối với giấy tờ, tài liệu chuyển giao qua kênh liên lạc theo quy định của Hiệp định
8 Cộng hòa Cu-ba 8.1. Các loại giấy tờ dân sự, hôn nhân gia đình, hình sự, lao động Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên Điều 13 HĐTTTP năm 1988 Được miễn HPH/CNLS
8.2. Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 12 HĐLS năm 1981 Được miễn HPH/CNLS
9 Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên Giấy tờ dùng cho mục đích TTTP dân sự và hình sự Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai bên Điều 7 HĐTTTP và pháp lý trong các vấn đề dân sự và hình sự năm 2002; Chỉ miễn HPH/CNLS giấy tờ dùng cho mục đích TTTP theo Hiệp định
10 Trung Quốc (Đài Loan) Các loại giấy tờ dân sự, thương mại, hôn nhân, gia đình và lao động (Điều 1.2) có chữ ký và con dấu chính thức của CQ có thẩm quyền cấp Các cơ quan có thẩm quyền của hai Bên Điều 15 Thỏa thuận giữa hai VPKTVH về TTTP trong lĩnh vực dân sự Chỉ miễn HPH/CNLS giấy tờ dùng cho mục đích TTTP theo Thỏa thuận
11 Vương quốc Đan Mạch Giấy tờ dùng vào việc cho nhận nuôi con nuôi Cơ quan có thẩm quyền của hai Bên Điều 4 Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi năm 2003 Được miễn HPH
12 Vương quốc Hà Lan Giấy tờ, tài liệu của Việt Nam đã được chứng nhận lãnh sự tại Bộ Ngoại giao Việt Nam Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam CH số HANOI/2015-236 ngày 10/12/2015 (ĐSQ Hà Lan tại Hà Nội) Được miễn HPH (áp dụng đối với giấy tờ của Việt Nam)
13 Cộng hòa Hung-ga-ri 13.1. Các giấy tờ công do cơ quan của một Bên ký kết ban hành hoặc giấy tờ tư có công chứng/chứng thực như chứng nhận đăng ký, chữ ký hoặc nhận dạng Các cơ quan có thẩm quyền của hai Bên Điều 6 HĐTTTP về dân sự năm 2018 Chỉ miễn HPH/CNLS giấy tờ được chuyển giao qua các kênh liên lạc theo theo quy định của Hiệp định
13.2. Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 33 HĐLS năm 1979 Được miễn HPH/CNLS
14 Cộng hòa I-rắc Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 40 HĐLS năm 1990 Được miễn HPH/CNLS
15 Cộng hòa I-ta-li-a Giấy tờ dùng vào việc cho nhận nuôi con nuôi Cơ quan có thẩm quyền của hai nước Điều 4 HĐ hợp tác về nuôi con nuôi năm 2003 Được miễn HPH/CNLS
16 CHDCND Lào 16.1. Các loại giấy tờ dân sự, hôn nhân gia đình, hình sự Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên Điều 12 HĐTTTP năm 1988 Được miễn HPH/CNLS
16.2. Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 36 HĐLS năm 1985 Được miễn HPH/CNLS
15.3. Giấy tờ sử dụng để đăng ký khai sinh, giải quyết các việc kết hôn,  nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài, khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định tại khu vực biên giới Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Lào tại khu vực biên giới Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 Được miễn HPH
17 Mông Cổ 17.1. Các loại giấy tờ dân sự, hôn nhân gia đình, hình sự Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên Điều 8 HĐTTTP năm 2000 Được miễn HPH/CNLS
17.2. Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 31 HĐLS năm 1979 Được miễn HPH/CNLS
18 Liên bang Nga 18.1. Các loại giấy tờ do cơ quan tư pháp lập hoặc chứng thực (gồm cả bản dịch, trích lục đã được chứng thực) Cơ quan Tư pháp của hai Bên (**) Điều 15 HĐTTTP và PL về các vấn đề dân sự và hình sự năm 1998 Được miễn HPH/CNLS
18.2. Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 29 HĐLS năm 1978 (ký với Liên Xô) Được miễn HPH/CNLS
19 Nhật Bản Các loại giấy tờ hộ tịch Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên Áp dụng nguyên tắc có đi có lại Được miễn HPH/CNLS
20 Ni-ca-ra-goa Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 34 Hiệp định lãnh sự với Ni-ca-ra-goa năm 1983 Được miễn HPH/CNLS
21 Ô-xtơ-rây-li-a Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 8 Hiệp định lãnh sự với Ô-xtơ-rây-li-a năm 2003 Được miễn HPH/CNLS
22 Cộng hòa Pháp 22.1. Bản án, quyết định công nhận/thi hành án dân sự, các giấy tờ hộ tịch, giấy tờ dân sự dùng cho việc kết hôn, nuôi con nuôi, nhận cha, mẹ, con Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên – Điều 26 HĐTTTP về các vấn đề dân sự năm 1999 Được miễn HPH/CNLS
– Công hàm trao đổi giữa CLS và ĐSQ Pháp tại HN năm 2011
22.2. Giấy tờ dùng cho việc nhận nuôi con nuôi Cơ quan có thẩm quyền lập và chuyển qua các CQTƯ Điều 17 Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi Được miễn HPH/CNLS
22.3. Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 35.3 HĐLS ngày 21/12/1981 Được miễn HPH (phải được CNLS nếu phía Bên kia yêu cầu)
23 Ru-ma-ni Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 22 HĐLS năm 1995 Được miễn HPH/CNLS
24 Cộng hòa Séc 24.1. Các loại giấy tờ dân sự (bao gồm các việc về gia đình và lao động) và hình sự Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên Điều 13 HĐTTTP năm 1982 (ký với Tiệp Khắc) Được miễn HPH/CNLS
24.2. Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 40 HĐLS năm 1980  (ký với Tiệp Khắc) Được miễn HPH/CNLS
25 Vương quốc Tây Ban Nha Các giấy tờ, tài liệu về hình sự Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên Điều 21 HĐ TTTP về hình sự năm 2015 Được miễn HPH/CNLS khi chuyển giao thông qua các Cơ quan trung ương
26 Liên bang Thụy Sỹ Giấy tờ dùng vào việc cho nhận nuôi con nuôi Cơ quan có thẩm quyền  của hai Bên Điều 4 HĐ hợp tác về nuôi con nuôi năm 2005 Được miễn HPH
27 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (**) 27.1. Các loại giấy tờ dân sự (thương mại, hôn nhân gia đình và lao động) và hình sự Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên lập hoặc xác nhận, ký và đóng dấu chính thức Điều 29 HĐTTTP năm 1998 Miễn HPH/CNLS giấy tờ dùng cho mục đích TTTP theo HĐTTTP năm 1998
27.2. Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 45 HĐLS năm 1998 Được miễn HPH/CNLS
27.3. Giấy tờ sử dụng để đăng ký khai sinh, giải quyết các việc kết hôn,  nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài, khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định tại khu vực biên giới Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Trung Quốc tại khu vực biên giới Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 Được miễn HPH
28 U-crai-na 28.1. Các giấy tờ dân sự (thương mại, hôn nhân gia đình, lao động) và hình sự Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên Điều 12 HĐTTTP năm 2000 Được miễn HPH/CNLS
28.2. Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 42 HĐLS năm 1994 Được miễn HPH/CNLS
29 Cộng hòa Xlô-va-ki-a 29.1. Các loại giấy tờ dân sự (bao gồm các việc về gia đình và lao động) và hình sự Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên Điều 13 HĐTTTP năm 1982 (ký với Tiệp Khắc) Được miễn HPH/CNLS
29.2. Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 40 HĐLS năm 1980  (ký với Tiệp Khắc) Được miễn HPH/CNLS
30 Cộng hòa In-đô-nê-xi-a Các tài liệu, hồ sơ dùng trong mục đích TTTP về hình sự, trừ trường hợp đặc biệt khi Bên được yêu cầu đề nghị rằng các hồ sơ hoặc tài liệu phải được chứng thực Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên Điều 19 HĐTTTP về hình sự ký ngày 07/6/2013, có hiệu lực từ ngày 22/1/2016 Chỉ áp dụng đối với giấy tờ, hồ sơ được chuyển giao theo Hiệp định

Ghi chú:

– Theo quy định tại Điều 9.4 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 5/12/2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải HPH, CNLS phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài thì cũng được miễn HPH, CNLS.

– Việc thực hiện theo các Hiệp định nêu trên không ảnh hướng đến việc HPH, CNLS giấy tờ theo yêu cầu của công dân tại các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho công dân theo quy định tại Điều 10.2 Thông tư 01/2012/TT-BNG ngày 20/3/2012 của Bộ Ngoại giao Hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 5/12/2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

–  (*) Liên bang Nga: Cơ quan Tư pháp là các Tòa án, Viện kiểm sát và các cơ quan khác có thẩm quyền về các vấn đề dân sự và hình sự (Văn phòng công chứng, Công ty luật) theo pháp luật của nước nơi cơ quan này có trụ sở.

–  (**) Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Đối với giấy tờ như bằng cấp, chứng chỉ, lý lịch tư pháp (xác nhận không tiền án, tiền sự) và các giấy tờ liên quan khác do cơ quan công chứng của Trung Quốc hoặc cơ quan có thẩm quyền khác (bao gồm Hồng Kông, Ma Cao) chứng nhận, sau đó được Vụ Lãnh sự Bộ Ngoại giao Trung Quốc (hoặc cơ quan ngoại vụ địa phương Trung Quốc được ủy quyền) chứng thực thì phải HPH tại CQĐD Việt Nam tại Trung Quốc (Căn cứ theo nội dung công hàm trao đổi giữa Cục Lãnh sự và ĐSQ Trung Quốc tại Việt Nam).

Việt Nam quy định việc Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự trong văn bản pháp luật nào?

Nghị Định 111/2011/NĐ-CP
CHÍNH PHỦ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 111/2011/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2011

NGHỊ ĐỊNH

Về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự; nội dung quản lý nhà nước và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. “Chứng nhận lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.
  2. “Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

Điều 3. Nội dung chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

Việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự chỉ là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu, không bao hàm chứng nhận về nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu.

Điều 4. Yêu cầu chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

  1. Để được công nhận và sử dụng ở nước ngoài, các giấy tờ, tài liệu của Việt Nam phải được chứng nhận lãnh sự, trừ trường hợp quy định tại Điều 9 Nghị định này.
  2. Để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam, các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp quy định tại Điều 9 Nghị định này.

Điều 5. Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự của Việt Nam

  1. Bộ Ngoại giao có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước.

Bộ Ngoại giao có thể ủy quyền cho cơ quan ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

  1. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài.

Điều 6. Người đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

  1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có thể đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của mình hoặc của người khác mà không cần giấy ủy quyền.
  2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự hoặc thông qua cơ quan ngoại vụ được ủy quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này hoặc gửi qua đường bưu điện.

Điều 7. Ngôn ngữ, địa điểm chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

  1. Ngôn ngữ sử dụng để chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự là tiếng Việt và tiếng chính thức của nước nơi giấy tờ đó được sử dụng hoặc tiếng Anh, tiếng Pháp.
  2. Địa điểm chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự là trụ sở Bộ Ngoại giao và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Điều 8. Chi phí chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

  1. Người đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự phải nộp lệ phí.
  2. Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  3. Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, người đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự phải trả cước phí bưu điện hai chiều.

Điều 9. Các giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

  1. Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
  2. Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
  3. Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  4. Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.

Điều 10. Các giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

  1. Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
  2. Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau.
  3. Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
  4. Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc.
  5. Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.

Chương II

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHỨNG NHẬN LÃNH SỰ, HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ

MỤC 1

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHỨNG NHẬN LÃNH SỰ

Điều 11. Trình tự, thủ tục chứng nhận lãnh sự tại Bộ Ngoại giao

  1. Người đề nghị chứng nhận lãnh sự nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
  2. a) 01 Tờ khai chứng nhận lãnh sự theo mẫu quy định;
  3. b) Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;
  4. c) 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
  5. d) Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự, kèm theo 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Bộ Ngoại giao.
  6. Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị chứng nhận lãnh sự xuất trình bổ sung bản chính giấy tờ, tài liệu có liên quan và nộp 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Bộ Ngoại giao.
  7. Việc chứng nhận lãnh sự được thực hiện trên cơ sở:
  8. a) Đối chiếu con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ tài liệu được đề nghị chứng nhận lãnh sự với mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh đã được thông báo chính thức cho Bộ Ngoại giao; hoặc
  9. b) Kết quả xác minh của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam khẳng định tính xác thực của con dấu, chữ ký và chức danh đó.
  10. Việc chứng nhận lãnh sự theo quy định tại khoản 3 Điều này áp dụng đối với các giấy tờ, tài liệu do các cơ quan, tổ chức sau đây lập, công chứng, chứng thực, chứng nhận:
  11. a) Các cơ quan thuộc Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án, Viện kiểm sát; các cơ quan hành chính nhà nước Trung ương và địa phương;
  12. b) Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
  13. c) Các tổ chức hành nghề công chứng của Việt Nam;
  14. d) Các cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
  15. Thời hạn giải quyết là 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ có số lượng từ 10 giấy tờ, tài liệu trở lên thì thời hạn giải quyết có thể dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc.
  16. Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự thì ngay sau khi nhận hồ sơ, Bộ Ngoại giao có văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập, công chứng, chứng thực, chứng nhận giấy tờ, tài liệu đó hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên xác minh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao. Ngay sau khi nhận được trả lời, Bộ Ngoại giao giải quyết và thông báo kết quả cho người đề nghị chứng nhận lãnh sự.

Điều 12. Chứng nhận giấy tờ, tài liệu được xuất trình tại Bộ Ngoại giao

  1. Đối với giấy tờ, tài liệu không thuộc diện được chứng nhận lãnh sự theo thủ tục quy định tại Điều 11 Nghị định này nhưng để tạo điều kiện cho giấy tờ, tài liệu đó được chấp nhận sử dụng ở nước ngoài và theo nguyện vọng của người đề nghị chứng nhận lãnh sự, Bộ Ngoại giao chứng nhận giấy tờ, tài liệu đó được xuất trình tại Bộ Ngoại giao.
  2. Việc chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều này áp dụng đối với các giấy tờ, tài liệu sau:
  3. a) Các giấy tờ, tài liệu có mẫu chữ ký, mẫu con dấu và chức danh không còn lưu tại cơ quan, tổ chức lập, công chứng, chứng thực giấy tờ, tài liệu có hoặc không thể xác định được;
  4. b) Các giấy tờ, tài liệu do chính quyền cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975.
  5. Hồ sơ, thủ tục và thời hạn giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 11 Nghị định này.

Điều 13. Trình tự, thủ tục chứng nhận lãnh sự tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

  1. Người đề nghị chứng nhận lãnh sự nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
  2. a) 01 Tờ khai đề nghị chứng nhận lãnh sự theo mẫu quy định;
  3. b) Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;
  4. c) 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
  5. d) Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự, đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam chứng nhận theo quy định tại Điều 11 hoặc Điều 12 Nghị định này, kèm theo 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Cơ quan đại diện.
  6. Cơ quan đại diện thực hiện chứng nhận lãnh sự trên cơ sở đối chiếu con dấu, chữ ký, chức danh trong chứng nhận lãnh sự của Bộ Ngoại giao Việt Nam trên giấy tờ, tài liệu với mẫu con dấu, mẫu chữ ký, chức danh đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo.
  7. Thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định này.
  8. Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự thì ngay sau khi nhận hồ sơ, Cơ quan đại diện có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao xác minh. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Cơ quan đại diện. Ngay sau khi nhận được trả lời, Cơ quan đại diện giải quyết và thông báo kết quả cho người đề nghị chứng nhận lãnh sự.

MỤC 2

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ

Điều 14. Trình tự, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao

  1. Người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
  2. a) 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;
  3. b) Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;
  4. c) 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
  5. d) Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận;

đ) 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;

  1. e) 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ để lưu tại Bộ Ngoại giao.
  2. Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự xuất trình bổ sung bản chính giấy tờ, tài liệu có liên quan và nộp 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Bộ Ngoại giao.
  3. Bộ Ngoại giao thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự trên cơ sở đối chiếu con dấu, chữ ký và chức danh trong chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trên giấy tờ, tài liệu với mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh đã được nước đó chính thức thông báo cho Bộ Ngoại giao.
  4. Thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định này.
  5. Trường hợp mẫu chữ ký, mẫu con dấu và chức danh của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài quy định tại điểm d khoản 1 Điều này chưa được chính thức thông báo hoặc cần kiểm tra tính xác thực, Bộ Ngoại giao đề nghị cơ quan này xác minh. Ngay sau khi nhận được kết quả xác minh, Bộ Ngoại giao giải quyết hồ sơ và trả kết quả cho đương sự.

Điều 15. Trình tự, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

  1. Người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
  2. a) 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;
  3. b) Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;
  4. c) 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
  5. d) Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được chứng nhận bởi Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài nơi có Cơ quan đại diện Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam kiêm nhiệm;

đ) 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài mà cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể hiểu được, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;

  1. e) 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ để lưu tại Cơ quan đại diện.
  2. Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị hợp pháp hóa xuất trình bổ sung bản chính giấy tờ, tài liệu có liên quan và nộp 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Cơ quan đại diện.
  3. Cơ quan đại diện thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự trên cơ sở đối chiếu con dấu, chữ ký, chức danh trong chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài với mẫu con dấu, mẫu chữ ký, chức danh đã được nước đó chính thức thông báo cho Cơ quan đại diện.
  4. Thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định này.
  5. Trường hợp mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của cơ quan và người có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự nước ngoài chưa được chính thức thông báo hoặc cần kiểm tra tính xác thực. Cơ quan đại diện đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác minh. Ngay sau khi nhận được kết quả xác minh, Cơ quan đại diện giải quyết hồ sơ và trả kết quả cho đương sự.

MỤC 3

HỒ SƠ LƯU TRỮ VIỆC CHỨNG NHẬN LÃNH SỰ, HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ

Điều 16. Thành phần của hồ sơ lưu trữ việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

Hồ sơ lưu trữ việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự bao gồm:

  1. Tờ khai chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
  2. Bản chụp giấy tờ, tài liệu mà người đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự đã nộp.
  3. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc xác minh (nếu có) và các giấy tờ liên quan khác.

Điều 17. Chế độ lưu trữ hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

  1. Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự phải bảo quản chặt chẽ, thực hiện biện pháp an toàn đối với hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
  2. Hồ sơ lưu trữ việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự được đánh số theo thứ tự thời gian phù hợp với việc ghi trong Sổ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự (theo mẫu quy định). Sổ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự được lập dưới hình thức giấy in và có thể quản lý bằng phần mềm trên máy tính.
  3. Thời hạn lưu trữ:
  4. a) Lưu trữ trong thời hạn 10 năm đối với Sổ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, phần mềm quản lý trên máy tính, hồ sơ về các trường hợp giấy tờ giả mạo hoặc cấp sai quy định, các giấy tờ liên quan đến việc xác minh;
  5. b) Lưu trữ trong thời hạn 03 năm đối với hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự không thuộc diện nêu tại điểm a khoản 2 Điều này.
  6. Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có trách nhiệm cung cấp bản chụp hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản để phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự. Việc đối chiếu bản chụp với bản chính được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự nơi đang lưu trữ hồ sơ hoặc tại Bộ Ngoại giao đối với giấy tờ, tài liệu lưu trữ tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Chương III

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VỀ CHỨNG NHẬN LÃNH SỰ, HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ

Điều 18. Nội dung quản lý nhà nước về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

  1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
  2. Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
  3. a) Chủ trì soạn thảo, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề xuất việc ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế liên quan;
  4. b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này;
  5. c) Chủ trì việc tuyên truyền pháp luật, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm các quy định về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;
  6. d) Tổng kết, báo cáo Chính phủ và thực hiện thống kê nhà nước về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;

đ) Thực hiện hợp tác quốc tế với các nước về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan quyết định việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại với các nước về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao ban hành văn bản hướng dẫn về việc thu lệ phí chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

Điều 20. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức lập, công chứng, chứng thực, chứng nhận giấy tờ, tài liệu

  1. Chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về tính xác thực, nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu.
  2. Thông báo kịp thời cho Bộ Ngoại giao mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của các cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền ký cấp, công chứng, chứng thực, chứng nhận giấy tờ, tài liệu.
  3. Phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện quản lý nhà nước về công tác chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
  4. Phối hợp với Bộ Ngoại giao trong việc xác minh giấy tờ phục vụ cho chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

Điều 21. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan

  1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có trách nhiệm:
  2. a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng các giấy tờ, tài liệu đó;
  3. b) Cung cấp thông tin có liên quan cho cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
  4. Cơ quan, tổ chức của Việt Nam khi tiếp nhận, sử dụng giấy tờ, tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự có trách nhiệm:
  5. a) Xem xét, đối chiếu với các quy định pháp luật và các giấy tờ khác có liên quan để quyết định chấp nhận hay không chấp nhận giấy tờ, tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự trong giải quyết, xử lý các công việc thuộc phạm vi chức năng, quyền hạn của mình;
  6. b) Chủ động phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để xác minh về tính xác thực của giấy tờ, tài liệu của nước ngoài khi cần thiết.

Điều 22. Xử lý vi phạm

  1. Trong khi thi hành nhiệm vụ, quyền hạn về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, người có thẩm quyền thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc có hành vi làm trái các quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
  2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có hành vi làm trái với các quy định của Nghị định này thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 23. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại, việc tố cáo, giải quyết tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự được giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2012.

Điều 25. Tổ chức thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

(Đã ký)

Nguyễn Tấn Dũng

Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự được thực hiện bởi cơ quan nào của Việt Nam?

Tại Việt Nam, công dân có thể nộp hồ sơ xin hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự tại các cơ quan sau đây:

a) Tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao):

Địa chỉ: 40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội

Thời gian nộp hồ sơ và nhận kết quả: Từ thứ Hai đến thứ Sáu và sáng thứ Bẩy, trừ các ngày lễ, Tết.

b) Tại Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (Bộ Ngoại giao).

Địa chỉ: số 184 bis đường Pasteur, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM.

Thời gian nộp hồ sơ và nhận kết trả: các ngày làm việc trong tuần và sáng thứ Bẩy, trừ Chủ Nhật và các ngày lễ, Tết.

c) Tại trụ sở của các cơ quan Ngoại vụ địa phương được Bộ Ngoại giao ủy quyền tiếp nhận hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự (tên cơ quan Ngoại vụ địa phương, địa chỉ, thời gian nhận và trả kết quả của các cơ quan này đề nghị xem tại Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự – Bộ Ngoại giao: lanhsuvietnam.gov.vn).

Quốc gia Apostille là gì? Bao gồm những nước nào?

Quốc gia Apostille là quốc gia nằm trong Danh sách thành viên công ước Lahay. Đối với giấy tờ, tài liệu được cấp ra từ những quốc gia này thì sau khi được Apostille bởi Bộ Ngoại giao nước cấp ra giấy tờ, tài liệu sẽ có thể sử dụng hợp pháp tại tất cả các nước thành viên còn lại trong công ướ Lahay. Việt Nam và rất nhiều quốc gia khác chưa phải là thành viên công ước Lahay, sẽ yêu cầu phải được chứng nhận bởi Đại sứ quán Việt Nam hoặc nước sử dụng giấy tờ, tài liệu sau khi có xác nhận của Bộ Ngoại giao của nước cấp ra giấy tờ. Vietnam-legal.com cung cấp dịch vụ tư vấn xin chứng nhận Apostille, Hợp pháp hoá lãnh sự, Chứng nhận lãnh sự hoàn chỉnh để sử dụng giấy tờ được cấp ra từ các nước là thành viên công ước Lahay để sử dụng ở Việt Nam hoặc các nước còn lại trên thế giới. Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số +84 988 297 732, +84 966 37 35 32 hoặc email đến địa chỉ [email protected][email protected] với bản scan giấy tờ cần xin chứng nhận Apostille, hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự và nêu rõ yêu cầu của bạn. Vietnam-legal.com sẽ thẩm định tình trạng giấy tờ và tư vấn bạn chính xác nhất.
QUỐC GIA APOSTILLE 
(CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN CÔNG ƯỚC LAHAY – APOSTILLE COUNTRY LIST)
Albania
Chile
Guadeloupe
Luxembourg
Paraguay
Slovenia
Andorra
China People’s Republic of (Including Hong Kong & Macao)
Guatemala
Macau (SAR China)
Peru
South Africa
Anguilla
Colombia
Guernsey Marshall Islands
Macedonia
Philippines
South Georgia
Antigua and Barbuda
Comoros
Guiana
Malawi
Poland
South Sandwich Islands
Antilles
Cook Islands
Guyana
Malta
Polynesia
Spain
Argentina
Costa Rica
Honduras
Marshall Islands
Portugal
Suriname
Armenia
Croatia
HongKong (SAR China)
Martinique
Puerto Rico
Swaziland
Australia
Cyprus
Hungary
Mauritius
Reunion
Sweden
Austria
Czech Republic
Iceland
Mexico
Romania
Switzerland
Azerbaijan
Denmark
Isle of Man
Moldova
Russia Federation
Tajikistan
Bahamas
Dominica
India
Monaco
Rwanda
Tokelau
Bahrain
Dominican Republic
Indonesia
Mongolia
Saint Kitts and Nevis
Tonga
Barbados
Ecuador
Ireland
Montenegro
Saint Lucia
Trinidad & Tobago
Belarus
El Salvador
Israel
Montenegro
Saint Pierre & Miquelon
Tunisia
Belgium
Estonia
Italy
Montserrat
Saint Helena
Turkey
Belize
Falkland Islands
Jamaica
Morocco
Saint Vincent and the Grenadines
Turks And  Caicos Islands
Bermuda
Fiji
Japan
Namibia
Samoa
Tuvalu
Bosnia And Herzegovina
Finland
Jersey
Netherlands
San Marino
Ukraine
Botswana
France
Kazakhstan
New Caledonia
Sao Tome And Principe
United Kingdom of Great Britain and Northen Ireland
Brazil
French Guiana
Korea Republic of
New Zealand
Saudi Arabia
Uruguay
British Virgin Islands
Georgia
Kosovo
Nicaragua
Scotland
United States
Brunei Darussalam
Germany
Kyrgyzstan
Niue
Senegal
Uzbekistan
Bulgaria
Gibraltar
Latvia
Noth Macedonia Republic of
Serbia
Vanuatu
Burundi
Greece
Lesotho
Norway
Seychelles
Venezuela
Canada
Grenada
Liberia
Oman
Singapore
Yugoslavia
Cape Verde
Grenadines
Liechtenstein
Pakistan
Slovakia
Cayman Islands
Lithuania
Palau
Panama

Quốc gia Legalization là gì? Bao gồm những nước nào?

Quốc gia Legalization là một trong các nước chưa phải là thành viên trong Danh sách thành viên công ước Lahay. Giấy tờ, tài liệu cấp ra từ một trong các quốc gia này muốn sử dụng ở một quốc gia khác đều phải thực hiện chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự bởi Bộ Ngoại giao nước cấp ra giấy tờ và cơ quan đại diện ngoại giao của nước cần sử dụng giấy tờ bao gồm cả các nước là thành viên hoặc chưa phải là thành viên công ước Lahay. Vietnam-legal.com cung cấp dịch vụ tư vấn Hợp pháp hoá lãnh sự, Chứng nhận lãnh sự hoàn chỉnh để sử dụng giấy tờ tài liệu của quốc gia này sử dụng tại một quốc gia khác trên thế giới. Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số +84 988 297 732, +84 966 37 35 32 hoặc email đến địa chỉ [email protected][email protected] với bản scan giấy tờ cần hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự và yêu cầu của bạn. Vietnam-legal.com sẽ thẩm định tình trạng giấy tờ và tư vấn bạn chính xác nhất.
QUỐC GIA LEGALIZATION
(CÁC NƯỚC CHƯA LÀ THÀNH VIÊN CÔNG ƯỚC LAHAY – NON APOSTILLE COUNTRIES)
Afghanistan
Congo Republic
Iraq
Madagascar
Pakistan
Tanzania
Algeria
Cuba
Ivory Coast
Malaysia
Palestine
Thailand
Angola
Egypt
Jamaica
Mali
Qatar
Togo
Bangladesh
Eritrea
Jordan
Mauritania
Rwanda
Turkmenistan
Benin
Ethiopia
Kenya
Mozambique
Senegal
Uganda
Burkina Faso
Ghana
Kuwait
Myanmar
Sierra Leone
United Arab Emirates
Cambodia
Guinea
Laos
Nepal
Sri Lanka
Vietnam
Cameroon
Haiti
Lebanon
Niger
Sudan
Yemen
Congo Democratic
Iran
Libya
Nigeria
Syria
Zambia
Taiwan
Zimbabwe

Cơ quan nào cấp chứng nhận Apostille, Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự cho giấy tờ, tài liệu các nơi trên thế giới? Vai trò dịch vụ của Vietnam-legal.com

Trên trang này của chúng tôi đã giới thiệu với quý vị những lý giải, ý nghĩa của những cụm từ Apostille, Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự là gì một cách dễ hiểu nhất và không lo ngại bị nhầm lẫn giữa các khái niệm:

Mỗi một giấy tờ, tài liệu được cấp ra bởi một quốc gia sẽ có giá trị pháp lý và sử dụng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó, khi bạn muốn mang giấy tờ, tài liệu đó ra khỏi quốc gia cấp giấy tờ và muốn sử dụng ở một quốc gia khác với đầy đủ giá trị pháp lý như ở quốc đã cấp ra giấy tờ thì cần phải có xác nhận của cơ quan ngoại giao của quốc gia cấp giấy tờ (Bộ Ngoại giao, Sở Ngoại vụ,…) và cơ quan ngoại giao của quốc gia sẽ sử dụng giấy tờ (Đại sứ quán, Lãnh sự quán, Tổng Lãnh sự quán, sứ quán danh dự,…). Quá trình này được gọi là Hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự.
Còn chứng nhận Apostille thực chất cũng chính là hợp pháp hóa lãnh sự, hoặc chứng nhận lãnh sự, được cấp bởi Cơ quan ngoại giao (Bộ Ngoại Giao) của các quốc gia là thành viên công ước Lahay. Thuật ngữ Apostille được sử dụng riêng cho các quốc gia này. Mỗi giấy tờ, tài liệu được cấp ra từ một trong những quốc gia thành viên công ước Lahay sau khi được chứng nhận Apostille, sẽ có thể sử dụng hợp pháp tại tất cả các quốc gia thành viên còn lại trong công ước Lahay mà không cần phải đến cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia sử dụng giấy tờ để xin xác nhận nữa.

Cơ quan tiếp nhận và xử lý, trả kết quả hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự của Việt Nam tại Việt Nam sẽ là Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) và Sở Ngoại vụ Hồ Chí Minh. Thông tin về địa chỉ hai cơ quan này quý vị có thể xem chi tiết tại đây.

Cơ quan tiếp nhận và xử lý, trả kết quả hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài là các Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam (Đại sứ quán, lãnh sự quán, Tổng lãnh sự quán) đặt tại quốc gia đó hoặc quốc gia kiêm nhiệm.

Tương tự, cơ quan tiếp nhận và xử lý, trả kết quả Apostille, chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự của các nước trên thế giới cũng chính là Bộ Ngoại giao của quốc gia cấp ra giấy tờ hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao quốc gia đó ủy quyền, giao nhiệm vụ thực hiện việc chứng nhận Apostille, Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự giấy tờ, tài liệu của quốc gia đó. Các cơ quan này ở mỗi quốc gia có tên gọi khác nhau (vd: ở UK là FCO Uk, ở Hồng Kông là Tòa án tối cao,….) . Các cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia này tại các nước khác (Đại sứ quán, lãnh sự quán, tổng lãnh sự quán) cũng thực hiện nhiệm vụ Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự theo thẩm quyền, chức năng mà Bộ Ngoại giao các quốc gia này quy định, ủy quyền, cho phép.

Vì tất cả các nước đều tuân thủ các Công ước quốc tế, các hiệp định lãnh sự về Apostille, Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự.

Do vậy, quý vị cần hiểu việc chứng nhận Apostille, Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự hoàn toàn do cơ quan Nhà nước, Chính Phủ, Cơ quan đại diện Ngoại giao của các nước thực hiện và ban hành.

Vậy vai trò dịch vụ của Vietnam-legal.com trong lĩnh vực này là gì?

Dịch vụ của chúng tôi không cấp ra bất kỳ con dấu, chứng nhận, xác nhận nào cho giấy tờ, tài liệu của quý vị. Mà chúng tôi là người sẽ thay mặt quý vị đi thực hiện xin các xác nhận Apostille, Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự theo đúng quy định, pháp luật của từng quốc gia, cả quốc gia cấp giấy tờ và quốc gia sử dụng giấy tờ.

Qua nhiều năm kinh nghiệm tư vấn và thay mặt khách hàng thực hiện, chúng tôi có khả năng thẩm định giấy tờ, tài liệu của bạn đã hợp lệ hay chưa? Có thể xin xác nhận theo yêu cầu mà bạn đang cần hay không? Cần phải làm qua bao nhiêu bước, bao nhiêu thời gian, có nhận làm khẩn được hay không? Chúng tôi có thể tham mưu, tư vấn cho các cơ quan nhà nước (nơi tiếp nhận hồ sơ, thủ tục giấy tờ sau khi đã hợp pháp hóa lãnh sự rằng tài liệu đó đã được thực hiện đúng hay không?). Chúng tôi luôn yêu cầu khách hàng gửi bản scan hoặc bản chụp tài liệu của quý vị cho chúng tôi để thẩm định, vì nhiều khách hàng gọi điện yêu cầu một báo giá chung chung, nhưng khi gửi bản scan hoặc bản gốc tài liệu lại không làm được, không đúng quy định hoặc không đủ tính pháp lý để thực hiện. Các giấy tờ, tài liệu trong quá trình thực hiện có yêu cầu phải xác minh thì quý vị cần phối hợp và chờ đợi, vì quy trình xác minh này cũng hoàn toàn do các Cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao ban hành và yêu cầu thực hiệnKhông cá nhân, tổ chức nào có thể can thiệp hay yêu cầu dừng quá trình xác minh này. Cũng có những giấy tờ, tài liệu cần phải chính đương đơn (chủ giấy tờ) phải trực tiếp thực hiện hay chỉ có thể ủy quyền cho người thân có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân với chủ giấy tờ mới thực hiện được, chúng tôi sẽ giải thích và tư vấn, hướng dẫn quý vị quy trình để việc thực hiện xin chứng nhận Apostille, hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự của quý vị được thuận lợi nhất, tránh trường hợp quý vị bỏ rất nhiều thời gian, công sức làm hoặc thuê dịch vụ nhưng sau đó lại không đúng, không sử dụng được hoặc đã quá hạn thì rất đáng tiếc.

Vì thế, mọi nhu cầu tư vấn về xin chứng nhận apostille, hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự, quý vị đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi qua số +84 966 37 35 32 hoặc +84 988 297 732, email: [email protected] để được hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin hữu ích về Apostille, Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự