VISA ĐI NAM PHI – Liên hệ 036 759 6889

VISA DU LỊCH CỘNG HÒA NAM PHI

Thủ tục xin visa du lịch Nam Phi

Nam Phi không chỉ nổi tiếng là vương quốc kim cương hay miền đất của thiên nhiên hoang dã, nơi đây còn đặc biệt để lại ấn tượng với du khách bởi sắc tím mê hoặc của Jacaranda, loài hoa mà ở Việt Nam vẫn được gọi bằng cái tên thân thuộc “Hoa phượng tím”.  Hơn thế nữa, Nam Phi hoang dã luôn là một điểm đến đầy sức hấp dẫn với những ai thích khám phá vùng đất lạ. Mỗi cảnh, mỗi con đường Nam Phi đều độc đáo và để lại ấn tượng mạnh với bất kỳ ai có dịp chiêm ngưỡng cảnh sắc nơi đây.

Vietnam-legal.com sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích nhất trong việc chuẩn bị hồ sơ xin visa đi Nam Phi đáp ứng một chuyến du lịch đến Nam Phi an toàn và thú vị thông qua bài viết dưới đây:

THỦ TỤC XIN VISA DU LỊCH NAM PHI

I. Thời gian: 7 – 14 ngày làm việc

II. Thủ tục:

1. Hộ chiếu (còn hạn ít nhất 30 ngày sau ngày dự định rời Nam Phi).

2. Ảnh 3.5 cm x 4.5 cm (02 ảnh chụp không quá 3 tháng, phông nền trắng)

3. Giấy tờ cá nhân, nhân thân và xã hội:

+ Sổ hộ khẩu thường trú (Bản chính).

+ Giấy đăng ký kết hôn / ly hôn (Bản phô tô công chứng)

+ CMND (Bản phô tô)

4. Giấy tờ chứng minh tài chính:

Visa du lịch Nam Phi

+ Cá nhân: Sổ tiết kiệm hoặc xác nhận số dư sổ tiết kiệm tại ngân hàng (100 triệu VNĐ)

+ Tổ chức/Doanh nghiệp đứng ra chứng minh: Thư cử đi công tác cần phải nêu rõ công ty hoặc tổ chức sẽ chịu mọi chi phí cho người được cử đi. Cần phải có số dư tài khoản hoặc giấy tờ chứng minh vốn điều lệ của công ty.

+ Người mời đứng ra chứng minh: Nếu trong thư mời đã đề cập “người mời sẽ chịu trách nhiệm chi phí” thì cá nhân chỉ cần chứng minh tài chính khoảng 50 triệu VND. Người mời cần giấy tờ chứng minh mức thu nhập tại Nam Phi hoặc giấy tờ đóng thuế của người bên Nam Phi.

5. Giấy tờ chứng minh công việc:

+ Chủ doanh nghiệp: giấy cử đi công tác, giấy bổ nhiệm, giấy chứng nhận doanh nghiệp, đơn giải trình, giấy chứng nhận đầu tư,…

+ Nhân viên: giấy quyết định cho nghỉ phép của cơ quan chủ quản, hợp đồng lao động (bản sao)

6. Thư mời du lịch:

* Trường hợp đi du lịch có thư Bảo Lãnh từ phía Nam Phi: 

+ Nêu rõ thông tin người được mời và người mời (tên đầy đủ, số hộ chiếu, ngày sinh)

+ Cần giải thích lý do tại sao mời người nộp hồ sơ qua Nam Phi.

+ Ngày cụ thể người được mời sẽ nhập cảnh Nam Phi và ngày xuất cảnh.

+ Người mời cần ký rõ ràng vào cuối thư.

* Trường hợp đi du lịch tự túc không có người mời: 

+ Bản dịch CMND bằng Tiếng Anh.

+ Giấy tờ quyền sở hữu nhà đất/ Hợp đồng mua bán nhà để chứng minh ràng buộc giữa đất đai và người xuất cảnh.

+ Sổ hộ khẩu công chứng tư pháp/ hoặc Giấy xác nhận cư trú tại địa phương,  Giấy xét tạm trú.

+ Giấy chứng minh điện nước sinh hoạt trong 3 tháng gần nhất.

* Trường hợp người mời là người Việt tại Nam Phi: Yêu cầu xuất trình thêm bản sao quyền sở hữu nhà đất của người mời tại Nam Phi.

7. Chứng minh diện mạo của người ký tên trong thư mời: Số CMND hay số hộ chiếu của người ký tên trong thư mời.

8. Kế hoạch du lịch: Nếu người nộp đơn đã có kế hoạch du lịch cụ thể hoặc chỉ là phỏng đoán những nơi sẽ du lịch vui lòng nêu ra trong bản kế hoạch du lịch.

9. Bản sao vé máy bay khứ hồi, giấy tờ chứng minh đặt phòng khách sạn tương ứng với thời gian của chuyến đi (bản chính, bản sao chỉ được chấp nhận bằng tiếng Anh).

10. Bảo hiểm y tế du lịch và hồi hương (bản chính và bản sao bằng tiếng Anh).

11. Giấy chứng nhận tiêm chủng ngừa bệnh sốt vàng da nếu hành trình đi qua khu vực có bệnh này ở Châu Phi và Nam Mỹ.

Chú ý: 

* Tất cả giấy tờ chứng minh tài chính + chứng minh nghề nghiệp đều phải bằng tiếng Anh và dịch thuật công chứng.

* Đại sứ quán không hoàn lại phí Visa khi khách không được chấp thuận Visa.

Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ tư vấn thủ tục xin Visa du lịch Nam Phi vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

VISA CÔNG TÁC CỘNG HÒA NAM PHI

Thủ tục xin visa công tác Nam Phi

Là đất nước có lịch sử rất khác biệt so với các quốc gia khác ở Châu Phi, Nam Phi có cơ sở hạ tầng khá phát triển, hệ thống giao thông hiện đại cùng nền văn hóa phong phú nhờ kết quả của quá trình nhập cư sớm của người da trắng Châu Âu. Nét đa dạng của Nam Phi trải dài từ những chú hà mã ở sông Limpopo đến các đàn chim cánh cụt tại Cape Town.

Ngoài ra, vương quốc kim cương này còn thu hút rất nhiều nhà đầu tư, các doanh nghiệp lớn ở nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản, EU, Nga, Trung Quốc, Ấn-độ nhằm thu hút vốn, đầu tư, khoa học kỹ thuật và mở rộng kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, thủ tục xin visa đi Nam Phi công tác thế nào không phải ai cũng biết. Hiểu được điều này,Vietnam-legal.com sẽ  giúp bạn có nhưng tư vấn đầy đủ nhất về dịch vụ xin visa công tác tại Nam Phi qua bài viết:

THỦ TỤC XIN VISA CÔNG TÁC NAM PHI

I. Thời gian: 7 – 14 ngày làm việc

II. Thủ tục:

1. Hộ chiếu (còn hạn ít nhất 30 ngày sau ngày dự định rời Nam Phi).

2. Ảnh 3.5 cm x 4.5 cm (02 ảnh chụp không quá 3 tháng, phông nền trắng)

3. Giấy tờ cá nhân, nhân thân và xã hội:

+ Sổ hộ khẩu thường trú (Bản chính)

+ Giấy đăng ký kết hôn / ly hôn (Bản phô tô công chứng)

+ CMND (Bản phô tô)

4. Giấy tờ chứng minh tài chính:

+ Cá nhân: Sổ tiết kiệm hoặc xác nhận số dư sổ tiết kiệm tại ngân hàng: (100 triệu VNĐ)

+ Tổ chức/Doanh nghiệp: giấy chứng minh tài chính hoạt động: Thư cử đi công tác cần phải nêu rõ công ty hoặc tổ chức sẽ chịu mọi chi phí cho người được cử đi. Cần phải có số dư tài khoản hoặc giấy tờ chứng minh vốn điều lệ của công ty.

+ Nếu trong thư mời đã đề cập “người mời sẽ chịu trách nhiệm chi phí” thì cá nhân chỉ cần chứng minh tài chính khoảng 50 triệu VND. Người mời cần giấy tờ chứng minh mức thu nhập tại Nam Phi hoặc giấy tờ đóng thuế của người bên Nam Phi.

5. Giấy tờ chứng minh công việc:

Visa công tác Nam Phi

+ Chủ doanh nghiệp: giấy cử đi công tác, giấy bổ nhiệm, giấy chứng nhận doanh nghiệp, đơn giải trình, giấy chứng nhận đầu tư,…

+ Nhân viên: giấy quyết định cho nghỉ phép của cơ quan chủ quản, hợp đồng lao động (bản copy).

6. Thư mời của công ty tại Nam Phi:

+ Người mời cần ghi rõ tên, ngày sinh, số hộ chiếu người được mời tới Nam Phi

+ Người mời ghi rõ mục đích mời và cam kết về việc người được mời xuất cảnh trước khi visa hết hạn.

+ Người mời phải ghi rõ ngày mời đến Nam Phi và ký tên vào cuối thư.

7. Chứng minh diện mạo của người ký tên trong thư mời: Số CMND hay số hộ chiếu của người ký tên trong thư mời.

8. Bản sao vé máy bay khứ hồi, giấy tờ chứng minh đặt phòng khách sạn tương ứng với thời gian của chuyến đi (bản chính, bản sao chỉ được chấp nhận bằng tiếng Anh).

9. Bảo hiểm y tế du lịch và hồi hương (bản chính và bản sao bằng tiếng Anh).

10. Giấy chứng nhận tiêm chủng ngừa bệnh sốt vàng da nếu hành trình đi qua khu vực có bệnh này ở Châu Phi và Nam Mỹ.

Chú ý: 

* Tất cả giấy tờ chứng minh tài chính + chứng minh nghề nghiệp đều phải bằng tiếng Anh và dịch thuật công chứng.

* Đại sứ quán không hoàn lại phí Visa khi khách không được chấp thuận Visa.

Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ tư vấn thủ tục xin Visa công tác Nam Phi vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

TỔNG QUAN VỀ CỘNG HÒA NAM PHI

Thông tin chung:

Tên đầy đủ Cộng hòa Nam Phi
Vị trí địa lý Quốc gia cực Nam Châu Phi, giáp Đại Tay Dương và Ấn Độ Dương
Diện tích Km2 1,219,912
Tài nguyên thiên nhiên Vàng, antimoan, chì, đồng, bôxit, muối, khí tự nhiên
Dân số (triệu người) 48.60
Cấu trúc dân số 0-14 tuổi: 28.3%
15-24 tuổi: 20.6%
25-54 tuổi: 38.1%
55-64 tuổi: 6.9%
Trên 65 tuổi: 6.1%
Tỷ lệ tăng dân số (%) -0.450
Dân tộc da đen người Phi 79%, da trắng 9.6%, hoặc 8.9%,Ấn Độ/Asian 2.5%
Thủ đô Pretoria
Quốc khánh 27/4/1994
Hệ thống pháp luật Dựa trên luật Ý-Đức và luật Anh
GDP (tỷ USD) 578.6
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) 2.6
GDP theo đầu người (USD) 11300
GDP theo cấu trúc ngành nông nghiệp: 2.4%
công nghiệp: 32.1%
dịch vụ: 64.9%
Lực lượng lao động (triệu) 17.89
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp nông nghiệp: 9%
công nghiệp: 26%
dịch vụ: 65%
Sản phẩm Nông nghiệp Ngô, lúa mỳ, mía đường, rau quả, thịt bò, gia cầm, thịt cừu, len, hàng tiêu dùng hàng ngày
Công nghiệp Khai mỏ, các bộ phận ô tô, chế tác kim loại, máy móc, dệt may, sắt thép, hóa chất, phân bón, thực phẩm, sửa chữa tàu thương mại
Xuất khẩu (triệu USD) 101200
Mặt hàng xuất khẩu Vàng, kim cương, platin, kim loại và khoáng sản khác, máy móc và thiết bị
Đối tác xuất khẩu Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh
Nhập khẩu (triệu USD) 106800
Mặt hàng nhập khẩu Máy móc và thiết bị, hóa chất, sản phẩm dầu, dụng cụ khoa học, thực phẩm
Đối tác nhập khẩu Trung Quốc, Đức, Anh, Saudi Arabia, Nhật Bản, Ấn Độ, Hoa Kỳ

Nguồn: CIA 2013

1. Vị trí địa lý:

Nam Phi nằm ở cực Nam của châu Phi, trải dài từ vĩ độ 220-350 Nam, kinh độ từ 170-330 Đông. Diện tích bề mặt là 1.219.912 km2. Nam Phi có chung biên giới với Namibia, Botswana và Zimbabwe, trong khi đó thì Mozambique và Swaziland nằm ở phía đông bắc. Bao quanh hoàn toàn khu vực phía Đông-Nam là vương quốc núi Lesotho.

Nam phi được bao phủ bởi đại dương ở 3 phía: Tây, Nam, và Đông với đường bờ biển dài gần 3000km. Đường bờ biển được quét bởi 2 dòng đại dương chính là: luồng chảy Mozambuquie-Agulhas về phía Nam ấm và luồng chảy Benguela lạnh. Sự trái ngược về nhiệt độ giữa hai luồng chảy là nguyên nhân gây ra sự khác biệt về nhiệt độ và thảm thực vật giữa bờ biển phía Đông và phía Tây của Nam phi. Nó cũng lý giải sự khác biệt trong sự sống ở biển. Những dòng nước lạnh của bờ biển phía Tây giàu oxy, nitrat, photphat và sinh vật phù du hơn bờ biển ở phía Đông. Do đó mà ngành công nghiệp đánh bắt cả chủ yếu tập trung ở bờ biển phía Tây.

Bản đồ Nam Phi

Có rất ít Vịnh và những hố tự nhiên ở gần bờ biển để phục vụ cho công tác cảng biển.. Cảng biển tự nhiên duy nhất nằm dọc cảng là vịnh Saldanha ở bờ biển phía Tây. Tuy nhiên, khu vực này lại thiếu nước sạch và những tuyến đường để đi vào nội địa.

Hầu hết cửa sông là không phù hợp để làm cảng biển bởi vì những bãi cát lớn đã chặn đường vào gấn như suốt thời gian trong năm. Những bãi cát này được hình thành bởi hoạt động của những luồng nước, sóng, những bãi trầm tích cùng với độ dốc thăm thẳm của các con sông ở Nam phi. Chỉ những con sông lớn nhất như Orange và Limpopo là duy trì được những kênh đào thường trực xuyên qua các bãi cát. Do đó, có thể nói rằng Nam phi không có những con sông thích hợp cho tàu bè qua lại.

Tổng diện tích: 1.219.912 km2

Các điểm cực

* Điểm thấp nhất: Atlantic Ocean (0 m)

* Điểm cao nhất: Những điểm nằm trên lưng rồng của dãy núi Drakensberg ( trên 3500m)

Tài nguyên thiên nhiên

Các mỏ khoáng sản của Nam Phi có trữ lượng rất lớn và hiếm có trên thế giới như mangan (chiếm 80% trữ lượng toàn thế giới), crom (68%), vanadi (45%), vàng (35%), alumino-silicat (37%), titan, quặng sắt, đồng, kim cương, than…

2. Khí hậu

Mang tính chất cận nhiệt đới nên điều kiện khí hậu điển hình của Nam phi là ấm và biến nó thành điểm đến lý tưởng cho khách du lịch.

Nam phi cũng nằm trong vành đai cân nhiệt đới với áp suất cao du đó thời tiết ở đây khô với đấy ánh nắng.

Sự mở rộng của đại dương lên ba phía của Nam Phi đã có những ảnh hưởng nhất định lên khí hậu của nó. Rõ ràng nhất là sự ảnh hưởng của dòng hải lưu ấm Agulhas và dòng hải lưu lạnh Benguela dọc bờ biển phía đông và phía Tây. Trong khi Durban( nằm ở bờ biển phía Đông ) và Port Nolloth ( nằm ở bờ biển phía Tây ) nằm gần như trên cùng một vĩ độ thì nhiệt độ hàng năm ở đó lại chênh nhau tới  60C.

Gió lớn thường xảy ra ở các bờ biển đặc biệt là ở khu vực các bờ biển phía Tây Nam và phía Nam.

3. Xã hội

Dân số: Tổng số dân ước tính (7/2008): 43,786,115 người

Lực lượng lao động ( ước tính 2007): 20.49 triệu người

Mức độ tăng trưởng dân số (ước tính 2008): -0.501%%

Tỷ lệ sinh (2008): 17,71 trẻ/1.000 dân

Tỷ lệ tử (2008): 22.7 người/1.000 dân

Tỷ lệ biết chữ: 86.4%

Dân cư: Nam phi là quốc gia của hơn 43 triệu người với những nguồn gốc khác nhau về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo. Vào giữa năm 2006 con số dự đoán cho số lượng các dân tộc khác nhau là: Người phi da đen chiếm 79.5%, người da trắng chiếm 9.2%, da màu chiếm 8.9%, người Ấn và người châu Á là khoảng 2.5%.

Nam phi là nhà của khoảng 5 triệu người dân nhập cư bất hợp pháp bao gồm 3 triệu người Zimbabue.

Mặc dù phần lớn dân số là người Phi da đen. Nhưng họ lại không cùng văn hóa cũng như ngôn ngữ. Nhóm dân tộc chính là bao gồm Zulu, Xhosa, Basotho, Bapedi, Venda, Tswanna, Tsonga, Swazi và Ndebele. Tất cả đều nói tiếng Bantu.

Một vài nhóm dân tộc như Zulu, Xhosa, Bapedi và Venda chỉ có ở Nam Phi. Những nhóm dân tộc khác được phân bổ  dọc biên giới với những nước láng giếng. Ví dụ như tộc người Ndebele xuất hiện ở Matabeleland ở Zimbabue, hay tộc tộc người Tsonga  được phát hiện ở phía Nam Mozambique.

Tôn giáo: Theo cuộc điều tra dân số toàn quốc gần đây nhất thì gần 80% người dân Nam Phi theo đạo Cơ đốc. Trong số đó: Zion Christian chiếm 11.1%. Pentecostal ( Charismatic ) 8.2%, Roman Catholic 7.1%, Methodist 6.8%, Dutch Reformed 6.7%, Anglican 3.8%, và những người Cơ đốc khác 36%, những người theo đạo hồi chiếm khoảng 1.5% dân số, đạo Hindu khoảng 1.3%, 15.1% không theo đạo, 2.3% là theo những đạo khác và 1.4% không được có số liệu.

Ngôn ngữ: Hiến pháp công nhận 11 ngôn ngữ chính thức là: Afrikaans, English, isiNdebele, isiXhosa, isiZulu, Sesotho sa Leboa, Sesotho, Setswana, siSwati, Tshivenda and Xitsonga.

Nhận ra rằng việc sử dụng và vị thế của những ngôn ngữ bản địa đã bị giới hạn trong quá khứ do đó hiến Pháp đã qui định chính phủ cấn phải thực hiện những biện pháp tích cực để nâng ca vị thế và gia tăng việc sử dụng các ngôn ngữ chính thức.

Theo cuộc tổng điều tra dân số năm 2001, isiZulu là ngôn ngữ mẹ đẻ của 23,8% dân số, tiếp đó là isiXhosa 17,6%, Afrikaans ( 13,3% ), Sesotho sa Leboa 9,4%, tiếng Anh và Setswana mỗi ngôn ngữ chiếm 8,2%. Ngôn ngữ bản địa được nói ít nhất ở Nam Phi là isiNdebele, chỉ có 1,6% dân số nói ngôn ngữ này.

Mặc dù tiếng anh là ngôn ngữ mẹ để của chỉ 8,2% dân số thế những nó lại là ngôn ngữ được hiểu rộng rãi nhất và là ngôn ngữ thứ hai của phấn lớn người dân Nam phi. Thế nhưng, chính phủ đang cố gắng để có thể xúc tiến việc sử dụng của tất cả những ngôn ngữ chính thức này.

4. Thể chế và cơ cấu hành chính

Cơ cấu chính quyền: Theo chế độ dân chủ cộng hoà

Đứng đầu nhà nước: Tổng thống Thabo MBEKI (kể từ 16/6/1999); Phó Tổng thống  Jacob ZUMA (từ 17/6/1999); Chủ tịch vừa là người đứng đầu nhà nước vừa là người đứng đầu chính phủ.

Nội các: Nội các được bổ nhiệm bởi Tổng thống.

Cơ cấu hành chính: gồm 9 khu vực; Eastern Cape, Free State, Gauteng, KwaZulu-Natal, Limpopo, Mpumalanga, North-West, Northern Cape, Western Cape

5. Hệ thống pháp luật

Cơ sở chủ yếu của luật pháp Nam Phi là luật thương mại và cá nhân Rôma-Hà Lan cùng Thông luật Anh, ảnh hưởng từ những người định cư Hà Lan và những kẻ thực dân Anh. Luật đầu tiên dựa trên cơ sở Châu Âu tại Nam Phi do Công ty Đông Ấn Hà Lan đưa ra và được gọi là Luật Rôma-Hà Lan. Nó được đưa ra trước khi luật Châu Âu được đưa vào trong Luật Napoleonic và giống với Luật Scotland ở nhiều khía cạnh. Sau bộ luật này là cả Thông luật và Statutory law của Anh Quốc ở thế kỷ 19. Bắt đầu với sự thống nhất từ năm 1910, Nam Phi có nghị viện riêng của mình và đưa ra những bộ luật riêng biệt cho Nam Phi, được xây dựng trên cơ sở luật pháp trước đó của từng thuộc địa.

Hiến pháp của Nam Phi đã được thông qua vào ngày 4 tháng 12 năm 1996 và có hiệu lực kể từ ngày 4 tháng 12 năm 1997.

Lịch sử hình thành và phát triển

Từ thế kỷ 16 trở về trước, trên lãnh thổ Nam Phi ngày nay chỉ có các bộ lạc người Phi sinh sống. Thế kỷ 17-18, người Anh và người Hà Lan đến khai phá và chiếm giữ miền đất này, đẩy người dân bản xứ vào sâu trong lục địa. Năm 1910, Anh sát nhập 4 tỉnh (Cape, Orange, Transvall và Natal) thành Liên bang Nam Phi tự trị dưới sự bảo hộ trực tiếp của Anh.

Từ năm 1948, Đảng Quốc gia lên nắm quyền ở Nam Phi, thi hành chính sách Arpatheid phân biệt chủng tộc, đàn áp người bản xứ. Tầng lớp tư sản Nam Phi đã lợi dụng nguồn tài nguyên giàu có và giá nhân công bản xứ rẻ mạt tạo nên “thần kỳ kinh tế” trong giai đoạn thập kỷ 60, xây dựng một cơ sở hạ tầng kinh tế tương đối phát triển tại Nam Phi.

Nam Phi

Từ cuối những năm 80, trước sức ép của cộng đồng quốc tế và sức mạnh của đấu tranh nhân dân, Chính quyền Nam Phi đã buộc phải tiến hành cải cách, đối thoại với các đảng phái đối lập, trả tự do cho các nhà hoạt động chính trị trong đó có Nelson Maldela là lãnh tụ đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC). Năm 1994, Nam Phi tiến hành cuộc tổng tuyển cử đa sắc tộc đầu tiên, ANC giành thắng lợi lớn, ông N. Mandela được cử làm Tổng thống. ANC thành lập Chính phủ đoàn kết dân tộc bao gồm các đảng đối lập. Tháng 6/1999, tại cuộc bầu cử đa sắc tộc lần thứ hai, ông Thabo Mbeki, Chủ tịch đảng ANC, nguyên phó Tổng thống, đã giành được trên 66% phiếu bầu, trở thành Tổng thống mới của Nam Phi.

Trong những năm qua, Chính phủ Nam Phi đã có nhiều cố gắng ổn định xã hội, phân hóa lực lượng cực hữu, tranh thủ được cộng đồng da trắng tham gia điều hành kinh tế, quản lý đất nước.

7. Văn Hóa

Văn học: Văn học Nam Phi có 3 trào lưu văn chương chính bằng tiếng Anh, tiếng Afrikaans và Bantu. Các tác giả da đen đã đóng góp vào nền văn chương của Nam Phi bằng tất cả ngôn ngữ truyền thống như Sesotho, Xhosa, Zulu cũng như là tiếng Anh và Afrikaans. Sau khi người da trắng đến đây định cư, những tác phẩm văn học Nam Phi truyền thống đã được viết bằng tiếng anh bởi những người da đen theo học những trường truyền giáo và đào tạo đại học vào cuối thế kỉ 19. Giữa chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ 2, khuynh hướng văn học Nam Phi đã chuyển từ những tiểu thuyết lãng mạn sang những tác phẩm miêu tả sự đàn áp chính trị. Văn chương kháng chiến nở rộ sau cuộc tàn sát Sharpeville vào năm 1960 và sự vùng dậy của phong trào Soweto vào năm 1976 với những tác phẩm thể hiện sự nhận thức của người da đen bằng cả thơ ca cũng như văn xuôi của các tác giả như Mothbi Mutloatse và Miriam Tlali. Những người Nam Phi da đen có một nền văn chương truyền miệng lâu đời và rất phong phú vẫn còn được lưu truyền cho tới ngày nay. Các nhà văn hiện đại như Guybon Sinxo ( Xhosa ), B.W.Vilakazi, Oliver Kgadime Matsepe ( Northern Sotho ), và Thomas Mofolo ( Southern Sotho) cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các loại hình truyền miệng trong nền văn hóa.

Các tác phẩm của những người Phi gốc Hà Lan ban đầu tập trung vào những cuộc tranh đầu về chính trị và ngôn ngữ. Trào lưu này được tiếp tục sau cuộc chiến tranh của những người Phi gốc Hà Lan ( Boer War 1899-1902 ). Nhiều tác phẩm vào những năm 30 mang tính tự truyện và hướng vào nội tâm. Thế nhưng, đến những năm 1940 thì những tác phẩm này lại tập trung vào cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 và sự nhận thức về một xã hội mới. Tiếng Hà Lan chính là phương tiện truyền đạt hiệu quả nhất cho văn thơ và đạt đến đỉnh cao vào những năm 30 với các nhà thơ nổi tiếng như N.P.van Wyk Louw, Uys Krige, và Elisabeth Eybers.

Những tác phẩm văn học Nam Phi bằng được Anh được viết bởi những người da trắng và nổi lên với tác phẩm “câu chuyện ở một nông trại châu Phi” xuất bản năm 1883 của Olive Schreiner- một tiểu thuyết về một cô gái trẻ lớn lên ở phía Nam châu Phi. Vào thế kỉ thứ 20 Sir Laurens Van der Post và peter Lanham đã viết tiểu thuyết về những di sản văn hóa của người dân Nam Phi. Các tác phẩm khác lại đặc biệt chú trọng tới các vấn đề xã hội và chính trị. Các tiểu thuyết gia nổi tiếng bao gồm Alan Paton và Nadine Gordimer ( người dành giải Nobel Prize văn chương năm 1991 ) và nhà soạn kịch Athol Fugard. Bên cạnh đó cũng phải kể đến những tiểu thuyết gia nổi tiếng người Phi gốc Hà Lan đáng chú ý như Andre Brink và J.M.Coetzee.

Âm Nhạc: Nam Phi sở hữu nhiều phong cách âm nhạc. Nhiều nhạc công da đen biểu diễn bằng tiếng Hà Lan Nam Phi hay tiếng Anh trong thời kỳ apartheid đã chuyển sang sử dụng các ngôn ngữ Châu Phi truyền thống, và phát triển một phong cách âm nhạc riêng biệt được gọi là Kwaito. Một người đáng chú ý là Brenda Fassie, bà đã trở nên nổi tiếng với bài hát “Weekend Special”, biểu diễn bằng tiếng Anh. Nhiều nhạc công truyền thống nổi tiếng gồm Ladysmith Black Mambazo, còn Soweto String Quartet trình diễn nhạc cổ điển với hương vị Châu Phi. Các ca sĩ da trắng và da màu Nam Phi theo truyền thống thường có ảnh hưởng từ các phong cách âm nhạc Châu Âu gồm cả ban nhạc metal phương Tây như Seether. Âm nhạc sử dụng tiếng Hà Lan Nam Phi có nhiều kiểu, như hiện đại với Steve Hofmeyr và punk rock với ban nhạc Fokofpolisiekar. Các nghệ sĩ đa phong cách như Johnny Clegg và các ban nhạc Juluka, Savuka đã đạt nhiều thành công trong nước và tại nước ngoài.

Ẩm thực: Ẩm thực Nam Phi sử dụng chủ yếu nguyên liệu thịt và sở hữu một món ăn đặc trưng riêng của xã hội Nam Phi trong những dịp lễ lạt được gọi là braai, hay thịt nước.Một món ăn được ưa thích của người Nam phi là thịt kho tỏi, một loại thịt đã được sấy khô thường được làm từ thịt bò và thú săn. Người ta thường ăn thịt bò khô trong khi đang xem các chương trình thể thao. Món ăn Ấn độ như cà ri cũng rất phổ biến đặc biệt là ở Durban với số lượng người Ấn độ khá đông ở đó. Các món ăn ở Cape Malay bắt nguồn từ Đông Nam Á. Bobotie là món ăn phổ biến  bắt nguồn từ châu Âu và được chế biến để phù hợp với khẩu vị ở Cape Malay. Nó được làm từ cừu tẩm cà ri, hoa quả, bành mì, cùng một chút gạo và  thịt nướng. Gần đây, một số nhà hang của người Ấn và người Pakistan đã mở ra ở các thành phố chính bởi những người nhập cư để người dân nơi đây có thể trải nghiệm nhiều hơn những bữa ăn mang đậm chất châu Á. Nam Phi cũng đã phát triển trở thành một quốc gia sản xuất rượu lớn, với một số vườn nho thuộc loại tốt tại các thung lũng quanh Stellenbosch, Franschoek, Paarl và Barrydale

Thể thao: Những dân tộc khác nhau thì có những môn thể thao yêu thích riêng của mình. Bóng đá là môn thể thao được những người da đen yêu thích nhất.Đội tuyển quốc gia được gọi bằng một cái tên thân thuộc Bafana Bafana ( có nghĩa là những chàng trai ). Nam Phi là quốc gia đăng cai tổ chức World Cup 2010, ngày hội bóng đá lớn nhất lần đầu tiên được tổ chức ở Châu Phi. Đây sẽ là cơ hội để Nam Phi quảng bá hình ảnh về đất nước, cũng như con người tới bạn bè trên khắp thế giới. World Cup là một cơ hội để Nam Phi nâng cao hình ảnh của mình trên trường quốc tế và có được những lợi ích khổng lồ từ ngày hội này.

Bóng bầu dục cũng là một trong những môn thể thao được yêu thích ở Nam Phi, đặc biệt là những người Nam Phi gốc Hà Lan. Đội tuyển quốc gia được biết tới với cái tên Springboks. Springboks đã rất nổi tiếng khi lần đầu tiên tham dự cúp thể giới với tư cách chủ nhà và đã giành chức vô địch bóng bầu dục vào năm 1995. Sự thất bại của New Zealand trong trận chung kết được nhớ đến như là một trong những thời khắc vĩ đại nhất của thể thao Nam Phi và nó cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định bản sắc dân tộc thời kì hậu appartied. Trong buổi lễ trao cúp. Tổng thống Nelson Mandela đã mặc bộ đồ của Springbok mà một thời chỉ những người da trắng mới mặc.Kể từ khi tái gia nhập ICC

Bóng chày vẫn là môn thể thao truyền thống được ưu thích của những người da trắng dù cho tính đại chúng của nó đã tăng lên rất nhiều trong các nhóm dân tộc khác. Kể từ khi tái gia nhậphội Cricke thế giới ( ICC ), đội tuyển quốc gia liên tục xếp trong top 3 thế giới ở cả Cricke một ngày và test Cricke.

Nam phi có rất nhiều vận động viên tàn tật nhưng vượt lên những đau đớn về thể xác họ đã đứng lên và giành được những thứ cao trong các môn thể thao. Đáng chú ý nhất là vận động viên cụt cả 2 chân Oscar Pistorius đang nắm kỉ lục thể giới ở cự li chạy 100m, 200m, 400m. Cùng với đó là nhà vô địch thế giớ marathon trên xe lăn Ernst van Dyk và nhà vô địch bơi lội thế giới Natalie du Toit.

8. Giáo dục

Bản tuyên ngôn nhân quyền có trong hiến pháp 1996 qui định rằng: mọi người đều có quyền tiếp cận giáo dục cơ bản bao gồm chương trình giáo dục cơ bản người lớn và bổ túc giáo dục. Nhà nước thông qua những biện pháp đánh giá hợp lý để mọi người từng bước tiếp cận với những cấp độ cao hơn.

Nền giáo dục của Nam Phi được chia ra làm 3 cấp độ:

Cấp 1: Giáo dục và đào tạo tổng quát

Cấp 2: Giáo dục và đào tạo bổ túc

Cấp 3: Cao học

Giai đoạn giáo dục và đào tạo tổng quát bắt đầu từ lớp R ( khi trẻ được 4 tuổi ) cho tới lớp 9. Nó tương đương với tiêu chuẩn giáo dục và đào tạo cơ bản cho người lớn.

Giai đoạn giáo dục và đào tạo bổ túc bao gồm các lớp từ 10 đến 12 tương đương với cấp độ từ 2 đến 4 trong khung tiêu chuẩn quốc gia.

Hệ cao học bao gồm một loạt những bằng cấp, chứng chỉ, chứng nhận thậm chỉ cả những bằng cấp sau tiến sỹ.

Những cấp độ này tương tác với nhau trong phạm vi khung tiêu chuẩn quốc gia được đưa ra bởi cơ quan tiêu chuẩn Nam Phi ( Saqua ).

Vào giữa năm 2007, hệ thống giáo dục của Nam phi có 12,3 triệu người đi học, 387000 giáo viên, 26592 trường và 2278 trung tâm đào tạo và giáo dục cơ bản cho người trưởng thành, 50 viên đào tạo và giáo dục bổ túc, 4800 trung tâm giáo dục đầu thời kì thơ ấu và 23 viện đào tạo cao học. Trong số 26592 trường học có 1000 trường tư, 400 trường dành cho những người có hoàn cảnh đặc biệt, còn lại là những trường bình thường. Trong số các trường thì có 6000 trường cấp 2 còn lại là các trường tiểu học.

Học sinh học tại trường trong 13 năm, năm đầu tiên gọi là lớp R và 3 năm cuối là không bắt buôc. Lớp R thường được hoàn thành tại các trường mẫu giáo, tuy nhiên nhiều trường cấp 1 cũng có những lớp này.

Tỉ lễ đỗ tốt nghiệptrung học phổ thông trong năm 2006 là 67%. Mặc dù tỉ lệ này có giảm đi chút ít so với năm 2005, nhưng thực tế, số lượng thí sinh tham gia và vượt qua kì thi này lại cao hơn. Số lượng thí sinh tham dự kì thi năm 2006 nhiều hơn năm 2005 khoảng 20000 học sinh. Tổng cộng có 351503 học sinh đã đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông trong năm 2006, nhiều hơn 4419 học sinh so với năm 2005. Vào năm 2006, 85830 thí sinh được vào thẳng đại học.

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo bổ túc, cùng với cao học đang trong quá trình hợp lý hóa mãnh mẽ bằng sự cắt giảm một cách toàn diện số lượng các viện đại học thông qua sáp nhập. Số lượng các viện giáo dục và đào tạo bổ túc đã giảm từ 152 còn 52 và cơ cấu tổ chức mới của chương trình giáo dục cao học bao gồm 8 trường đại học riêng biệt đã được hợp nhất, ba trường đại học đã được sáp nhập, 5 trường đại học công nghệ và 6 viện hỗn hợp.

9. Du lch 
Nam Phi có nhiều danh lam thắng cảnh thu hút khách du lịch. Du lịch sinh thái (trang trại, săn bắn) rất phát triển. Cape Town là thành phố du lịch nổi tiếng của Nam Phi.

Số lượng khách du lịch Nam Phi đến Việt Nam ngày càng tăng. Từ chỗ hàng tháng chỉ có khoảng chục người xin thị thực vào Việt Nam, nay số lượng này đã đạt trung bình trên dưới 100/khách/tháng. Qua tìm hiểu được biết khách du lịch Nam Phi thường quan tâm đến phong cảnh của Việt Nam (khác hẳn với phong cảnh Nam Phi), văn hóa, con người, lịch sử và ẩm thực Việt Nam (thức ăn được đánh giá là phong phú, ngon, rẻ).

10. Khoa hc, Công ngh
Khai thác mỏ ở độ sâu cao, chiết xuất xăng dầu từ than đá.

Đào tạo y, bác sỹ và điều dưỡng viên chất lượng cao.

11. Các lĩnh vc khác

Nông nghiệp: Sản xuất theo mô hình trang trại lớn, không thể làm nhỏ lẻ vì điều kiện đất đai và nguồn nước khan hiếm.

Công nghiệp: Nam Phi có thế mạnh về Công nghiệp khai thác mỏ ở độ sâu lớn, chiết xuất xăng dầu từ than đá. Mong muốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực chế tạo máy, chế biến hải sản xuất khẩu…

Lâm nghiệp: Trồng rừng cũng là một trong những lĩnh vực Nam Phi ưu tiên.

 

KẾT QUẢ VISA NAM PHI DU LỊCH NHẬP CẢNH THÁNG 3 NĂM 2019

KẾT QUẢ VISA NAM PHI DU LỊCH NHẬP CẢNH THÁNG 3 NĂM 2019

Nam Phi có tên chính thức là Cộng hòa Nam Phi, nằm ở mũi phía Nam lục địa Châu Phi. Là đất nước duy nhất trên thế giới có tới ba thủ đô, hệ thống thực vật đa dạng và phong phú, xuất hiện nhiều địa điểm du lịch được coi là kỳ quan của thế giới. Nam Phi là đất nước có nhiều địa...

Read More


Cộng hòa Trung Phi miễn visa cho những quốc gia nào?

Cộng hòa Nam Phi miễn visa cho quốc gia nào?

Nam Phi, quốc gia Châu Phi có khí hậu ôn hoà và mát mẻ nằm tại bán cầu nam và được bao quanh bởi Đại Tây dương và Ấn Độ Dương, không chỉ nổi tiếng là vương quốc kim cương mà còn hấp dẫn du khách quốc tế với vô vàn điều thú vị. Tuy nhiên, Nam Phi cho phép một số nước nhập cảnh...

Read More


cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin visa đi Nam Phi

Nộp hồ sơ xin visa đi Nam Phi ở đâu?

Các điểm tham quan ngoạn mục của đất nước và bối cảnh lịch sử phong phú sẽ nhấn chìm bất cứ du khách nào muốn khám phá Nam Phi bởi đất nước này bao gồm các dãy núi đầy kịch tính, những bãi biển đẹp và các sa mạc khô rộng… Ngoài ra, bạn hãy tận hưởng khoảng khắc đặt chân lên mũi Hảo Vọng,...

Read More


Thủ tục xin visa du lịch Nam Phi

Visa du lịch cộng hòa Nam Phi

Nam Phi không chỉ nổi tiếng là vương quốc kim cương hay miền đất của thiên nhiên hoang dã, nơi đây còn đặc biệt để lại ấn tượng với du khách bởi sắc tím mê hoặc của Jacaranda, loài hoa mà ở Việt Nam vẫn được gọi bằng cái tên thân thuộc “Hoa phượng tím”.  Hơn thế nữa, Nam Phi hoang dã luôn là một điểm...

Read More


Page 1 of 212

I am text block. Click edit button to change this text. Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

MIỄN THỊ THỰC NAM PHI

Công dân của các quốc gia và vùng lãnh thổ sau có thể đến Nam Phi mà không cần xin thị thực, lưu trú trong khoảng thời gian cho phép:

90 ngày

 Andorra  Ireland  Saint Vincent và Grenadines
 Argentina  Israel  San Marino
 Áo  Jamaica  Singapore
 Bỉ  Liechtenstein  Tây Ban Nha
 Botswana  Luxembourg Thụy Điển
 Bồ Đào Nha  Malta Thụy Sĩ
 Brasil  Monaco Tanzania2
 Canada  Mozambique Trinidad và Tobago1
 Chile 1  Na Uy Vương quốc Anh1 3
 Cộng hòa Séc  Namibia 1 Úc
 Đan Mạch  Nga Uruguay
 Đức  Nhật Bản Venezuela
 Ecuador  Panama Ý
 Hà Lan  Paraguay Zambia2
 Hoa Kỳ  Pháp ZImbabwe
 Iceland  Phần Lan

 

1- chỉ đối với người sở hữu hộ chiếu phổ thông

2- ở lại tối đa 90 ngày 1 năm

3- chỉ đối với Công dân Anh, Công dân lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh và Công dân Anh (hải ngoại)

 

30 ngày

 Angola   Gabon Mauritius
 Antigua và Barbuda  Guyana  Peru
 Bahamas 1  Hồng Kông 2  Ba Lan
 Barbados  Hungary  Seychelles
 Belize  Jordan  Hàn Quốc
 Benin  Lesotho  Swaziland
 Bolivia  Macao 3  Thái Lan
 Cape Verde  Malawi  Thổ Nhĩ Kỳ
 Costa Rica  Malaysia  
 Síp  Maldives  

 

1- chỉ đối với người sở hữu hộ chiếu phổ thông

2- chỉ đối với người sở hữu hộ chiếu đặc khu hành chính Hồng Kông thuộc cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

3- chỉ đối với hộ chiếu đặc khu hành chính Ma Cao của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Nam Phi xin vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.