VISA ĐI PAPUA NEW GUINEA – Liên hệ 036 759 6889

PAPUA NEW GUINEA MIỄN VISA CHO QUỐC GIA NÀO ?

Papua new guinea - Miễn thị thực Papua new guinea

Công dân các quốc gia có tên trong danh sách dưới đây được miễn visa đi Papua New Guinea thời hạn lên đến 60 ngày nếu nhập cảnh ở Port Moresby hay Tokua (Rabaul):

All European Union Citizens Liechtenstein San Marino
Andorra Macau Singapore
Argentina Malaysia Solomon Islands
Australia 2 Maldives South Korea
Brazil Marshall Islands Switzerland
Brunei Mexico Taiwan
Canada Monaco Thailand
Chile Micronesia Tonga
Ecuador Nauru Tuvalu
Fiji New Zealand 3 United States 4
Hong Kong Norway Uruguay
Iceland Palau Vanuatu
Indonesia Peru Vatican City
Israel Philippines Kiribati
Japan Samoa


1 – Cũng áp dụng với cư dân các lãnh thổ của Pháp và Hà Lan tại Caribbe.

2 – 30 ngày, cũng có thể xin tại Sân bay Gurney (Alotau) và Sân bay Mount Hagen.
3 – Cũng áp dụng với hộ chiếu được cấp cho cư dân của Quần đảo Cook, Niue và Tokelau.
4 – Cũng áp dụng với hộ chiếu được cấp cho cư dân của Guam, Quần đảo Bắc Mariana, Puerto Rico và Quần đảo Virgin

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Papua New Guinea vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

TỔNG QUAN VỀ PAPUA NEW GUINEA

Flag of Papua New Guinea.svg

1, Thông tin chung

Hành chính
Chính phủ Quân chủ lập hiến nghị viện
Quân chủ Elizabeth II
Toàn quyền Bob Dadae
Thủ tướng Peter O’Neill
Thủ đô Port Moresby
Thành phố lớn nhất Port Moresby
Địa lý
Diện tích 462.840 km² (hạng 53)
Diện tích nước 2 %
Múi giờ AEST (UTC+10)
Lịch sử
Độc lập từ Úc
1 tháng 12 năm 1973 Tự trị
16 tháng 9 năm 1975 Độc lập
Dân cư
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Anh, Tok Pisin, Hiri Motu
Dân số ước lượng (2011) 7.059.653 người (hạng 102)
Mật độ 15 người/km² (hạng 201)
Kinh tế
GDP (PPP) (2016) Tổng số: 29,481 tỉ USD (hạng 139)
Bình quân đầu người: 3.635 USD
GDP (danh nghĩa) (2017) Tổng số: 21,189 tỉ USD (hạng 115)
Bình quân đầu người: 2.613 USD
HDI (2015) 0,516 thấp (hạng 154)
Đơn vị tiền tệ Kina (PGK)
Thông tin khác
Tên miền Internet .pg
Lái xe bên trái

2, Vị trí địa lí, khí hậu

Với diện tích 462,840 km², Papua New Guinea là nước rộng thứ 54 trên thế giới.

Papua New Guinea chủ yếu là núi non (đỉnh cao nhất là Núi Wilhelm độ cao 4,509 m; 14,793 ft) và chủ yếu được bao phủ bởi những cánh rừng mưa nhiệt đới, cũng như những khu vực đất ướt rất rộng bao quanh các con sông Sepik và Fly. Papua New Guinea được bao quanh bởi các rặng san hô ngầm đang được quản lý chặt chẽ để bảo tồn.

Nước này nằm trên Vành đai Núi lửa Thái Bình Dương, ở điểm va chạm của nhiều đĩa kiến tạo. Có một số núi lửa đang hoạt động, và những vụ phun trào thường xuyên xảy ra. Động đất cũng là điều thường thấy, thỉnh thoảng đi kèm với các trận sóng thần.

Vùng lục địa của quốc gia là nửa phía đông của đảo New Guinea, nơi có các thị trấn lớn nhất, gồm cả thủ đô Port Moresby và Lae; các hòn đảo lớn khác của Papua New Guinea gồm New Ireland, New Britain, Manus và Bougainville.

Papua New Guinea là một trong số ít khu vực gần xích đạo có tuyết rơi, xảy ra ở những nơi có độ cao lớn trong lục địa.

Khí hậu: Nhiệt đới. Gió mùa Tây Bắc, tháng 12-3. Gió mùa Đông Nam, tháng 5-10.
3, Kinh tế
Papua New Guinea có nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhưng việc khai thác gặp khó khăn vì điều kiện địa hình, chi phí cao cho việc phát triển hạ tầng, nhiều vấn đề nghiêm trọng về luật pháp và quy định, và hệ thống đứng tên đất đai khiến việc xác định các chủ sở hữu đất cho mục đích đàm phán thoả thuận khai thác khó khăn. Nông nghiệp là nguồn sống cho khoảng 85% dân số. Các trầm tích khoáng sản, gồm dầu mỏ, đồng, và vàng, chiếm 72% nguồn thu từ xuất khẩu. Nước này cũng có một ngành công nghiệp cà phê đáng chú ý. Cựu thủ tướng Sir Mekere Morauta đã tìm cách tái lập tính toàn thể của các định chế nhà nước, ổn định đồng tiền tệ kina, tái lập sự ổn định của ngân sách quốc gia, tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước thích hợp, và đảm bảo tình trạng hoà bình tại Bougainville sau thoả thuận năm 1997 chấm dứt tình trạng bất ổn đòi ly khai tại Bougainville. Chính phủ Morauta có những thành công đáng chú ý trong việc thu hút sự giúp đỡ của quốc tế, đặc biệt giành được sự ủng hộ của IMF và Ngân hàng Thế giới trong việc tìm kiếm các khoản cho vay hỗ trợ phát triển. Những thách thức lớn nhất phải đối mặt của Thủ tướng hiện nay, Sir Michael Somare, gồm tạo được lòng tin hơn nữa của nhà đầu tư, tiếp tục các nỗ lực tư nhân hoá tài sản chính phủ, và duy trì sự ủng hộ của các thành viên Nghị viện.

Tháng 3 năm 2006 Hội đồng vì Chính sách Phát triển của Liên hiệp quốc đã kêu gọi chuyển Papua New Guinea từ danh sách quốc gia đang phát triển xuống danh sách quốc gia kém phát triển bởi tình trạng trì trệ kinh tế và xã hội kéo dài. Tuy nhiên, một cuộc đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào cuối năm 2008 thấy rằng “một sự tổng hợp của các chính sách tiền tệ và thuế khoá thận trọng, và giá cả các mặt hàng khoáng sản xuất khẩu cao trên thế giới, đã củng cố cho tình trạng tăng trưởng kinh tế và ổn định vi mô gần đây của Papua New Guinea.

4, Nhân khẩu

Papua New Guinea là một trong những quốc gia hỗn tạp nhất thế giới. Có hàng trăm nhóm sắc tộc bản xứ tại Papua New Guinea, đa số thuộc nhóm được gọi là Papuans, tổ tiên của họ đã tới vùng New Guinea từ hàng chục nghìn năm trước. Nhiều bộ tộc Papuan tại các vùng xa xôi vẫn chỉ có tiếp xúc ban đầu với thế giới bên ngoài. Các nhóm khác là người Austronesian, tổ tiên của họ đã tới vùng này chưa tới bốn ngàn năm trước. Cũng có nhiều người từ các vùng khác của thế giới hiện sinh sống tại đây, gồm cả người Trung Quốc, người châu Âu, người Australia, người Phillippines, Polynesian và Micronesian. Ở thời điểm đầu độc lập năm 1975, có 40,000 người nước ngoài (chủ yếu là người Australia và người Trung Quốc) tại Papua New Guinea.

5, Ngôn ngữ

Papua New Guinea có nhiều ngôn ngữ hơn bất kỳ một quốc gia nào khác, với hơn 820 ngôn ngữ bản địa, chiếm 12% tổng số ngôn ngữ của thế giới. Các ngôn ngữ bản địa được xếp hạng thành hai nhóm lớn: các ngôn ngữ Austronesian và phi Austronesian (hay các ngôn ngữ Papuan). Có ba ngôn ngữ chính thức tại Papua New Guinea. Tiếng Anh là một ngôn ngữ chính thức và là ngôn ngữ của chính phủ và hệ thống giáo dục, nhưng không được sử dụng rộng rãi. Ngôn ngữ chung chủ yếu của đất nước là Tok Pisin (thường được gọi trong tiếng Anh là New Guinea Pidgin hay Melanesian Pidgin), nhiều cuộc tranh cãi trong Nghị viện, nhiều chiến dịch thông tin và quảng cáo, và mãi đến gần đây, một tờ báo quốc gia Wantok, được xuất bản bằng ngôn ngữ này. Nơi duy nhất Tok Pisin không có vị thế chủ chốt là vùng phía nam Papua, nơi người dân thường sử dụng ngôn ngữ chính thức thứ ba, Hiri Motu. Dù nằm trong vùng Papua, Port Moresby có dân số đa dạng và chủ yếu sử dụng Tok Pisin, và ở một mức độ nhỏ hơn là tiếng Anh, với Motu được dùng như ngôn ngữ bản xứ tại các làng lân cận. Với con số trung bình chỉ 7,000 người sử dụng trên mỗi ngôn ngữ, Papua New Guinea có sự đa dạng ngôn ngữ lớn hơn bất kỳ một quốc gia nào khác trên thế giới ngoại trừ Vanuatu.

6, Ẩm thực

Là một nước nhiệt đới ôn hòa, Papua New Guinea có rất nhiều loại rau củ quả, những thành phần chính yếu của bữa ăn truyền thống. Đó là rau xanh, gạo, dừa, khoai môn, khoai lang, sa kê, bột sago (thường dùng làm bánh), và vô số các loại hoa quả nhiệt đới hấp dẫn bao gồm chuối, dừa, ổi, dứa, dưa hấu, đu đủ và xoài.

Thực đơn truyền thống của ẩm thực Papua New Guinea cũng có các món thịt lợn, thịt gà, hải sản. Người dân ở đây yêu thích các món ăn được nấu chín kỹ. Khi ăn thịt, người Papua New Guinea thường dùng phương pháp hầm, còn rau củ và hải sản thì hay thưởng thức cùng với nước sốt thật ngon.

Tập quán ăn uống ở Papua New Guinea

Ở một quốc gia với nền văn hóa cả du nhập và bản địa vô cùng đa dạng như Papua New Guinea, đừng ngạc nhiên khi ở nhà hàng bạn có thể dùng dao và dĩa như người Âu, nhưng ăn cùng với nhiều bộ lạc thổ dân thì bạn lại phải ngồi trên đất, ăn bốc và những thực phẩm trong bữa ăn là những thứ  bạn vừa săn bắn hoặc hái lượm được vài giờ trước.

Nếu không phải là các cuộc hẹn làm ăn mà chỉ là một lời mời ăn uống xã giao thông thường, thì việc đến trễ 10-15 phút là hoàn toàn chấp nhận được. Việc bạn ăn hết, hay là ăn còn thừa một ít, với người ở đây cũng không phải là vấn đề gì to tát.

Nếu bạn ăn cùng với người bản địa trong một số làng, lưu ý có thể có phần đồ ăn đặc biệt dành cho tộc trưởng, trưởng làng và gia đình ông ta, do đó tốt nhất không nên đụng vào.

Còn khi ăn trong nhà hàng, hãy nhớ là đừng tip cho người phục vụ dù dịch vụ tốt cỡ nào. Người Papua New Guinea quan niệm đây không phải một tập quán lành mạnh, thậm chí còn gây nên sự tị nạnh.

Các món ăn phổ biến trong ẩm thực Papua New Guinea

Với khoai lang, bột sago, vô số các rau củ quả nhiệt đới, ẩm thực Papua New Guinea vô cùng cuốn hút với đủ các món từ món hầm cho tới các món bánh khoai lang, bánh chuối và pancake với bột sago. Mặc dù có nhiều bộ lạc thổ dân, song hàng hóa ở Papua New Guinea cũng khá phong phú. Bạn có thể thưởng thức đồ uống địa phương hoặc bia Úc hay Philippines ở đây.

Mumu

Kết quả hình ảnh cho Mumu papua new guinea

Đây là món thịt lợn nướng trong lò đất truyền thống, nấu cùng cơm, khoai lang (kumura) và rau quả. Trước tiên là chuẩn bị lò đất nướng truyền thống với một hố đất, đá được nung nóng, và củi. Sau đó, tải bọc nguyên liệu trong các tấm lá chuối tươi, bao gồm thịt lợn, khoai lang, rau xanh, rồi nướng trên đá thật kĩ.

Thịt gà hầm rau củ cốt dừa

Thịt gà thường được chặt miếng, nấu trong nồi chung với các loại rau xanh, khoai lang, chút dầu ăn và nước cốt dừa.

Cơm trộn thịt bò muối

Để làm món ăn này, thịt bò muối sẽ được xắt nhỏ. Cơm nấu chín. Sau đó xếp các lớp xen kẽ gồm cơm, khoai tây hoặc bí đỏ, thịt bò muối, rồi rưới nước cốt dừa trước khi nướng.

Khoai lang nướng sữa dừa (kaukau)

Kết quả hình ảnh cho Khoai lang nướng sữa dừa (kaukau) papua new guinea

Khoai tây được hấp hoặc nướng chín, nghiền nhuyễn cùng bơ rồi thêm hành, tỏi, gừng, cốt dừa và nước cam vào trộn đều lên.

Kokoda fish (gỏi cá kiểu Papua New Guinea)

Kết quả hình ảnh cho Kokoda fish (gỏi cá kiểu Papua New Guinea)

Phi lê cá xắt quân cờ, trộn cùng nước cốt chanh rồi bỏ tủ lạnh trong vòng 6-8 giờ, dùng thìa gỗ trộn đều một vài lần. Sau đó bỏ cá ra, chắt hết nước chanh. Trộn tỏi bằm với nước cốt dừa rồi rưới đều lên cá, đảo cho ngấm. Sau đó bạn có thể thưởng thức hương vị tươi ngon của Kokoda fish lòng trắng trứng, hành lá, dưa chuột và cà chua xắt nhỏ, tô điểm thêm màu sắc cho món ăn tươi ngon này.

Sago pancake

Kết quả hình ảnh cho Sago pancake papua new guinea

Món này làm cực đơn giản chỉ cần dùng bột sago có sẵn quấy với nước cho tới khi thành hỗn hợp sánh đặc rồi áp chảo từng phần bột cán mỏng. Nếu bạn thích ăn đậm đà hơn có thể gia giảm nhiều gia vị khác tùy vào khẩu vị như là ớt bột, lạc, khoai tây, đường.

7, Cảnh quan du lịch

Sông Sepik

Đây là con sông được hình thành lâu đời nhất, mang vẻ đẹp hiền hòa. Nó bắt nguồn trên núi cao và đổ ra biển. Khu vực này còn được thiên nhiên ưu đãi với vẻ đẹp thuần khiết của những đồng cỏ tự nhiên. Khu vực này còn là nơi trú ẩn của bộ tộc hoang dã, mà nền văn minh hiện có thể nói là rất xa lạ đối với họ. Chính vì thế mà nền văn hóa của họ rất đáng chú ý, bạn cũng có thể thưởng thức những lễ hội độc đáo và hơn hết là thử hòa mình vào lối sống kì lạ đó.

Tỉnh Đông Tây Nguyên

Đông Tây Nguyên của Papua New Guinea là nơi trú ẩn của các con sông Asaro, Tua, Ramu, Sunatina và Lamari được bao phủ bởi một màu đen tối của những khu rừng mưa nhiệt đới và những ngọn núi. Cây cối và dây leo um tùm chiếm hữu nơi đây, có thể nói đây là nơi tốt nhất của Papua New Guinea để bạn tìm hiểu về những loài thực vật và động vật kì lạ mà chỉ có tại đất nước này.

Tỉnh Simbu

Đây cũng là điểm thu hút tuyệt vời, không thể bỏ qua khi viếng thăm Papua New Guinea, được bao quanh bởi dãy núi Simbu. Khu vực này có một vẻ đẹp huyền diệu đặc trưng, tham quan ở địa điểm này bạn sẽ có một cái nhìn toàn diện về thời kì cổ đại và những di sản văn hóa. Các cư dân sinh sống tại khu vực chỉ sử dụng ngôn ngữ Simbu.

Cảng Moresby

Moresby nằm trên bờ biển phía đông nam và nằm gần cảng Fairfax Harbour của Papua New Guinea. Hòn đảo này có thể tự hào rằng đây là cảng lớn nhất khu vực. Khu vực này không có mưa và mang khí hậu ẩm, rất thích hợp cho những hoạt động thể thao dưới nước. Người ta còn có thể dừng chân tại vườn quốc gia Variarata, đi dạo xung quanh khu dã ngoại, đi thuyền hay bơi lội tại công viên nước Crystal Rapids.

Tỉnh Madang

Tỉnh Madang nằm ở phía bắc của Papua New Guinea. Nơi đây có biệt danh là “Thị trấn xinh đẹp nhất ở Nam Thái Bình Dương” , là nơi tiếp đón khách du lịch đông nhất đất nước, là thành phố đa dạng văn hóa với đầy sắc màu của trang phục truyền thống. Lông được trang trí trên những chiếc mũ và khuôn mặt được sơn vẽ theo hình hài tổ tiên rất phổ biến ở đây. Khu vực bán đảo này còn được thiên nhiên ưu đãi thêm nhiều thứ khác nữa như công viên tự nhiên và các hòn đảo nhiệt đới.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về tổng quan đất nước Papua New Guinea mà chúng tôi cung cấp để quý khách tham khảo trước khi có dự định đi du lịch đến vùng đất này. Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ và nhiều kỉ niệm đáng nhớ.

VISA ĐI PAPUA NEW GUINEA

Papua New Guinea là quốc gia duy nhất có biên giới giáp với Indonesia. Trước đây, công dân Việt Nam muốn xin visa đi Papua New Guinea đều phải xin thông qua một quốc gia thứ ba, lân cận và kiêm nhiệm cấp visa cho Việt Nam. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại việc xin visa đi Papua New Guinea đã dần đơn giản hơn. Ngoài việc xin visa dán vào hộ chiếu tại Đại Sứ Quán, du khách muốn xin visa đi Papua New Guinea còn có thể xin Visa trực tiếp thông qua Bộ Ngoại Giao.

Visa đi Papua New Guinea

Để xin visa đi Papua New Guinea diện du lịch, công tác, lao động ngắn hạn,… quý khách vui lòng chuẩn bị hồ sơ theo danh mục dưới đây:

– Hộ chiếu (còn hạn ít nhất 6 tháng, còn tối thiểu 2 trang trống)

– Ảnh kích cỡ hộ chiếu (chụp trong vòng không quá 3 tháng)

– Tờ khai xin thị thực điền đầy đủ thông tin

– Thư mời từ đối tác bên Papua New Guine/ Hợp đồng làm ăn giữa 2 công ty, cùng các hồ sơ liên quan đến công ty đối tác (Nếu đi theo diện công tác)

– Hồ sơ công việc:

Nếu là nhân viên: Hợp đồng lao động/ Bảng lương 3 tháng gần nhất/ Quyết định cử đi công tác (Diện CT)/ Đơn xin nghỉ phép (Diện DL)

Nếu là chủ doanh nghiệp: Đăng ký kinh doanh/ Xác nhận nộp thuế/,..

– Hồ sơ chứng minh tài chính:

Sao kê tài khoản 3-6 tháng gần nhất/ Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng/ Sổ tiết kiệm,..

– Xác nhận đặt vé máy bay khứ hồi

– Xác nhận đặt phòng khách sạn

– Lịch trình du lịch hoặc công tác chi tiết

– Bảo hiểm du lịch

– Các thông tin khác để hoàn thành tờ khai xin thị thực.

kết qủa visa công tác Papua New Guinea

* LƯU Ý: 

– Ngoài ra, nếu xin visa thông qua Bộ Ngoại Giao, đương đơn quốc tịch Việt Nam cũng cần phải hoàn thành khai báo y tế,  cung cấp xác nhận y tế về việc âm tính với virus Corona.

– Đối với những hồ sơ xin trực tiếp từ Đại Sứ Quán, thì hồ sơ nộp vào Sứ Quán phải là bản có dấu đỏ, cần dịch, công chứng tiếng Anh.

– Đại sứ quán không hoàn lại lệ phí thị thực, kể cả trong trường hợp không được cấp visa.

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Papua New Guinea, vui lòng liên hệ với Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.