VISA ĐI HÀ LAN – Liên hệ 036 759 6889

VISA DU LỊCH HÀ LAN

Visa du lịch Hà Lan

Hồ sơ bao gồm: 

1. Form  Theo mẫu

2. Ảnh: một ảnh hộ chiếu màu mới được chụp trong thời gian cách đây không quá sáu tháng, kích cỡ 3,5 x 4,5 cm

3. Hộ chiếu + Bản sao mặt hộ chiếu còn hiệu lực hoặc thị thực đã được cấp trước đó của bạn

4. Công dân của các nước thứ ba đang sinh sống tại Việt Nam cần phải cung cấp thẻ cư trú.

5. Trẻ em đi cùng cha hoặc mẹ cần  cung cấp:

+ 1 bản thỏa thuận (giấy đồng ý) của người còn lại

+  1 bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân của cha và mẹ

+ Đơn xin cấp thị thực cần phải được kí bởi người bảo hộ hợp pháp.

Nêu trẻ em được bảo hộ bởi cha hoặc mẹ thì cần phải có giấy chứng nhận. Các tài liệu cần phải là tài liệu gốc và được cấp bởi cơ quan pháp lý. Ngoài ra, người xin thị thực cần cung cấp giấy khai sinh của mình và Chứng minh thư của người bảo trợ.

6. Bảo hiểm du lịch toàn cầu

7. Xác nhận công việc:

Đưa ra bằng chứng chứng minh các quan hệ kinh tế và/hoặc xã hội :

+ Thư mời

+ Đơn xin nghỉ phép

+ Bảng lương 3 tháng gần nhất

+ Bản sao hộ khẩu

+ Bản sao giấy chứng nhận kết hôn/ ly hôn/ độc thân

+ Giấy phép đăng ký kinh doanh  + báo cáo thuế (nếu là chủ doanh nghiệp)

+ Đơn xin nghỉ học đi du lịch (Nếu là học sinh / sinh viên)

8. Giấy tờ chứng minh tài chính

+ Tài sản đất đai

+ Sao kê tài khoản ngân hàng

9. Hành trình du lịch

+ Xác nhận đặt phòng khách sạn

+ Xác nhận vé máy bay khứ hội

+ Lịch trình du lịch nêu rõ thời gian lưu trú

Lưu ý:

+ Trong một số trường hợp có thể yêu cầu bổ sung thêm giấy tờ tài liệu khác tại Đại Sứ Quán

+ Các tài liệu chính thức phải được thực hiện gần đây (tối đa là 3 tháng) và được hợp pháp hóa bởi cơ quan có thẩm quyền của địa phương và được dịch (bản dịch được hợp pháp hóa) sang tiếng Anh.

Mọi thông tin về thủ tục xin visa du lịch Hà Lan vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

VISA CÔNG TÁC HÀ LAN

Visa công tác Hà Lan

 

Hồ sơ bao gồm:

1. Đơn xin cấp thị thực Schengen cần phải được hoàn thành đầy đủ và được ký bởi người đứng ra xin cấp thị thực đó Theo mẫu

2. Ảnh: một ảnh hộ chiếu màu mới được chụp, kích cỡ 3,5 x 4,5 cm

3. Hộ chiếu còn hạn với ít nhất hai trang trắng

4. Bản sao trang hộ chiếu còn hiệu lực hoặc thị thực đã được cấp trước đó của bạn

5. Công dân của các nước thứ ba đang sinh sống tại Việt Nam cần phải cung cấp thẻ cư trú.
6. Vợ chồng hoặc con đi cùng cần phải được đề cập trong thư mời đi công tác để xin được cấp thị thực. Hiệu lực của thị thực dành cho vợ chồng/con này sẽ không được lâu hơn so với thị thực của vợ chồng/cha mẹ.

7. Trẻ em đi cùng cha hoặc mẹ cần phải nộp1 bản thỏa thuận (giấy đồng ý) của người còn lại và 1 bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân của cha và mẹ. Đơn xin cấp thị thực cần phải được kí bởi người bảo hộ hợp pháp. Nêu trẻ em được bảo hộ bởi cha hoặc mẹ thì cần phải có giấy chứng nhận. Các tài liệu cần phải là tài liệu gốc và được cấp bởi cơ quan pháp lý. Ngoài ra, người xin thị thực giấy khai sinh của mình và Chứng minh thư của người bảo trợ.

 

8. Giấy tờ chứng minh công việc

* Chủ doanh nghiệp:

+ Giấy phép đăng kí kinh doanh

+ Báo cáo tài chính và báo cáo thuế

+ Giao dịch kinh doanh với công ty bên Hà Lan

* Nhân viên:

+ Hợp đồng lao động

+ Bảng lương 3 tháng gần nhất

+ Quyết định cử đi công tác

+ Thư xác nhận của công ty giải thích mục đích và thời gian chuyến đi và bảo lãnh đài thọ cho toàn bộ các chi phí có thể phát sinh trong suốt thời gian lưu trú tại Hà Lan.

9. Thư mời từ công ty bên Hà Lan nếu rõ mục đích công tác và thời gian lưu trú

10. Đặt chỗ cho vé máy bay khứ hồi.

11. Đặt phòng khách sạn

12. Bảo hiểm toàn cầu

Trong một số trường hợp, yêu cầu nộp một số tài liệu bổ sung. Nếu Đại sứ quán không biết đến công ty đó thì người xin thị thực cần phải chứng minh về sự tồn tại và năng lực tài chính của công ty đó để hỗ trợ quá trình xin cấp thị thực

Lưu ý:

+ Các tài liệu chính thức phải được thực hiện gần đây (tối đa là 3 tháng) và được hợp pháp hóa bởi cơ quan có thẩm quyền của địa phương và được dịch (bản dịch được hợp pháp hóa) sang tiếng Anh

+Hồ sơ bằng tiếng Hà Lan hoặc tiếng Anh, Nếu bằng thư tiếng khác thì phải kèm bản dịch công chứng sang 2 thứ tiếng trên.

Mọi thông tin về thủ tục xin visa công tác Hà Lan vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

HÀ LAN MIỄN VISA CHO QUỐC GIA NÀO?

miễn thị thực hà lan

 

+ Công dân các quốc gia năm trong khối EU / EEA được miễn visa đến Hà Lan.

Các quốc gia trong khối EU có tên trong danh sách dưới đây:

Austria (Áo)

Finland (Phần Lan) Romania
Bulgaria (Bun-ga-ri) Ireland

Slovakia

Belgium (Bỉ)

Germany (Đức) Slovenia
Croatia Greece (Hy Lạp)

Poland (Ba Lan)

Cyprus (CH Síp)

Hungary Sweden (Thụy Điển)
Czech Republic (CH Séc) Luxembourg

Switzerland  (Thụy Sỹ)

Denmark (Đan Mạch bao gồm đảo Greenland và quần đảo Faroe)

France (Pháp bao gồm Guiana, Guadeloupe, Martinique và la Réunion)

United Kingdom (Vương quốc Anh bao gồm Gibraltar)

Estonia

Italy (Ý) Latvia
Liechtenstein (như 1 phần của khu vực kinh tế Châu Âu EEA) Iceland (như 1 phần của khu vực kinh tế Châu Âu EEA)

Norway (Na uy như 1 phần của khu vực kinh tế Châu Âu EEA)

Lithuania

Malta
Portugal (Bồ Đào Nha bao gồm Azores và Madeira) Spain (Tây Ban Nha bao gồm quần đảo Balearic và Canary)

+ Các quốc gia trong khối Schengen có tên trong danh sách dưới đây:

Czech Republic (CH Séc)

Malta Lithuania
Denmark (Đan Mạch bao gồm đảo Greenland và quần đảo Faroe) France (Pháp bao gồm Guiana, Guadeloupe, Martinique và la Réunion)

 The Netherlands (Hà Lan bao gồm Aruba, Curacao, St. Martin, Bonaire, Saba and St. Eustatius)

Belgium (Bỉ)

Greece (Hy Lạp) Liechtenstein
Estonia Hungary

Latvia

Finland (Phần Lan)

Italy (Ý) Luxembourg
Germany (Đức bao gồm Helgoland) Spain (Tây Ban Nha bao gồm quần đảo Balearic và Canary)

Norway (Na Uy bao gồm Spitsbergen)

Austria (Áo)

Slovenia Sweden (Thụy Điển)
Poland (Ba Lan) Switzerland  (Thụy Sỹ)

Iceland

Slovakia

Portugal (including the Azores and Madeira)

+ Các quốc gia có tên trong danh sách dưới đây không phải xin visa khi nhập cảnh vào Hà Lan (Thời gian lưu trú lên đến 90 ngày).

Albania*

Brunei El Salvador
Andorra Costa Rica

Grenada

Antigua & Barbuda

Dominica Honduras
Argentina Canada

Samoa

Australia (Úc)

Chile Guatemala
Bahamas Colombia

Malaysia

Barbados

United States of America (Mỹ) Mauritius
Bosnia-Herzegovina* Uruguay

Mexico

Brazil

Vanuatu Taiwan (Republic of China)**
Moldova* Vatican City

Singapore

Monaco

Venezuela New Zealand
Montenegro* San Marino

Panama

Israel

Saint Lucia Nicaragua
Japan (Nhật Bản) South Korea (Hàn Quốc)

Paraguay

Macau SAR

Saint Kitts and Nevis (St. Kitts) Palau
The Bahamas Macedonia (former Yugoslavia)*

Peru

Timor-Leste (Đông ti mo)

Saint Vincent and the Grenadines Seychelles
Tonga Serbia*

Trinidad and Tobago

United Arab Emirates (UAE)- các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

Hong Kong (holders of BNO (British National Overseas)

Passports and Hong Kong SAR passports (Special Administrative Region)

Lưu ý:

* Các quốc gia được miễn visa khi nhập cảnh Hà Lan nếu mang hộ chiếu sinh trắc học. Nếu không mang hộ chiếu này thì sẽ phải xin visa nhưng với mức phí thấp hơn.

** Từ ngày 1/ 11/ 2011 công dân Đài Loan không phải xin visa nếu có số chứng minh nhân dân trong hộ chiếu.

Mọi thông tin về thủ tục xin visa đi Hà Lan vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC HÀ LAN

1. Thông tin chung

Tên đầy đủ Vương quốc Hà lan
Vị trí địa lý Nằm ở Tây Âu, tiếp giáp biển Bắc, nằm giữa Bỉ và Đức
Diện tích Km2 41,526
Tài nguyên thiên nhiên Khí tự nhiên, dầu ,đá vôi ,than bùn, muối, cát, đất trồng trọt, sỏi
Dân số (triệu người) 16.81
Cấu trúc dân số 0-14 tuổi: 17.1%
15-24 tuổi: 12.2%
25-54 tuổi: 40.8%
55-64 tuổi: 12.9%
Trên 65 tuổi: 17.1%
Tỷ lệ tăng dân số (%) 0.440
Dân tộc Người Dutch, dân tộc khác
Thủ đô Amsterdam
Quốc khánh 23/1/1579
Hệ thống pháp luật Chế độ pháp luật dân sự
GDP (tỷ USD) 709.5
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) -0.5
GDP theo đầu người (USD) 42300
GDP theo cấu trúc ngành nông nghiệp: 2.8%
công nghiệp: 24.1%
dịch vụ: 73.2%
Lực lượng lao động (triệu) 7.746
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp nông nghiệp: 2%
công nghiệp: 18%
dịch vụ: 80%
Sản phẩm Nông nghiệp Ngũ cốc, khoai tây, củ cải đường, trái cây, rau quả, thú nuôi
Công nghiệp Nông sản, sản phẩm kim loại và cơ khí, máy móc, thiết bị điện, hóa chất, dầu khí, xây dựng, nghề cá
Xuất khẩu (triệu USD) 556500
Mặt hàng xuất khẩu Máy móc và thiết bị, hóa chất, nhiên liệu, thực phẩm
Đối tác xuất khẩu Đức, Bỉ, Pháp,  Italia, Anh
Nhập khẩu (triệu USD) 490100
Mặt hàng nhập khẩu Máy móc và thiết bị vận tải, hóa chất, nhiên liệu, thực phẩm, quần áo
Đối tác nhập khẩu Đức, Trung Quốc, Bỉ, Hoa Kỳ, Anh, Nga, Pháp

Nguồn: CIA 2013

1. Vị trí địa lý

Là một trong những nước thành viên sáng lập Liên minh châu Âu, xứ sở hoa tu-lip nằm ở Tây Âu. Về phía Đông, Hà Lan giáp với Đức, phía Nam giáp Bỉ, phía Bắc và phía Tây là biển Bắc vì vậy Hà Lan chính là một quốc gia đồng bằng cực kỳ bằng phẳng. Có một vài ngọn đồi nằm phía Đông Nam của Hà Lan, song chúng cũng đã tạo ra một đặc trưng của phong cảnh Hà Lan.

2. Kinh tế

Hà Lan tuy là một nước có diện tích hơn 41.000km2 với 16 triệu dân, nhỏ hơn so với các nước châu Âu khác nhưng đối với chính trị xã hội, kinh tế và văn hoá của Hà Lan rất ổn định, phát triển, tiên tiến, thịnh vượng và đa văn hoá. Đặc biệt nền kinh tế của Hà Lan tập trung vào thương mại và giao thông chính là nhờ có cảng Rotterdam lớn nhất Âu châu và sân bay Schiphol của Amsterdam cũng là một trong những sân bay lớn trên thế giới.du-hoc-ha-lan
Nền kinh tế mở và định hướng Quốc tế, lĩnh vực Thương mại quốc tế của Hà Lan trong nhiều thế kỷ luôn là một thành phần chính của hệ thống kinh tế quốc gia này.
Tọa lạc trong vùng châu thổ nơi nhiều con sông lớn của châu Âu đổ vào biển Bắc, Hà Lan có vị trí địa lý thật lý tưởng để trở thành trung tâm thương mại và trung chuyển của toàn Tây Âu. Ngày nay, thương mại quốc tế là một công cụ tăng trưởng kinh tế trọng yếu tại Hà Lan. Trong thực tế, Hà Lan là nền kinh tế lớn thứ 16 trên thế giới và là một trong mười quốc gia xuất khẩu hàng đầu trên thế giới. Các đối tác thương mại quan trọng Hà Lan là các quốc gia láng giềng như Đức, Bỉ, Anh và Pháp. Trong năm 2009 Hà Lan là nước xuất khẩu đứng thứ hai tại châu Âu chỉ sau Đức.
Hơn thế nữa, nền văn hoá và giáo dục của Hà Lan là  đa văn hoá, nổi tiếng toàn thế giới với chất lượng tốt, môi trường học hoàn toàn bằng tiếng Anh và Quốc tế vì đại đa số người dân Hà Lan nói bằng tiếng Anh (80%). Điều này đã giúp cho Hà Lan trở thành quốc gia tiên phong trong lĩnh vực giáo dục Quốc tế ở Châu Âu.

3. Chính trị:

Vương quốc Hà Lan theo chế độ Quân chủ lập hiến với quốc hội lưỡng viện và quyền đi bầu dành cho tất cả mọi người đến tuổi dựa trên chế độ bầu cử theo tỷ lệ. Quan điểm chính trị của người Hà Lan cũng giống như hầu hết các nước khác ở Châu Âu: có ba xu hướng chính trị ôn hòa được đại diện bởi đảng Dân chủ Xã hội, đảng Dân chủ Thiên Chúa Giáo và đảng Tự do.

4. Xã hội:

Hà Lan là một xã hội đa văn hóa với 190 quốc tịch khác nhau sống ở cả thành phố và nông thôn. Những mối quan hệ lịch sử của Hà Lan với những vùng khác trên thế giới trong nhiều thập niên đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều nhóm người định cư và sinh sống tại Hà Lan. Điều này tạo cho người Hà Lan nói chung có suy nghĩ cởi mở, yêu thích tự do và thân thiện với người nước ngoài. Sự đa dạng văn hóa giúp Hà Lan trở thành một nơi tại đó tri thức, ý tưởng và văn hóa từ khắp nơi trên thế giới hội tụ với nhau. Mặc dù tiếng Hà Lan là ngôn ngữ chính thức, nhưng đa số người Hà Lan có thể nói tiếng Anh và một ngoại ngữ khác như tiếng Đức hoặc tiếng Pháp.

5. Giáo dục

Hệ thống giáo dục ngày nay có hơn 1.500 chương trình học và khóa học Quốc tế. Số lượng các chương trình học Quốc tế này giúp Hà Lan trở thành Quốc gia có nền Giáo dục hàng đầu tại lục địa Châu Âu. Vì thế ngày nay Giáo dục Hà Lan đã thu hút trên 81.700 sinh viên Quốc tế đang theo học các chương trình tại Hà Lan.

6. Văn hóa và và giải trí:

Đất nước Hà Lan phong phú và đa dạng. Có rất nhiều cảnh vật để bạn ngắm  nhìn khi đi tản bộ trong thành phố, đi thuyền du ngoạn trên các con kênh hoặc hồ nước, thư giãn trên bãi biển hoặc đi bộ xuyên qua cánh rừng cùng những đồi cát. Ở Hà Lan không thiếu các loại hình giải trí. Các ngôi sao quốc tế thường xuyên biểu diễn tại các sân vận động lớn của Hà Lan và tại những địa điểm nhỏ hơn. Parkpop (tổ chức vào tháng 6 tại TP. The Hague) là một trong những đại hội liên hoan nhạc Pop lớn nhất tại Châu Âu. Âm nhạc và nhạc kịch cũng rất phổ biến ở Hà Lan. Hà Lan có một giới âm nhạc rất sống động trên một mức độ cao. Có rất nhiều nơi tổ chức và trong giới truyền thông các nhà nghệ sĩ được tạo cho khoảng không gian lớn. Những nhạc sĩ được thế giới biết đến như là Anouk Teeuwe hay các nhóm Within Tempattion và The Gathering (Band).

7. Ẩm thực

Người Hà Lan không có truyền thống nấu ăn nhiều, và một ngày chỉ nấu một bữa ở nhà và thường vào buổi tối.
Bữa sáng, người Hà Lan thường ăn bánh mỳ cắt lát kèm với bơ, thịt nguội cắt lát và/hoặc mứt. Buổi trưa, hầu hết mọi người ăn bánh sandwich, đôi khi ăn với súp hay salad. Bữa tối theo truyền thống thường là bữa ăn kết hợp khoai tây và rau quả cùng với thịt hay cá.

Mặc dù vậy, vị giác của người Hà Lan ngày càng trở nên đa dạng và tinh tế. Bạn sẽ thấy hàng loạt sản phẩm bày bán trong các siêu thị, và rất nhiều cửa hàng ăn có bán suất ăn quốc tế rất đa dạng.