VISA ĐI SOLOMON ISLANDS – Liên hệ 036 759 6889

MIỄN VISA QUẦN ĐẢO SOLOMON

MIỄN VISA SOLOMON ISLANDS

Công dân của các quốc gia sau được miễn thị thực khi nhập cảnh Quần đảo Solomon

Tất cả các quốc gia thuộc khối Schengen

Israel

Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.

Công dân của các quốc gia và vùng lãnh thổ sau có thể xin giấy phép du khách có hiệu lực 3 tháng tại cửa khẩu

Andorra Guyana Saint Kitts và Nevis
Antigua và Berbuda Ireland Saint Lucia
Argentina Israel Saint Vincent và Grenadines
Úc Nhật Bản Samoa
Bahamas Kiribati San Marino
Barbados Kuwait Singapore
Belize Malaysia Hàn Quốc
Brasil Maldives Đài Loan
Brunei Quần đảo Marshall Thái Lan
Canada Micronesia Tonga
Chile Monaco Trinidad và Tobago
Dominica Nauru Tuvalu
Cộng hòa Dominica New Zealand Anh Quốc
Fiji Palau Hoa Kỳ
Grenada Papua New Guinea Vanuatu

 

Du khách được ở đây 3 tháng trong mỗi chu kỳ 12 tháng.

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Quần đảo Solomon xin vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

TỔNG QUAN VỀ QUẦN ĐẢO SOLOMON

Flag of the Solomon Islands.svg

1, Thông tin chung

Tên nước: Solomon
Tên tiếng Việt: Đảo Slomon
Vị trí địa lý: Đảo ở Nam Thái Bình Dương
Diện tích: 28450 (km2)
Tài nguyên thiên nhiên: Cá, rừng, vàng, boxit, phophat, chì, niken
Dân số 0.6 (triệu người)
Cấu trúc độ tuổi theo dân số: 0-14 tuổi: 40.7% 15-64 tuổi: 55.9% 65 tuổi trở lên: 3.3%
Tỷ lệ tăng dân số: 0.0254
Dân tộc: Melanesian 94.5%, Polynesian 3%, Micronesian 1.2%, khác 1.1%, không rõ 0.2%
Thủ đô: Honiara
Quốc khánh: 07/07/1978
Hệ thống luật pháp: Dựa trên hệ thống luật Anh
Tỷ lệ tăng trưởng GDP 0.044
GDP theo đầu người: 600 (USD)
GDP theo cấu trúc ngành: nông nghiệp: 42% công nghiệp: 11% dịch vụ: 47%
Lực lượng lao động: 0.2 (triệu người)
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp: nông nghiệp: 75% công nghiệp: 5% dịch vụ: 20%
Tỷ lệ thất nghiệp: N/A
Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo: N/A
Lạm phát: 0.066
Sản phẩm nông nghiệp: cô ca, dừa, cá, rau quả
Công nghiệp: chế biến cá, khai mỏ,quặng sắt
Xuất khẩu: 237 triệu (USD)
Mặt hàng xuất khẩu: Sắt, cá, dầu cọ, coca
Đối tác xuất khẩu: Trung Quốc 48%, Hàn Quốc 9.5%, Nhật 8.9%, Thái Lan 4.7%, Italia 4.4%, Philippines 4.2%
Nhập khẩu: 256 triệu (USD)
Mặt hàng nhập khẩu: thực phẩm, hóa chất, máy móc, thiết bị
Đối tác nhập khẩu: Australia 25.5%, Singapore 23.5%, Nhật 7.8%, New Zealand 5.1%, Fiji 4.2%, Papua New Guinea 4.1%

2, Địa lý và khí hậu

Quần đảo Solomon là một quốc đảo rộng lớn nằm ở phía đông Papua New Guinea và gồm nhiều hòn đảo: Choiseul, Đảo Shortland; Đảo New Georgia; Santa Isabel; Đảo Russell; Nggela (Đảo Florida); Malaita; Guadalcanal; Sikaiana; Maramasike; Ulawa; Uki; Makira (San Cristobal); Santa Ana; Rennell và Bellona; Quần đảo Santa Cruz và ba hòn đảo nhỏ nằm ở xa, Tikopia, Anuta, và Fatutaka. Khoảng cách giữa các đảo nằm xa nhất ở phía tây và phía đông là khoảng 1,500 kilômét (930 mi).

Quần đảo Santa Cruz (Tikopia là một phần của nó), nằm ở phía bắc Vanuatu và rất cô lập với khoảng cách 200 kilômét (120 mi) từ các hòn đảo khác. Bougainville về địa lý là một phần của Quần đảo Solomon, nhưng về chính trị thuộc Papua New Guinea.

Khí hậu đại dương-xích đạo của hòn đảo này rất ẩm trong cả năm, với nhiệt độ trung bình 27 °C (80 °F). Từ tháng 6 tới tháng 8 là thời gian lạnh nhất. Dù các mùa không được phân biệt, các cơn gió tây bắc vào tháng 11 tới tháng 4 mang lại những cơn mưa thường xuyên và thỉnh thoảng là những trận gió giật hay bão. Lượng mưa hàng năm khoảng 3050 mm (120 in).

Quần đảo Solomon là một phần của hai vùng sinh thái mặt đất riêng biệt. Đa phần các đảo là một phanà của vùng sinh thái rừng mưa nhiệt đới Quần đảo Solomon, vốn gồm các đảo Bougainville và Buka, là một phần của Papua New Guinea, những khu rừng này hiện đang gặp nguy cơ lớn từ các hoạt động khai thác.

Quần đảo Santa Cruz là một phần của vùng sinh thái rừng mưa nhiệt đới Vanuatu, cùng với quần đảo Vanuatu bên cạnh. Chất lượng đất thay đổi từ rất giàu đất núi lửa (có các núi lửa ở nhiều mức độ hoạt động khác nhau trên một số hòn đảo lớn) tới đá vôi cằn cỗi. Có hơn 230 loài lan và các loại hoa nhiệt đới khác trên quần đảo.

Quần đảo có nhiều núi lửa đã ngừng hoặc vẫn đang hoạt động. Núi lửa Tinakula và Kavachi là những núi lửa hoạt động mạnh nhất.

3, Kinh tế

Với GDP trên đầu người $600 Quần đảo Solomon là một quốc gia kém phát triển, và hơn 75% lực lượng lao động của họ hoạt động kinh tế tự cung tự cấp và đánh cá. Đa số các sản phẩm chế biến và sản phẩm dầu mỏ phải nhập khẩu. Năm 1998, giá gỗ nhiệt đới trên thế giới giảm mạnh, gỗ là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Quần đảo Solomon, và vào những năm gần đây, các cánh rừng ở Solomon đã bị khai thác quá mức. Các sản phẩm mùa màng và xuất khẩu quan trọng khác gồm cùi dừa khô và dầu cọ. Năm 1998 Ross Mining của Australia bắt đầu khai thác vàng tại Gold Ridge ở Guadalcanal. Việc khai thác khoáng sản tại các nơi khác vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, với tình trạng bạo lực sắc tộc tháng 6 năm 2000, các hoạt động xuất khẩu dầu cọ và vàng đã dừng lại trong khi xuất khẩu gỗ cũng suy giảm. Hòn đảo này có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản chưa được khai thác như chì, kẽm, nickel, và vàng.

Ngành đánh cá trên Quần đảo Solomon cũng là lĩnh vực quan trọng đóng góp vào xuất khẩu và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, một liên doanh với Nhật Bản, Solomon Taiyo Ltd., điều hành nhà máy đóng hộp duy nhất trên quần đảo, đã đóng cửa hồi giữa năm 2000 vì tình trạng bạo lực sắc tộc. Dù nhà máy đã được mở cửa trở lại dưới sự điều hành của người địa phương đã được đặt ra, việc xuất khẩu cá ngừ đại dương vẫn chưa được nối lại. Các cuộc đàm phán đang được tiến hành và có thể dẫn tới việc tái mở cửa khai thác mỏ vàng Gold Ridge và các nông trường cọ dừa lớn.

Du lịch, đặc biệt là lặn biển, là một ngành công nghiệp dịch vụ quan trọng của Quần đảo Solomon. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành này đã bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng và các giới hạn về vận tải.

Chính phủ Quần đảo Solomon đã vỡ nợ vào năm 2002. Từ sự can thiệp của RAMSI năm 2003, chính phủ đã tái cơ cấu ngân sách. Nước này đã củng cố và tái đàm phán các khoản nợ nội địa, và với sự hỗ trợ của Australia, hiện đang tìm cách tái đàm phán với các chủ nợ nước ngoài. Các nhà tài trợ chính cho Solomons gồm Australia, New Zealand, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, và Trung Hoa dân quốc.

Gần đây, toà án Solomons đã tái phê chuẩn việc xuất khẩu cá heo sống để lấy tiền, chủ yếu tới Dubai, Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất. Việc này trước đó đã bị chính phủ đình chỉ năm 2004 sau sự phản đối quốc tế với một chuyến hàng 28 chú cá heo sống tới Mexico. Hành động này đã dẫn tới sự chỉ trích từ cả Australia và New Zealand cũng như nhiều tổ chức quan sát khác.

4, Văn hóa

Trong văn hoá truyền thống của Quần đảo Solomon, các phong tục cũ được truyền lại từ thế hệ này đến thế hệ khác, những tinh thần được truyền lại từ nhiều đời này đã hình thành nên các giá trị văn hoá của Quần đảo.

Môn thể thao được ưa chuộng nhất trên Quần đảo Solomon là bóng đá, bóng rổ cũng là môn thể thao được ưa chuộng.

Radio là phương tiện truyền thống có ảnh hưởng nhất trên Quần đảo Solomons vì những khác biệt ngôn ngữ, nạn thất học, và sự khó tiếp nhận sóng vô tuyến ở một số vùng trong nước. Quần đảo Solomon Broadcasting Corporation (SIBC) điều hành các dịch vụ radio công, gồm các đài phát sóng quốc gia Radio Happy IslesWantok FM, và các đài phát sóng địa phương Radio Happy Lagoon và, trước kia là, Radio Temotu. Có một đài phát sóng thương mại, PAOA FM, phủ sóng trên Quần đảo Solomons. Chỉ có một tờ báo hàng ngày Solomon Star (www.solomonstarnews.com) và một website tin tức hàng ngày Solomon Times Online (www.solomontimes.com), 2 tuần báo Solomons VoiceSolomon Times, và hai nguyệt báo Agrikalsa NiusCitizen’s Press. Không có các trạm dịch vụ TV trên Quần đảo Solomon, dù có thể thu được tín hiệu từ các trạm phát sóng TV vệ tinh. Quần đảo Solomon có thể tiếp cận tự do vào ABC Asia Pacific (thuộc kênh ABC của Australia) và BBC World News.

Các tác gia của Quần đảo Solomon gồm nhà tiểu thuyết Rexford Orotaloa và John Saunana và nhà thơ Jully Makini.

5, Ngôn ngữ

74 ngôn ngữ được sử dụng trên Quần đảo Solomon, dù bốn ngôn ngữ trong số đó đã tuyệt chủng. Trên hòn đảo trung tâm, nhóm ngôn ngữ Melanesia (chủ yếu thuộc nhóm Đông Nam Solomon) được sử dụng. Ở những hòn đảo phía ngoài, Rennell và Bellona ở phía nam, Tikopia, Anuta và Fatutaka ở cực đông, Sikaiana ở đông bắc, và Luaniua ở phía bắc (Ontong Java Atoll, cũng được gọi là Lord Howe Atoll), nhóm ngôn ngữ Polynesia được sử dụng. Những người dân nhập cư Gilbert (Kiribati) và Tuvalu nói các ngôn ngữ Micronesia. Tuy tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, chỉ 1-2% dân số nói tiếng Anh; ngôn ngữ chung là Solomons Pijin.

6, Ẩm thực

Nghề chính của người bản xứ quần đảo Solomon là đánh cá và nông nghiệp, sản xuất dừa, sắn, khoai lang và nhiều loại trái cây rau quả khá phát triển. Các món ăn đặc biệt được chế biến từ tất cả các loại nguyên liệu, thịt cá là món ăn chính trong bữa ăn của người dân đảo Solomon. Thông thường, bất kì loại thịt nào cũng được nấu và ăn kèm với khoai lang, cơm, khoai sọ, khoai môn và nhiều loại rau củ khác.

Bên cạnh các món ăn địa phương, nhiều món ăn có nguồn gốc từ Châu Âu và Châu Á cũng dễ dàng được tìm thấy trong các nhà hàng cũng như các hộ gia đình ở quần đảo này. Quả sa kê rất nổi tiếng ở đây, người dân địa phương gọi nó là Ulu, sa kê có thể được phục vụ với bất kỳ món ăn nào. Một món tráng miệng địa phương nổi tiếng được thực hiện bằng cách trộn chuối với nhiều loại trái cây khác, và gói trong sắn và ăn kèm với kem hoặc caramel.

Bất kỳ sự kiện đặc biệt, kỳ nghỉ hay lễ kỷ niệm nào tại quần đảo Solomon đều được tổ chức bằng cách tôn trọng truyền thống cũ. Các món ăn đặc biệt được nấu bằng các phương pháp và nguyên liệu cũ để tạo ra một thiên đường về thị hiếu và hương vị. Đây chỉ là một số ngày lễ chính được tổ chức hàng năm ở Quần Đảo Solomon: Ngày Năm Mới, Lễ Phục Sinh, Ngày Độc Lập, Ngày Quốc Lễ Tạ Ơn, Sinh Nhật Nữ Hoàng và tất nhiên là Giáng Sinh.

7, Cảnh quan du lịch

Quần đảo Solomon là chốn thiên đường cho các thợ lặn biển hoặc những ai thích khám phá các sinh vật biển. Những hòn đảo chính hấp dẫn nhất là Guadalcanal, Malaita, Choiseul, New Georgia, San Cristobal và Santa Isabel. Ngay tại Honiara, thủ đô của quần đảo Solomon và thủ phủ của tỉnh Guadalcana là điểm đến dành cho du khách với viện bảo tàng, khu vườn thực vật và có cả một khu phố Tàu riêng. Những ngôi làng và danh lam thắng cảnh nằm sát cạnh thủ đô, cũng như các tour du lịch đến thăm tàn tích của chiến trường nổi tiếng trong thế chiến thứ hai và ngôi làng làm nghề thủ công trên đảo Rennell và Bellona.

Đến Solomon, du khách không thể bỏ qua những trải nghiệm thú vị sau:

Khám phá động vật hoang dã

Trong phạm vi dài 200km và rộng đến 50km, thì các hòn đảo như Choiseul, Guadalcanal, Malaita, New Georgia, San Cristobal và Santa Isabel sẽ là sự lựa chọn tốt. Các động vật hoang dã trên đảo là mối quan tâm lớn của nhiều du khách, bao gồm động vật bản địa và động vật di cư. “Cư dân” trên đảo chủ yếu là các loài bò sát, trong đó đặc biệt là rù, hoặc một số loài như cáo bay (dơi ăn quả), phalanger và thú có túi opôt.

Lặn biển

Các điểm lặn lý tưởng gần đảo Gizo, thủ phủ của các tỉnh miền Tây và New Georgia. Các điểm lặn nổi tiếng trong khu vực bao gồm Munda, thuộc Roviana Lagoon. Để đến đây, bạn phải mất 15 phút bay từ Gizo; hoặc điểm lặn ở đảo Uepi, phía Bắc New Georgia, băng ngang qua khu vực Marovo Lagoon nổi tiếng. Tour du lịch lặn có thể đưa bạn tới thăm những xác tàu trong thế chiến thứ 2.

Câu cá

Bạn có thể đến Point Cruz Yacht Club, họ sẽ giúp bạn có chuyến đi câu cá đáng nhớ.

Đảo Guadalcanal

Một trải nghiệm thú vị khi đến đảo Solomon là dạo vòng quanh đảo Guadalcanal hoặc các hòn đảo lân cận. Các tour du lịch phổ biến ở đây bao gồm thăm những khu di tích của chiến trường trong thế chiến II hoặc các ngôi làng Betikama, Alite và Laulasi trên đảo Malaita nổi tiếng với nghề thủ công và chạm khắc.

Honiara

Bạn cũng đừng quên đến Honiara, thủ đô của Guadalcanal, trong đó có một viện bảo tàng, vườn thực vật và khu phố Tàu. Nơi đây tập trung nhiều những di tích của Thế chiến II và danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp.

Rừng mưa nhiệt đới

Đây cũng là một trong những trải nghiệm thú vị không kém. Các khu rừng nhiệt đới hầu như bao phủ hết cả quần đảo và tàn tích của núi lửa không còn hoạt động nữa. Bạn sẽ tìm thấy những loài hoa lan kỳ lạ, dương xỉ, cọ và đặc biệt là những loài bướm quý. Ngoài ra, còn có 70 loài bò sát, các loại cây, trái cây và rau quả.

Hòn đảo núi lửa

Có khoảng 900 hòn đảo núi lửa trong khu vực và đảo san hô trải rộng trên các vùng biển nhiệt đới xanh. Cùng với các sinh vật biển tuyệt vời, đây sẽ là chốn thiên đường cho các môn thể thao bơi và bay.
 Trên đây là một số thông tin về tổng quan quần đảo Solomon mà chúng tôi cung cấp để quý khách tham khảo trước khi có ý định đến tham quan quần đảo này. Chúc các bạn có một chuyến đu vui vẻ và đáng nhớ.

THỦ TỤC XIN VISA ĐI QUẦN ĐẢO SOLOMON

Visa đi Solomon Islands

Khi đi du lịch đến Quần đảo Solomon, điều quan trọng cần lưu ý là yêu cầu nhập cư sau đây:

  • Phải có hộ chiếu hợp lệ (ít nhất 6 tháng dự định đi lại) hoặc các giấy tờ du lịch hợp lệ khác.
  • Một vé máy bay chuyển tiếp có thể được sử dụng để di chuyển từ Quần đảo Solomon đến các quốc gia khác mà khách sẽ được yêu cầu nhập.
  • Phải chứng minh có đủ tiền để duy trì bản thân trong khi ở quần đảo Solomon.
  • Phải có thị thực hợp lệ để đến các quốc gia khác (nếu được yêu cầu) từ Quần đảo Solomon.

Nếu các yêu cầu trên được đáp ứng, du khách sẽ được cấp giấy phép du khách khi đến đảo Solomon.

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Quần đảo Solomon vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất