VISA ĐI CHDC CONGO – Liên hệ 036 759 6889

MIỄN THỊ THỰC CHDC CONGO

MIỄN VISA CHDC CONGO

Công dân các quốc gia sau có thể đến CHDC Congo mà không cần thị thực lên đến 90 ngày:

Burundi

Rwanda

Zimbabwe

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi CHDC Congo xin vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

VISA DU LỊCH/THĂM THÂN CỘNG HÒA DÂN CHỦ CONGO

Thủ tục xin visa du lịch CHDC Congo

Thủ tục xin visa du lịch Cộng hòa dân chủ Congo

Du khách đi đến Cộng hòa dân chủ Congo phải xin visa trước khi hạ cánh ở đó, trừ khi họ đến từ 1 đất nước được miễn thị thực (Burundi, Rwanda, Zimbabwe), 1 đất nước mà công dân có thể lấy được visa khi đến (Kenya, Mauritius, Tazania), hoặc được chuyển đến từ 1 đất nước không có đại sứ quán. Trong trường hợp này du khách có thể xin được visa cửa khẩu lưu trú tại Congo 7 ngày.

Đối với  khách muốn đi du lịch tới Cộng hòa dân chủ Congo cần chuẩn bị hồ sơ giấy tờ sau để xin được visa du lịch:

1. Hộ chiếu gốc còn hạn ít nhất 6 tháng và còn 2 trang trống.

2. Ảnh màu kích cỡ hộ chiếu

3. Thư mời (được hợp pháp hóa tại Congo) + Bản scan mặt hộ chiếu và ID của người mời

4. Quyết định cử đi công tác ở công ty tại VN/ giấy phép ĐKKD

5. Xác nhận công việc

6. Sao kê tài khoản 3 tháng gần nhất

7. Vé máy bay khứ hồi + Booking khách sạn

8. Lịch trình chi tiết

* Đối với trẻ nhỏ chưa đủ tuổi vị thành niên:

    + Đi cùng với cả bố và mẹ:

– Giấy khai sinh (được hợp pháp hóa)

– Bản photo hộ chiếu/ID của bố và mẹ

     + Đi với bố (hoặc mẹ):

– Giấy khai sinh (đã được hợp pháp hóa)

– Bản photo hộ chiếu/ID của bố và mẹ

– Thư đồng ý chấp thuận của phụ huynh không đi cùng

    + Đi du lịch với người khác cần có thư đồng ý chấp thuận của phụ huynh.

– Giấy khai sinh (đã được hợp pháp hóa)

– Bản photo hộ chiếu/ID của người đi cùng

– Thư đồng ý chấp thuận của cả bố và mẹ

Chúng tôi hỗ trợ các dịch vụ sau: 

Thủ tục xin visa du lịch CHDC Congo

+ Tư vấn tất cả các thủ tục về việc xin visa, điều kiện, thời hạn của visa

+ Thu thập và đánh giá tất cả các hồ sơ, giấy tờ

+ Hoàn thành đơn xin visa, thay mặt cho khách hàng hoàn thành các thủ tục hành chính

+ Hỗ trợ khách hàng trong việc dịch thuật và công chứng giấy tờ cần thiết

+ Đại diện khách hàng nộp hồ sơ xin visa tại cơ quan có thẩm quyền

+ Theo dõi và thông báo cho khách hàng khi có kết quả visa

+ Đại diện cho khách hàng đến cơ quan xét duyệt visa nhận kết quả

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa du lịch Cộng hòa dân chủ Congo vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

VISA CÔNG TÁC CỘNG HÒA DÂN CHỦ CONGO

Thủ tục xin visa công tác CHDC Congo

Thủ tục xin visa công tác Cộng hòa dân chủ Congo

1. Hộ chiếu gốc còn hạn ít nhất 6 tháng và 2 trang trống.

2. Ảnh màu kích cỡ hộ chiếu

3. Thư mời (được hợp pháp hóa tại Congo) + Bản scan mặt hộ chiếu và ID của người mời

4. Quyết định cử đi công tác ở công ty tại Việt Nam/ giấy phép ĐKKD

5. Lịch trình chi tiết

6. Vé máy bay khứ hồi + Booking khách sạn

7. Sao kê tài khoản 3 tháng gần nhất

Chúng tôi hỗ trợ các dịch vụ sau: 

Thủ tục xin visa công tác CHDC Congo

+ Tư vấn tất cả các thủ tục về việc xin visa, điều kiện, thời hạn của visa

+ Thu thập và đánh giá tất cả các hồ sơ, giấy tờ

+ Hoàn thành đơn xin visa, thay mặt cho khách hàng hoàn thành các thủ tục hành chính

+ Hỗ trợ khách hàng trong việc dịch thuật và công chứng giấy tờ cần thiết

+ Đại diện khách hàng nộp hồ sơ xin visa tại cơ quan có thẩm quyền

+ Theo dõi và thông báo cho khách hàng khi có kết quả visa

+ Đại diện cho khách hàng đến cơ quan xét duyệt visa nhận kết quả

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa du lịch Cộng hòa dân chủ Congo vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ CONGO

Tập tin:Flag of the Democratic Republic of the Congo.svg

1. Thông tin chung

Tên nước: Cộng hòa Dân chủ Congo (Democratic Republic of the Congo)
– Ngày quốc khánh: 30/6/1975
– Thủ đô: Kinshasa
– Diện tích đất liền: 2.345.409km2
– Dân tộc: Có hơn 200 nhóm dân tộc châu Phi
– Đơn vị tiền tệ: Franc Congo (FC)
– Tôn giáo: Đạo Thiên chúa (50%), Đạo Tin Lành (20%), Đạo Hồi (10%), tín ngưỡng bản xứ và các tín ngưỡng khác (20%)
– Ngôn ngữ: Tiếng Pháp; tiếng bản địa cũng được sử dụng.

Các thông tin tóm tắt cơ bản, tổng quát về Cộng hòa Dân chủ Congo

Cộng hòa Dân chủ Congo còn được gọi là Nhà nước Tự do Congo, Congo Bỉ, Congo-Leopoldville, hay Congo-Kinshasa vì thủ đô là Kinshasa, hay Zaire (hoặc Zaïre trong tiếng Pháp).

Đây là quốc gia có diện tích lớn thứ ba ở lục địa châu Phi. Mặc dù nằm ở tiểu vùng Trung Phi theo cách xác định của Liên Hiệp Quốc, song quốc gia này hay được xem thuộc vùng Nam châu Phi vì là một thành viên của Cộng đồng Phát triển Nam Phi (SADC).

Quốc gia này có biên giới với Cộng hòa Trung Phi và Sudan ở phía Bắc, Uganda, Rwanda, Burundi, Tanzania ở phía Đông, Zambia và Angola ở phía Nam, và Cộng hòa Congo ở phía Tây. Quốc qia có đường bờ biển dài chỉ 40km ở Muanola, trong đó có tới khoảng 9 km là cửa sông Congo đổ vào vịnh Guinea ở Đại Tây Dương. Cái tên Congo (nghĩa đen: Người đi săn) được đặt theo tên sắc tộc Kongo sống ở lưu vực sông Congo.

Vốn là một thuộc địa của Bỉ (Congo thuộc Bỉ), quốc gia này giành được độc lập vào năm 1960, mang tên “Cộng hòa Congo” cho đến ngày 01 tháng 10 năm 1971 thì được tổng thống Mobutu đổi tên thành Zaire, phát âm từ Bồ Đào Nha của chữ Nzere hay Nzadi của Kikogo, được dịch là “Dòng sông nuốt chửng tất cả các dòng sông”.

Sau cuộc chiến Congo lần thứ nhất lật đổ Mobutu vào năm 1997, đất nước này lại được đổi tên là Cộng hòa Dân chủ Congo. Từ năm 1998 đến năm 2003, đất nước đã chịu nhiều đau khổ từ sự tàn phá của cuộc chiến Congo lần thứ hai (đôi khi được gọi là Chiến tranh thế giới ở châu Phi).

2. Lịch sử

Thời kỳ nguyên thủy của Congolese : Sự tiến hóa của người tiền sử đã được phát hiện ra ở phía Bắc và các phần phía Tây bắc của Trung Phi trong khoãng hai nghìn năm trước công nguyên. Họ sản xuất lương thực (hạt kê), với một vài hàng hóa nội địa và đã phát triển loại cây trồng chủ yếu là đầu cọ. Vài thế kỷ sau, chừng 2500 trước công nguyên.

Các loại chuối đã khá nổi tiếng ở nam Cameroon. Từ 3500 đến 2000 năm, bắt đầu bứt khỏi từ vùng trung tâm Cameroon trên cả hai bờ sông Sannaga. Trước người tiền sử của miền bắc và miền Tây trung Phi có thể theo sau về hướng Tây Nam và hướng Nam.

Trong RD Congo các làng đầu tiên trong vùng phụ cận của Mbandaka và hồ Tumba đã được biết đến như (truyền thống Imbonga) trong khoảng chừng 2600 năm trước công nguyên. Trong vùng trũng Congo, phía bắc biên giới người Angolan.

Nó là (truyền thống Ngovo) trong khoảng chừng 2300 năm trước công nguyên được xem như đạt đến sự tiến bộ nhiều của người tiền sử.

Trong thời kỳ Kivu. Đất nước trải dọc tới phía Đông, những ngôi làng (truyền thống Urewe) đầu tiên xuất hiện khoảng chừng 2600 năm trước công nguyên.

Tóm tắt lịch sử hiện đại : Năm 1908, Cônggô bị Bỉ chiếm làm thuộc địa. Ngày 30-6-1960, Cônggô giành độc lập. Năm 1971, Cônggô đổi tên thành Cộng hòa Daia. Tháng 8-1992, Daia đổi lại tên nước thành Cộng hòa Cônggô.

Từ năm 1994 Cộng hòa Cônggô bị chia cắt do cuộc nội chiến và xung đột sắc tộc và do dòng người tị nạn từ Ruanda và Burunđi tràn sang. Quân đội Uganđa, Ruanđa, Dimbabuê, Ănggôla và Namibla đã can thiệp vào cuộc xung đột này. Từ tháng 5-1997 Cộng hòa Cônggô đổi tên thành Cộng hòa dân chủ Cônggô. Hiệp định ngừng bắn đã được ký kết ngày 10-7-1999, nhưng hoạt động quân sự vẫn chưa kết thúc.

3. Địa lí, Đơn vị hành chính

Vị trí địa lý: Nằm ở Trung Phi, phía bắc giáp Cộng hòa Trung Phi, Sudan, phía đông giáp Uganda, Rwanda, Burundi, Tanzania, phía nam giáp Zambia, Angola, phía tây giáp Đại Tây Dương và Cộng hòa Congo. Tọa độ: 0000 vĩ bắc, 25000 kinh đông.

Diện tích: 2.345.410 km2.

Khí hậu: Nhiệt đới; nóng và ẩm ở vùng xích đạo; khô ở các vùng đất cao phía nam; ẩm ướt ở các vùng cao nguyên phía đông. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất: 24 – 280C, tháng lạnh nhất: 22 – 250C. Lượng mưa trung bình: 1.000 – 2.500 mm.

Địa hình: Vùng lòng chảo trung tâm rộng lớn là vùng cao nguyên thấp; các dãy núi ở phía đông.

Tài nguyên thiên nhiên: Cô ban, đồng, dầu mỏ, kim cương, vàng, bạc, kẽm, mangan, germanium, uranium, radium, bôxit, quặng sắt, than đá, tiềm năng thuỷ điện, gỗ, v.v..

Các khu vực hành chính: 10 tỉnh và 1 thành phố*: Bandundu, Bas-Congo, Equateur, Kasai-Occidental, Kasai-Oriental, Katanga, Kinshasa*, Maniema, Nord-Kivu, Orientale, Sud-Kivu.

Thủ đô: Kinxasa (Kinshasa)

Các thành phố lớn: Lumunbashi, Kisangani…

Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Kinxasa, sông Daia, công viêc quốc gia Kaudi Biêga và công viên Garamba, khu rừng nhiệt đới Magumbê, hồ Kivu, đỉnh núi Nyamulagira.

4. Chính trị

Chính thể: Trong giai đoạn quá độ đến chính phủ đại diện

Hiến pháp: Thông qua ngày 24-6-1967 và đã được sửa đổi nhiều lần vào các năm 1974, 1978, 1990;

Cơ quan hành pháp:Đứng đầu nhà nước và chính phủ: Tổng thống.

Cơ quan lập pháp: Hội đồng lập hiệu quả độ 300 thành viên do Tổng thống chỉ định.

Cơ quan tư pháp: Tòa án tối cao.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Phong trào Cách mạng của nhân dân (MPR), Liên minh vì dân chủ và tiến bộ xã hội (UDPS), Đảng Lumumba thống nhất (PALU), Đảng Dân chủ xã hội Thiên chúa giáo (PDSC), v.v..

Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 13/4/1961. Tham gia các tổ chức quốc tế AfDB, ECA, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ITU, OAU, UN, UNTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, v.v..

5. Kinh tế

Đơn vị tiền tệ: franc Cônggô (CF)

Tổng quan:CHDC Cônggô có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: Côban, đồng, dầu lửa, kim cương, vàng, bạc, kẽm, uranium, gỗ, tiềm năng thuỷ điện. Chiến tranh và xung đột phe phái đã làm cho nền kinh tế suy giảm, lạm phát tăng, nợ nước ngoài càng lớn. Điều kiện kinh tế xã hội không thuận lợi cho đầu tư và phát triển. GDP (2003): 5,7 tỷ USD, trong đó công nghiệp 12,5%, nông nghiệp 58,7% và dịch vụ 28,8%.

Sản phẩm công nghiệp: Nước khoáng, hàng tiêu dùng, kim cương.

Sản phẩm nông nghiệp: Chuối, cà phê, đường, chè, cao su.

6. Nhân khẩu, Ngôn ngữ

-Dân số: 60.085.000 người (ước tính 2005)

-Mật độ dân số: Xấp xỉ 19 người/km2.

-Các dân tộc: Trong số các nhóm dân tộc Phi, dân tộc Bantu chiếm đa số; có 4 bộ lạc lớn nhất là Mongo, Luba, Cônggô (tất cả thuộc dân tộc Bantu), và Mangbetu-Azande (Hamitic), chiếm khoảng 45% tổng số dân.

-Ngôn ngữ chính: Tiếng Pháp; tiếng Lingala (một ngôn ngữ thương mại Pháp), tiếng Kingwana (tiếng thổ dân Kiswahili hay Swahili), tiếng Kikongo, tiếng Tshiluba cũng được sử dụng.

Tôn giáo: Đạo Thiên chúa (47%), đạo cổ truyền châu Phi (50%), Đạo Hồi (2%).

7. Văn hóa,Giáo dục

Giáo dục: Hệ thống giáo dục chưa phát triển, cơ sở vật chất nghèo nàn và rất thiếu cán bộ, tỷ lệ học sinh đến trường thấp. Tỷ lệ biết chữ rất thấp.