VISA ĐI ETHIOPIA – Liên hệ 036 759 6889

THÔNG BÁO TỪ BỘ NGOẠI GIAO ETHIOPIA VỀ VIỆC THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH VISA ĐIỆN TỬ CHO NGƯỜI VIỆT NAM ÁP DỤNG TỪ 1/6/2018.

Nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho du khách Việt Nam trong việc đi du lịch và giao thương, bắt đầu từ 1/6/2018  Ethiopia đã áp dụng hình thức thị thực điện tử “E-visa” với những thủ tục nhanh chóng và tiện lợi, quý khách sẽ không phải mất thời gian 3 tuần hay 1 tháng để xin thị thực như hình thức visa thông thường.

Điều kiện quan trọng để được cấp E-Visa:

– Người đăng ký phải sở hữu hộ chiếu Việt Nam còn hạn sử dụng ít nhất 6 tháng.

– E-Visa chỉ có giá trị khi du khách nhập cảnh bằng đường hàng không tại sân bay quốc tế Bole tại thủ đô Addis Ababa, Ethiopia.

Quy định về E-Visa:

– Người Việt Nam xin E-Visa sẽ được cấp thị thực nhập cảnh theo diện 1 tháng 1 lần và được lưu trú tối đa 30 ngày hoặc theo diện 3 tháng 1 lần với thời gian lưu trú lên đến 90 ngày.

– Thời gian làm : 3 ngày làm việc.

– Du khách lưu ý giữ E-Visa trong suốt thời gian lưu trú tại Ethiopia để xuất trình trong trường hợp cần thiết.

Nếu du khách không phải là người sở hữu quốc tịch Việt Nam, vui lòng liên hệ tư vấn viên của Vietnam-legal.com để được hỗ trợ trực tiếp về việc xin visa tại Đại Sứ Quán Ethiopia.

Mọi thông tin về visa đi các nước vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

VISA DU LỊCH ETHIOPIA

Thủ tục xin visa du lịch Ethiopia

Thám hiểm dãy núi Semien, núi lửa Dallol, hồ Tana, thăm thành phố thánh Lalibela và tham dự lễ hội Timkat sẽ mang lại cho bản những trải nghiệm thú vị về Ethiopia đầy bí ẩn. Hãy cùng Vietnam-legal.com tìm hiểu về thủ tục xin visa du lịch Ethiopia qua bài viết dưới đây.

Thủ tục xin visa du lịch Ethiopia

1. Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng, còn tối thiểu 2 trang trống để dán visa

2. Tờ khai xin thị thực hoàn chỉnh, điền đầy đủ thông tin, có chữ ký của đương đơn kèm theo một bản sao

3. 2 ảnh kích cỡ 3 x 4 cm, chụp trong vòng 3 tháng gần nhất, trên phông nền trắng

4. Nếu đương đơn sang thăm người thân, bạn bè kết hợp du lịch thì cần thư mời từ bạn bè, người thân gửi về từ Ethiopia

5. Hồ sơ nhân thân:

+ Chứng minh thư

+ Sổ hộ khẩu

+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Đăng ký kết hôn/ Chứng nhận ly hôn/ Xác nhận độc thân.

6. Giấy tờ chứng minh công việc

* Nếu là nhân viên

–Hợp đồng lao động hoặc Giấy xác nhận nhân viên

– Xác nhận lương hoặc Bảng lương 3 tháng gần nhất

– Đơn xin nghỉ phép trong thời gian đi du lịch

* Nếu là chủ doanh nghiệp:

– Giấy phép đầu tư/ giấy phép đăng ký kinh doanh/ Chứng nhận thành lập văn phòng đại diện

– Giấy xác nhận đóng thuế / Giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước

*  Nếu đã nghỉ hưu:

– Quyết định về việc  nghỉ hưu

– Sổ lương hưu/ thẻ hưu trí

7. Giấy tờ chứng minh tài chính:

+ Sao kê tài khoản ngân hàng 3-6 tháng gần nhất

+ Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tính đến thời điểm xin visa

+ Các giấy tờ chứng minh tài chính khác: sổ tiết kiệm, sổ đỏ,…hoặc các bằng chứng chứng minh đương đơn có đủ khả năng tài chính để chi trả trong quãng thời gian lưu trú tại Ethiopia.

8. Xác nhận đặt vé máy bay khứ hồi

9. Xác nhận đặt phòng khách sạn hoặc Thông tin chi tiết về nơi ăn ở trong thời gian lưu trú tại Ethiopia.

10. Lịch trình du lịch chi tiết

11. Bảo hiểm du lịch Toàn Cầu

12. Chứng nhận sốt Vàng da.

13. Các thông tin khác để hoàn thành tờ khai xin thị thực

Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ tư vấn thủ tục xin Visa đi Ethiopia du lịch, vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được hỗ trợ tốt nhất.

VISA CÔNG TÁC ETHIOPIA

Thủ tục xin visa công tác Ethiopia

Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia là một đất nước ở phía đông Châu phi. Phía bắc giáp Eritrea, phía đông bắc giáp Djibouti, phía đông giáp Somalia, giáp Sudan và Nam Sudan ở phía tây, và phía nam giáp Kenya. Ethiopia là quốc gia có tiềm năng thủy điện lớn thứ 2 ở châu Phi, với hơn 85% nguồn nước có từ các dòng của sông Nile và đất đai màu mở.  Ethiopia ngày nay là nền kinh tế lớn nhất Đông và Trung Phi tính theo GDP và là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Ngoài ra, Quốc gia này còn nắm nhiều quyền lực trong vùng sừng châu phi và đông Phi.

Hãy cùng Vietnam-legal.com tìm hiểu về hồ sơ, giấy tờ cần thiết cho việc xin visa đi Ethiopia công tác qua bài viết dưới đây:

Thủ tục xin visa công tác Ethiopia

1. Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng, còn tối thiểu 2 trang trống để dán visa

2. Tờ khai xin thị thực hoàn chỉnh, điền đầy đủ thông tin, có chữ ký của đương đơn kèm theo một bản sao

3. 2 ảnh kích cỡ  3x 4 cm, chụp trên phông nền trắng trong vòng không quá 3 tháng tính đến thời điểm xin visa.

4. Hồ sơ thân nhân:

+ Chứng minh thư

+ Sổ hộ khẩu

+ Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân: Đăng ký kết hôn/ Chứng nhận ly hôn/ Xác nhận độc thân

5. Giấy tờ chứng minh công việc:

* Nếu là nhân viên

–Hợp đồng lao động/ Xác nhận nhân viên

– Xác nhận lương hoặc bảng lương 3 tháng gần nhất

+ Nếu là chủ doanh nghiệp:

– Giấy phép đầu tư/ giấy phép đăng ký kinh doanh/ Chứng nhận thành lập văn phòng đại diện

– Giấy xác nhận đóng thuế / Thanh toán Ngân sách Nhà nước

6. Quyết định cử đi công tác của công ty tại Việt Nam bao gồm đầy đủ các thông tin sau:

– Danh sách nhân viên được cử đi công tác tại Ethiopia, nêu rõ chức vụ, thời gian lao động

– Giải thích chi tiết vềcác hoạt động diễn ra trong chuyến công tác được thực hiện cũng như thời gian lưu trú.

– Thông tin chi tiết về đối tượng sẽ chịu trách nhiệm chi trả trong quãng thời gian lưu trú tại Ethiopia

7. Thư mời từ đối tác bên phía Ethiopia gửi về kèm theo các thông tin sau:

– Thông tin chi tiết về danh sách những người được mời

– Trình bày cụ thể mục đích mời, lịch trình công tác,  kèm theo thời gian lưu trú

– Mặt hộ chiếu / hoặc ID hoặc các thông tin chi tiết về người mời

– Nếu người mời là một tổ chức/ công ty: Cần phải nộp kèm theo Đăng ký kinh doanh của công ty mời/ Mã số thuế của công ty mời

 8. Giấy chứng nhận sốt vàng da

9. Xác nhận đặt vé máy bay khứ hồi

10. Xác nhận đặt phòng khách sạn Hoặc Thông tin chi tiết về địa chỉ ăn ở trong quãng thời gian lưu trú tại Ethiopia.

11. Bảo hiểm du lịch Toàn Cầu

12. Các thông tin khác để hoàn thành tờ khai xin thị thực

Hồ sơ nộp vào sứ quán phải là bản có dấu đỏ, được dịch công chứng sang tiếng Anh.

Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ tư vấn thủ tục xin Visa đi Ethiopia công tác, vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được hỗ trợ tốt nhất.

MIỄN THỊ THỰC ETHIOPIA

MIỄN VISA ETHIOPIA

hị thực du lịch (có hiệu lực lên đến ba tháng) chỉ có thể được cấp tại cửa khẩu ở sân bay quốc tế Bole đối với công dân của 40 quốc gia và vùng lãnh thổ sau:

 Argentina  Hồng Kông  Phần Lan
 Áo  Hy Lạp  Slovakia
 Ấn Độ  Ireland  Hàn Quốc
 Ba Lan  Israel  Tây Ban Nha
 Bỉ  Kuwait  Thụy Điển
 Bồ Đào Nha  Luxembourg  Thụy Sĩ
 Brasil  Ma Cao  Thái Lan
 Canada  México  Triều Tiên
 Cộng hoà Séc  Na Uy  Trung Quốc
 Đài Loan  Nam Phi  Úc
 Đan Mạch  New Zealand  Vương quốc Anh1
 Đức  Nga  Ý
 Hà Lan  Nhật Bản
 Hoa Kỳ  Pháp

 

1 – Chỉ cho công dân Vương quốc Anh.

Chính sách này không áp dụng với công dân của Eritrea, Somalia và Pakistan, cũng như bất cứ ai có nguồn gốc Eritrea hoặc Somalia.

Thị thực cũng được cấp tại sân bay quốc tế Bole với du khách có thư mời dự họp, hội thảo tổ chức bởi Liên minh châu Phi.

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa Ethiopia xin vui lòng liên hệ Vietnam-legal để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC ETHIOPIA

Thông tin chung

Tên đầy đủ Cộng hòa dân chủ liên bang Ethiopia
Vị trí địa lý Thuộc Đông Phi, giáp với phía Tây Somali
Diện tích Km2 1,127,127
Tài nguyên thiên nhiên Trữ lượng nhỏ vàng, plantin, đồng, kalicacbonnat khô, khí tự nhiên, thủy năng
Dân số (triệu người) 93.88
Cấu trúc dân số 0-14 tuổi: 44.4%
15-24 tuổi: 19.9%
25-54 tuổi: 29.1%
55-64 tuổi: 3.9%
Trên 65 tuổi: 2.8%
Tỷ lệ tăng dân số (%) 2.900
Dân tộc Oromo 32.1%, Amara 30.1%, Tigraway 6.2%, Somalie 5.9%, Guragie 4.3%, Sidama 3.5%, Welaita 2.4%, khác 15.4%
Thủ đô Addis Ababa
Quốc khánh none
Hệ thống pháp luật Dựa trên luật dân sự, hiện đang có sự chuyển tiếp giữa tòa án địa phương và tòa án quốc gia, không thừa nhận luật ICJ
GDP (tỷ USD) 103.1
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) 7
GDP theo đầu người (USD) 1200
GDP theo cấu trúc ngành nông nghiệp: 46.6%
công nghiệp: 14.6%
dịch vụ: 38.8%
Lực lượng lao động (triệu) 37.9
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp nông nghiệp: 85%
công nghiệp: 5%
dịch vụ: 10%
Sản phẩm Nông nghiệp Ngũ cốc, đậu, cà phê, hạt có dầu, bông, mía, khoai tây, đường dẫn nước, hoa cắt, da, bò,cừu, dê, cá
Công nghiệp Chế biến thực phẩm, đồ uống, dệt may, da, hóa chất, gia công kim loại, xi măng
Xuất khẩu (triệu USD) 3163
Mặt hàng xuất khẩu Cà phê, đường đẫn nước, vàng, da, động vật sống, hạt có dầu
Đối tác xuất khẩu Trung Quốc, Đức, Saudi Arabia, Hoa Kỳ, Italia, Bỉ
Nhập khẩu (triệu USD) 10600
Mặt hàng nhập khẩu Thực phẩm và động vật sống, dầu khí và sản phẩm dầu khí, hóa chất, máy móc, động cơ xe, ngũ cốc, hàng dệt may
Đối tác nhập khẩu Trung Quốc, Saudi Arabia, Hoa Kỳ, Ấn Độ

Nguồn: CIA 2013

1. Lịch sử

Thời kì Cộng sản: Vào những năm 70 của thế kỉ XX, nước Ethiopia lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội sâu sắc. Ethiopia diễn ra nạn đói nhiều năm làm nhiều người bị chết. Trong khi đó, Hoa Kì cũng nhòm ngó và xâm nhập mạnh mẽ vào Ethiopia (vì vị trí chiến lược và nhiều thứ khác). Ngày 13 tháng 2 năm 1971, nhân dân thủ đô Addis Ababa xuống đường biểu tình chống lại chính phủ của Hoàng đế Haile Selassie I.

Phong trào ủng hộ lan rộng ra khắp cả nước. Tháng 2 năm 1974, được sự ủng hộ của nhân dân, các lực lượng quân đội bắt giữ Hoàng đế và cả triều đình, chính quyền về tay Ủy ban phối hợp các Lực lượng vũ trang. Ủy ban phối hợp các Lực lượng vũ trang và sau đó là Hội đồng Quân chính lâm thời đã tịch thu toàn bộ tài sản nhà vua như các lâu đài, cung điện…

Tháng 9 năm 1974, Hội đồng Quân chính lâm thời được thành lập thay cho Ủy ban phối hợp các Lực lượng vũ trang do lãnh tụ cuôc cách mạng là Mengistu Haile Mariam làm chủ tịch Hội đồng Quân chính lâm thời có nhiệm vụ như là một chính phủ lâm thời.

Hội đồng Quân sự Hành chính Lâm thời đã công bố bản “Hiến pháp”, theo đó Ethiopia theo chủ nghĩa xã hội và thời kì 1974 đến 1987, thế giới quen gọi Ethiopia là nước Ethiopia xã hội chủ nghĩa.

Năm 1987 (có lẽ là do Hiến pháp mới) Ethiopia đổi tên là Cộng hòa Dân chủ nhân dân Ethiopia và thay đổi về hệ thống chính trị với cương vị lãnh đạo nhà nước là Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Ethiopia nhưng cương vị này đến khi bị bãi bỏ vẫn do Nguyên Chủ tịch Hội đồng Quân chính lâm thời nắm giữ.

Về một số chính sách của Ban lãnh đạo Nhà nước đã xây dựng những trại định cư cho nhân dân ở những nơi có nguồn nước và đặc biệt hơn cả là chống lại sự xâm lược của quân Somalia Nhưng những vấn đề về nông nghiệp vẫn không được Nhà nước chú ý và quan tâm đúng mức.

Nhà nước này còn tiến hành cuộc Khủng bố Đỏ giết hại hàng chục nghìn người.

Đó là nguyên nhân của những cuộc nổi dậy của các lực lượng chống đói. Đặc biệt là vào tháng 5 năm 1991, sau khi nhiều nước xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ, các cuộc nổi dậy tiến sát vào thủ đô Addis Ababa. Trước tình hình đó Mengistu tuyên bố từ bỏ chức vụ và lưu vong sang Zimbabuê. Các lực lượng chống đối lên nắm chính quyền, thay đổi quốc hiệu, quốc huy, quốc khánh thiết lập nhà nước tư sản.

2. Chính trị

Ethiopia đã từng theo Xã hội chủ nghĩa và là thành viên của phe này, có tên là nước Ethiopia xã hội chủ nghĩa (đến năm 1987, sau cải cách chính trị và sự thông qua Hiến pháp mới, đổi tên nước là Cộng hoà Dân chủ nhân dân Ethiopia), có quan hệ với Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa khác. Và cũng đứng về phía Liên Xô trong thời kì Trung – Xô chia rẽ. Đã là quan sát viên của SEV với Lào, Triều Tiên, Nam Tư và Angiêri.

Sau khi Liên Xô và các quốc gia Đông Âu sụp đổ, Ethiopia cũng thay đổi hệ thống chính trị, thực hiện đa nguyên đa đảng về Chính trị, áp dụng nền kinh tế thị trường.

Đối nội: Sau khi lên nắm quyền, Mặt trận Cách mạng Dân chủ nhân dân Ethiopia (EPRDF) chủ trương hoà giải dân tộc nhằm tạo sự ổn định, xây dựng lại đất nước và đã để cho Eritrea tuyên bố độc lập.

Năm 2002, Ethiopia và Eritrea chấp thuận ký Hiệp định hòa bình tuân thủ phán quyết của UBQT về biên giới, theo đó xác định vùng đất Badme và một số vùng lãnh thổ ở khu vực biên giới giữa Ethiopia và Eritrea là thuộc chủ quyền của Eritrea, kết thúc chiến tranh kéo dài nhiều năm. Hai bên thành lập vùng đệm, do lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ kiểm soát.

Nhưng đến năm 2005, tình hình lại có dấu hiệu căng thẳng trở lại vì Eritrea cho rằng Ethiopia đã không tuân thủ những cam kết trong Hiệp định. Để phản ứng lại thái độ thờ ơ của Liên Hợp quốc trước sự vi phạm Hiệp định của Ethiopia, tháng 10/2005, Chính phủ Eritrea đã ra lệnh cấm máy bay trực thăng vào không phận cũng như mọi phương tiện tuần tra của LL gìn giữ HB được hoạt động vào ban đêm trên lãnh thổ của mình.

Hiện LHQ vẫn đang nỗ lực giải quyết tranh chấp này và đề nghị Eritrea rỡ bỏ lệnh cấm vận đối với lực lượng LHQ đang có mặt ở vùng biên giới Eritrea và Ethiopia.

Từ khi lên cầm quyền, chính phủ chuyển tiếp Ethiopia đã thông qua chính sách kinh tế chuyển tiếp ( TEP ). Nội dung chính là : hạn chế vai trò của Nhà nước, đề cao vai trò của tư bản tư nhân, khuyến khích viện trợ của bên ngoài. Chính sách này bước đầu đã gây được sự chú ý của các công ty nước ngoài, các nước EC đã quyết định tăng viện trợ cho Ethiopia. Tuy nhiên, kinh tế Ethiopia vẫn ở trong tình trạng rất khó khăn.

Đối ngoại: Ethiopia thực hiện đường lối đối ngoại hoà bình, hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị và đặt lợi ích dân tộc lên trên hết. Ethiopia tranh thủ tối đa viện trợ của các nước để cứu đói và phục hồi kinh tế. Hiện nay, Ethiopia đã được nhiều nước phương Tây, Mỹ, Trung Quốc quan tâm giúp đỡ những hầu hết mới chỉ dưới hình thức viện trợ nhân đạo.

Ethiopia là nước Thiên chúa giáo nằm giữa 2 nước Hồi giáo (Xuđăng, Xô-ma-li). Ethiopia lại có quan hệ khá mật thiết với Israel nên các nước Hồi giáo vừa gây sức ép, vừa tranh thủ Ethiopia. Libi muốn lôi kéo Ethiopia ra nhập Liên đoàn A-rập. Quan hệ Ethiopia với Xuđăng, Xô-ma-li khá căng thẳng và đã xẩy ra xung đột.

Hai bên tố cáo nhau giúp đỡ lực lượng chống đối lật đổ chính quyền. Ethiopia và Xô-ma-li có tranh chấp về vùng Ogaden và đã nổ ra chiến tranh giữa hai nước.

3. Địa lý

Thuộc Đông – Bắc Phi. Phía tây là cao nguyên, cao nguyên Ti-gơ-rê và dãy núi Sê-mi-en, cao hơn 4.000m. Giữa là một thung lũng rộng và có độ dốc lớn. Tiếp giáp với thung lũng, chạy về phía đông và vùng đất thấp hơn.

Sông chính: Sông Nin xanh, 1.460km; hồ Ta-na, rộng: 5.000km2.

Khí hậu: Vùng phía đông và phía bắc có khí hậu rất nóng. Vùng núi có khí hậu ôn hoà; lượng mưa ở vùng đông bắc là 150-600mm, miền Nam 1500-1800mm.

Với vị trí trung tâm ở Vùng Sừng, cửa ngõ của khu vực Đông phần châu Phi, Ethiopia là nơi đóng trụ sở của hơn 90 tổ chức quốc tế và khu vực như UN, UNDP, WB, AU…

4. Giao thông vận tải

Ethiopia có 681km đường sắt từ Addis Ababa đi Djibouti, tất cả 1.000 mm (3 ft 3+3⁄8 in) tầm hẹp. Hiện tại đường sắt nằm dưới sự kiểm soát công giữa Djibouti và Ethiopia, nhưng đang dưới sự đàm phán của tư nhân cho phương tiện tiện ích này.

Với một phần đầu tiên cho một chương trình phát triển 10 năm cho đường xá, giữa 1997 và 2002 chính phủ Ethiopian bắt đầu duy trì nổ lực nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng đường xá. Kết quả là năm 2002 Ethiopia có tổng (Liên tỉnh và khu vực) 33.297km đường, gồm rải nhựa và rải sỏi.

Tổng quan về Cộng hòa Dân chủ liên bang Ethiopia

Trung tâm mua sắm Dembel tại Addis Abeba, Ethiopia.

5. Văn hóa – xã hội

Số người biết đọc, biết viết đạt 35,5%; nam: 45,5%; nữ: 25,3%.

Giáo dục không bắt buộc, chỉ có khoảng 50% số trẻ đến trường. Có một vài trường đại học; tại thủ đô có một trường đại học tổng hợp.

Hầu hết dân chúng chưa được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, suy dinh dưỡng, bệnh tả, sốt rét, sốt vàng da là những căn bệnh phổ biến.

Tuổi thọ trung bình đạt 40,46 tuổi; nam: 39,2 tuổi; nữ: 41,73 tuổi.

Thủ tục xin visa công tác Ethiopia

Visa công tác Ethiopia

Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia là một đất nước ở phía đông Châu phi. Phía bắc giáp Eritrea, phía đông bắc giáp Djibouti, phía đông giáp Somalia, giáp Sudan và Nam Sudan ở phía tây, và phía nam giáp Kenya. Ethiopia là quốc gia có tiềm năng thủy điện lớn thứ 2 ở châu Phi, với hơn 85% nguồn nước có từ các dòng của sông Nile và đất đai...

Read More


Thủ tục xin visa du lịch Ethiopia

Visa du lịch Ethiopia

Ethiopia – đất nước với lịch sử lâu đời, một đất nước đa sắc tộc và giàu bản sắc văn hoá. Nơi đây có tới 200 bộ tộc đang sinh sống và sử dụng 83 ngôn ngữ khác nhau, nhiều bộ tộc vẫn duy trì lối sống nguyên thủy như cha ông họ cách đây hàng thiên niên kỷ. Thám hiểm dãy núi Semien, núi...

Read More


Ethiopia miễn visa cho quốc gia nào?

Ethiopia miễn visa cho công dân quốc gia nào?

Quốc gia nào được miễn visa đi Ethiopia Công dân của hầu hết các quốc gia đều phải xin visa đến Ethiopia nếu muốn nhập cảnh an toàn và hợp pháp ở đất nước này ngoại trừ các trường hợp sau: + Khách có quốc tịch Ethiopia và những người có chứng minh nhân dân hợp lệ + Người nước ngoài có giấy phép cư...

Read More