VISA ĐI HY LẠP – Liên hệ 036 759 6889

VISA DU LỊCH HY LẠP

Visa du lịch Hy Lạp

Hồ sơ bao gồm:

1. Đơn xin visa Theo mẫu

2. Hộ chiếu bản gốc, còn hạn 6 tháng, có chữ ký

3. 2 ảnh kích cỡ  3.5 x 4.5 cm (nền trắng không quá 6 tháng)

4. Sổ hộ khẩu (bản sao tất cả các trang, sao y bản chính)

5. Giấy đăng ký kết hôn/ly hôn/ chứng tử (bản sao, sao y bản chính)

6. Lịch trình du lịch chi tiết

7. Giấy tờ chứng minh công việc:

+ Nếu là chủ doanh nghiệp: Giấy phép đăng ký kinh doanh + Biên lai thuế 3 tháng gần nhất(Bản sao, sao y bản chính), sao kê tài khoản ngân hàng.

+ Nếu là nhân viên: Hợp đồng lao động, bảng lương 3 tháng gần nhất (bản sao, có đóng dấu treo công ty), đơn xin nghỉ phép đi du lịch được xác nhận từ chủ lao động ghi rõ tên và chức vụ của người nộp đơn, việc đồng ý cho nghỉ phép trong khoảng thời gian chuyến đi. Trong văn bản này phải có địa chỉ, số điện thoại liên lạc của chủ lao động cùng với dấu và chữ ký của người cấp giấy xác nhận này.

+ Người về hưu: Quyết định nghỉ hưu, thẻ hưu, sổ hưu

+ Trẻ em 18 tuổi không có bố mẹ đi cùng cần có giấy đồng ý của bố hoặc mẹ có xác nhận của chính quyền địa phương, bản sao công chứng giấy khai sinh của trẻ và bản sao CMND của bố hoặc mẹ.

8. Giấy tờ chứng minh tài chính:

+ Giấy tờ nhà đất (bản sao, sao y bản chính)

+ Sổ tiết kiệm hoặc số dư tài khoản tại thời điểm hiện tại từ 100.000.000 VND trở lên … (xác nhận của ngân hàng)

9. Vé máy bay khứ hồi

10. Giấy xác nhận đặt phòng khách sạn

11. Bảo hiểm du lịch Toàn Cầu

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa du lịch Hy Lạp, vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

VISA CÔNG TÁC HY LẠP

Visa thương mại Hy Lạp

Hồ sơ bao gồm:

1. Đơn xin visa Theo mẫu

2. Hộ chiếu bản gốc, còn hạn 6 tháng, có chữ ký

3. 2 ảnh kích cỡ  3.5 x 4.5 cm (nền trắng không quá 6 tháng)

4. Sổ hộ khẩu (bản sao tất cả các trang, sao y bản chính)

5. Giấy đăng ký kết hôn/ly hôn/ chứng tử (bản sao, sao y bản chính)

6. Thư mời của công ty tại Hy Lạp nêu rõ mục đích và thời gian của chuyến đi cùng với lịch trình cụ thể của chuyến đi và danh sách những người được mời + bản sao.

7. Hợp đồng liên kết giữa 2 công ty

8. Quyết định cử đi công tác của công ty tại Việt nam

7. Giấy tờ chứng minh công việc:

+ Nếu là chủ doanh nghiệp: Giấy phép đăng ký kinh doanh + Biên lai thuế 3 tháng gần nhất(Bản sao, sao y bản chính), sao kê tài khoản ngân hàng.

+ Nếu là nhân viên: Hợp đồng lao động, bảng lương 3 tháng gần nhất (bản sao, có đóng dấu treo công ty), đơn xin nghỉ phép đi du lịch được xác nhận từ chủ lao động ghi rõ tên và chức vụ của người nộp đơn, việc đồng ý cho nghỉ phép trong khoảng thời gian chuyến đi. Trong văn bản này phải có địa chỉ, số điện thoại liên lạc của chủ lao động cùng với dấu và chữ ký của người cấp giấy xác nhận này.

8. Giấy tờ chứng minh tài chính (Nếu có)

+ Giấy tờ nhà đất (bản sao, sao y bản chính)

+ Sổ tiết kiệm hoặc số dư tài khoản tại thời điểm hiện tại từ 100.000.000 VND trở lên … (xác nhận của ngân hàng)

9. Vé máy bay khứ hồi

10. Giấy xác nhận đặt phòng khách sạn

11. Bảo hiểm du lịch Toàn Cầu

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa công tác Hy Lạp, vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

VISA THĂM THÂN HY LẠP

Visa thăm thân Hy Lạp

Hồ sơ xin visa: 

1. Đơn xin visa Theo mẫu

2. Hộ chiếu bản gốc, còn hạn 6 tháng, có chữ ký

3. 2 ảnh kích cỡ  3.5 x 4.5 cm (nền trắng không quá 6 tháng)

4. Sổ hộ khẩu (bản sao tất cả các trang, sao y bản chính)

5. Giấy đăng ký kết hôn/ly hôn/ chứng tử (bản sao, sao y bản chính)

6. Người bảo lãnh:

+ Thư mời theo mẫu của Tòa thị chính Hy Lạp

+ Bản sao hộ chiếu của người mời

+ Bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữa người mời và người xin visa (giấy khai sinh, hình ảnh, thư từ, email…)

+ Nếu người mời chi trả chi phí chuyến đi, yêu cầu cung cấp thông tin về nguồn tài chính của người mời: Xác nhận công việc, Sao kê tài sản ngân hàng 3 tháng.

7. Giấy tờ chứng minh công việc:

+ Nếu là chủ doanh nghiệp: Giấy phép đăng ký kinh doanh + Biên lai thuế 3 tháng gần nhất(Bản sao, sao y bản chính), sao kê tài khoản ngân hàng.

+ Nếu là nhân viên: Hợp đồng lao động, bảng lương 3 tháng gần nhất (bản sao, có đóng dấu treo công ty), đơn xin nghỉ phép đi du lịch được xác nhận từ chủ lao động ghi rõ tên và chức vụ của người nộp đơn, việc đồng ý cho nghỉ phép trong khoảng thời gian chuyến đi. Trong văn bản này phải có địa chỉ, số điện thoại liên lạc của chủ lao động cùng với dấu và chữ ký của người cấp giấy xác nhận này.

+ Người về hưu: Quyết định nghỉ hưu, thẻ hưu, sổ hưu

+ Trẻ em 18 tuổi không có bố mẹ đi cùng cần có giấy đồng ý của bố hoặc mẹ có xác nhận của chính quyền địa phương, bản sao công chứng giấy khai sinh của trẻ và bản sao CMND của bố hoặc mẹ.

8. Giấy tờ chứng minh tài chính:

+ Giấy tờ nhà đất (bản sao, sao y bản chính)

+ Sổ tiết kiệm hoặc số dư tài khoản tại thời điểm hiện tại từ 100.000.000 VND trở lên … (xác nhận của ngân hàng)

9. Vé máy bay khứ hồi

10. Giấy xác nhận đặt phòng khách sạn

11. Bảo hiểm du lịch Toàn Cầu

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa thăm thân Hy Lạp, vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

MIỄN THỊ THỰC HY LẠP

MIỄN VISA HY LẠP

Công dân sở hữu hộ chiếu phổ thông của các quốc gia và vùng lãnh thổ sau được miễn thị thực khi đến Hy Lạp

Albania  Nhật Bản  San Marino
Andorra  Kiribati  Serbia
Antigua và Barbuda  Macao  Seychelles
Argrentina  Macedonia  Singapore
Úc  Malaysia  Quần đảo Solomon
Bahamas  Quần đảo Marshall  Hàn Quốc
Barbados  Mauritius  Đài Loan
Bosna và Hercegovina  México  Timor Leste
Brasil  Micronesia  Tonga
Brunei  Moldova  Trinidad và Tobago
Canada  Monaco  Tuvalu
Chile  Montenegro  Ukraina
Colombia  New Zealand  Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
Costa Rica  Nicaragua  Hoa Kỳ
Dominica  Palau  Uruguay
El Salvador  Panama  Vanuatu
Gruzia  Paraguay   Thành Vatican
Grenada  Peru  Venezuela
Guatemala  Saint Kitts và Nevis Công dân Anh mà không phải công dân của
Vương quốc Anh
Honduras  Saint Lucia  Samoa
Hồng Kông  Saint Vincent và Grenadines Israel

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Hy Lạp xin vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC HY LẠP

1. Vị trí địa lý

Lãnh thổ Hy Lạp bao gồm phần đất liền nằm trên bán đảo Balkan và khoảng 3000 hòn đảo nằm trên biển Ionia, Địa Trung Hải và biển Aegean. Những đảo lớn nhất của Hy Lạp là đảo Crete, Rhodes, Corfu Tổng diện tích của Hy Lạp là 131.940 km², trong đó phần nước chiếm tỉ lệ 0,9%.

Đường biên giới trên bộ của Hy Lạp dài tổng cộng 1935 km. Hy Lạp chia sẻ đường biên giới chung với các quốc gia là Albania (282 km), Bulgaria (494 km), Thổ Nhĩ Kỳ (931 km) và Cộng hòa Macedonia (228 km). Mặc dù có diện tích nhỏ nhưng do có nhiều đảo và quần đảo nên chiều dài đường bờ biển của Hy Lạp rất lớn, lên tới 130.800 km và đứng thứ 10 trên thế giới về độ dài đường bờ biển.

2. Khí hậu

Địa hình có ảnh hưởng quan trọng đối với khí hậu của Hy Lạp. Ví dụ như sườn phía tây của dãy núi Pinlus hứng gió nhiều hơn so với phần phía đông, cho nên có độ ẩm và lượng mưa cao hơn hẳn so với sườn phía đông bị khuất gió.

Khí hậu Hy Lạp có thể chia thành 3 kiểu khí hậu chính:

 Khí hậu Địa Trung Hải là loại khí hậu chủ yếu ở Hy Lạp với một mùa đông ấm áp và mưa nhiều, song thỉnh thoảng cũng có thể có tuyết rơi ở những quần đảo xa về phía nam Hy Lạp. Mùa hạ thường rất nóng và khô hạn. Chính đặc điểm này của khí hậu Địa Trung Hải đã dẫn đến những vụ cháy rừng rất lớn tại Hy Lạp, gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Gần đây nhất vào tháng 8 năm 2007, một vụ cháy rừng đã lan rộng khắp đất nước Hy Lạp khiến 64 người chết và gây thiệt hại 1,6 tỷ đô la Mỹ. Khí hậu núi cao phân bố chủ yếu ở những vùng núi phía tây bắc Hy Lạp, bán đảo Peloponnese và dãy núi Pinlus. Tại những vùng này, khí hậu thay đổi theo độ cao. Khí hậu ôn hòa có diện tích phân bố nhỏ, tập trung ở vùng đông bắc Hy Lạp với nhiệt độ mát mẻ hơn so với khí hậu Địa Trung Hải và có lượng mưa vừa phải.

Thủ đô Athens của Hy Lạp thuộc kiểu khí hậu chuyển tiếp giữa Địa Trung Hải và ôn hòa. Nhiệt độ trung bình cao nhất tại đây vào tháng 7 là 33,5 °C, còn nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 là 5,2 °C. phía bắc của thành phố Athens có kiểu khí hậu ôn hòa trong khi những vùng phía nam lại mang khí hậu Địa Trung Hải.

3. Kinh tế

Hy Lạp là một quốc gia có nền kinh tế phát triển cao. Từ sau Thế chiến thứ hai, Hy Lạp đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế kỳ diệu với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 7% từ năm 1950 đến năm 1973. Những chính sách cải cách kinh tế hợp lý cùng với việc gia nhập Liên minh Châu Âu đã thúc đẩy nền kinh tế Hy Lạp phát triển mạnh mẽ, đồng thời nâng cao mức sống cho người dân Hy Lạp. Chỉ số phát triển con người  (HDI) của Hy Lạp năm 2006 là 0,921 – đứng thứ 24 trên thế giới. Thu nhập bình quân đầu người của Hy Lạp năm 2007 là 23.500 USD.

4. Văn học

Đất nước Hy Lạp có một truyền thống văn học giàu có. Những bộ thiên sử thi Iliad và Odyssey là những tác phẩm văn học lớn đầu tiên của châu Âu. Hy Lạp cũng là nơi khởi nguồn của thể loại thơ trữ tình trong văn học phương Tây hiện đại. Vào thế kỉ 6 trước Công nguyên, nhà văn Aesop đã viết những câu chuyện ngụ ngôn mà ngày nay nổi tiếng toàn thế giới. Đất nước Hy Lạp cũng là nơi ra đời của nghệ thuật sân khấu với những tác phẩm như bộ ba bi kịch Oresteia của Aeschylus hay các vở hài kịch của nhà thơ Aristophanes. Cũng trong thời kỳ này, triết học Hy Lạp đã đạt đến đỉnh cao với những nhà triết học bậc thầy như Platon và Aristotle.

Trong thời kỳ Byzantine, nền văn học Hy Lạp đã chịu ảnh hưởng của khá nhiều dòng văn hóa khác nhau như Cơ đốc giáo, La Mã và phương Đông (tức Ba Tư). Giai đoạn này đánh dấu bởi sự phát triển của những tác phẩm thơ trào phúng.

Sau khi giành lại độc lập vào năm 1821, nền văn học Hy Lạp đã phát triển mạnh với những xu hướng cách mạng và chịu ảnh hưởng của Thời đại Khai sáng. Trong thế kỉ 20, đất nước Hy Lạp đã có rất nhiều nhà văn lớn. Hy Lạp từng có 2 nhà văn đoạt giải thưởng Nobel Văn học, đó là Giorgos Seferis vào năm 1963 và Odysseas Elytis vào năm 1979. Ngoài ra còn có một số nhà văn khác như Nikos Kazantzakis và Vassilis Vassilikos cũng có nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới.

5. Ẩm thực

Một đĩa bánh baklava

Ẩm thực Hy Lạp rất đa dạng và phong phú, đồng thời chịu ảnh hưởng của nhiều dòng ẩm thực khác nhau như của miền nam nước Pháp, Ý và Trung Đông. Dầu ôliu là loại hương liệu đặc trưng và có mặt trong hầu hết các món ăn của Hy Lạp. Cây lương thực chủ yếu của Hy Lạp là lúa mì, song bên cạnh đó còn có lúa mạch. Các loại rau xanh được dùng phổ biến tại đây là cà, cà chua, khoai tây, đậu xanh, ớt xanh và hành. Mật tại Hy Lạp được chế biến chủ yếu từ mật của các loại hoa, đặc biệt là từ họ cam quýt.

Các món ăn của Hy Lạp thường được chế biến với rất nhiều loại hương liệu như rau kinh giới, hành, tỏi, thì là, bạc hà, quế… Thịt cừu và thịt dê khá phổ biến tại Hy Lạp, nhưng thịt bò thì hiếm hơn. Các món cá cùng rất phổ biến, đặc biệt là tại những vùng duyên hải và đảo của Hy Lạp. Nước này cũng có rất nhiều loại phó mát được chế biến khác nhau.

Các món khai vị thường được phục vụ với bánh mì và rượu. Pho mát feta được làm từ sữa cừu và sữa dê là một món khai vị truyền thống tại nước này. Hy Lạp cũng có rất nhiều món súp như avgolemono, fasolada, magiritsa… Baklava là món bánh ngọt phổ biến tại đây, bên cạnh đó có món bánh mì tsoureki được ăn vào dịp Lễ Phục sinh. Có rất nhiều món ăn truyền thống của Hy Lạp có nguồn gốc từ nước ngoài.

6. Các điểm du lịch nổi tiếng Hy Lạp

Hy Lạp nằm ở phía Nam bán đảo Balkan của Châu Âu, là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất Thế giới. Hy Lạp vốn là đất nước của các vị thần. Chúng ta sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những đền thờ cổ kính, trang nghiêm như đền Parthenon với lối kiến trúc điêu khắc từ đá cẩm thạch. Bên cạnh đó thủ đô Athens cũng là nơi mua sắm và tham quan lí tưởng cho du khách. Đồng thời những món quà mỹ phẩm hay những món ăn mang hương vị Châu Âu được chế biến kèm với cây oliu nổi tiếng cũng là điều nhấn đáng nhớ của Hy Lạp.

Santorini

Anh1-9715-1421031539.jpg

Santorini thuộc cụm đảo Cyclades nằm trên bở biển Aegean thuộc Hy Lạp. Từ lâu nơi đây đã nổi tiếng với những vách đá dựng đứng ôm lấy bở biển cát đen đặc trưng của bụi núi lửa, cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp cùng với lối kiến trúc độc đáo của hai gam màu trắng và xanh da trời. Thủ phủ của đảo là ngôi làng Fira, nằm ở độ cao khoảng 400m so với mặt nước biển. Ở nơi này, du khách có thể qua đêm, vui chơi và thưởng thức ẩm thực độc đáo trên đảo.

Đền Parthenon

Anh2-9036-1421031539.jpg

Đền Parthenon là công trình kiến trúc đẹp nhất nằm trên đỉnh của thành cổ Acropolis, Hy Lạp. Đền được xây dựng từ năm 477 trước Công nguyên và được hoàn thành vào năm 432 trước Công nguyên. Ngôi đền có hành lang cột bao quanh, hai mặt chính bao gồm tám cột và mười bảy cột ở hai bên được xây dựng hoàn toàn từ đá cẩm thạch Pentelic tươi sáng, riêng mái nhà và trần nhà được chạm khắc từ gỗ Cypress có mùi thơm. Hàng năm nơi đây thu hút một lượng lớn khách du lịch tới thăm quan.

Mykonos

Anh3-7903-1421031539.jpg

Nằm ở phía Đông Nam, Mykonos là một trong những hòn đảo nổi tiếng nhất Hy Lạp. Kiến trúc nơi đây đặc trưng bởi tất cả những ngôi nhà ở trung tâm thị trấn đều sơn màu trắng với ô cửa sổ màu xanh đậm màu nước biển và những giàn hoa đỏ thắm treo ngoài ban công. Buổi tối là khoảnh khắc tuyệt vời nhất của Mykonos khi ánh đèn được thắp lên hầu như cùng lúc từ các ngôi nhà, nhà hàng, bãi biển… Những món ăn ngon, những bãi biển đẹp, những giây phút sảng khoái đắm mình trong bầu không khí trong lành đã biến nơi đây thành điểm đến lý tưởng cho tuần trăng mật của các cặp đôi.

Meteora

Anh4-4125-1421031539.jpg

Nếu có dịp đến Hy Lạp, du khách không nên bỏ qua Meteora, quần thể tu viện rộng lớn được xây dựng trên những núi đá sa thạch tự nhiên ở miền Tây Bắc Thessaly, gần sông Pinios và núi Pindus của Hy Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, Meteora có nghĩa là “lơ lửng trong không trung” vì tất cả đều nằm trên những đỉnh núi đá cao chót vót. Ngày nay, những lối đi lên xuống tu viện Meteora đã được cải tiến, đã có cầu thang chạm khắc vào đá và không còn dùng thang dây nữa nên vấn đề đi lại không còn là mối bận tâm đối với nhiều du khách tham quan. Du khách có thể ghé thăm tu viện vào bất cứ thời gian nào trong năm nhưng nên tránh khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 vì lúc này lượng khách viếng thăm rất cao.

Nhà hát Delphi

Anh5-9704-1421031539.jpg

Ở thời kỳ cổ đại, nhà hát Delphi là biểu tượng cho tôn giáo Hy Lạp và là nơi thờ thần Apollo đáng kính.  Với 35 hàng ghế đá xếp theo hình cánh cung, nhà hát có thể chứa đến 5.000 người đến thưởng thức các cuộc thi diễn kịch, đọc thơ, trình diễn nhạc trong các lễ hội thường kỳ diễn ra tại đây.

Bờ biển Myrtos

Anh6-5452-1421031539.jpg

Bờ biển Myrtos nằm ở phía Tây Bắc Kefalonia nổi tiếng với màu xanh ngọc bích tuyệt đẹp của nước biển cùng những bãi cát mịn và vách đá cao. Chính nhờ những điều này mà Myrtos liên tiếp 12 lần được vinh danh là bãi biển đẹp nhất Hy Lạp.

Samaria

Anh7-4890-1421031539.jpg

Samaria là hẻm núi dài nhất châu Âu với nằm ở phía Tây Nam đảo Crete. Hàng năm có hơn 2 triệu lượt khách tới đây tham quan, đi bộ băng qua những rừng bách, rừng thông cổ đại. Samaria dài hơn 16km và phải mất từ 4 đến 7 tiếng mới đi hết.

Lindos

Anh8-3034-1421031539.jpg

Lindos là một trong ba thành phố cổ đầu tiên của Rhodos và bây giờ là ngôi làng nổi tiếng nhất ở Hy Lạp bởi thành cổ Acropolis trên đỉnh núi cao và những ngôi nhà trắng toát được trang trí khá duyên dáng với những cánh cửa xanh và giàn hoa giấy màu hồng nằm lưng chừng dốc núi. Cách trung tâm ngôi làng không xa là hai bãi biển tuyệt đẹp Lindos và Saint Pauls.

Thị trấn Mystras

Anh9-7182-1421031539.jpg

Là trung tâm quyền lực của đế chế Byzantyne, thị trấn Mystras có những kiến trúc nổi bật từ thời Trung cổ. Cảnh quan đô thị chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau, từ Latin cùng đế chế Byzantine đến Venice và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày nay, khu di tích lịch sử thời Trung cổ này vẫn giữ được những tàn tích của lịch sử giữa không gian thiên nhiên hoang sơ cổ kính và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Ngọn Athos

Anh10-5397-1421031539.jpg

Được người Hy Lạp gọi là núi thiêng, ngọn Athos bao quanh bởi núi non và bán đảo ở Macedonia, nằm ở phía Bắc Hy Lạp. Các tu viện ở đây được xây dựng trên những vách đá cheo leo và được bao quanh bởi những bức tường dày. Nơi đây có một đạo luật vô cùng kỳ lạ, đó là cấm tiệt phụ nữ. Trước khi đặt chân đến đảo, du khách phải trút toàn bộ xiêm y để xác thực giới tính, đề phòng trường hợp nữ đóng giả nam. Những trường hợp vi phạm nếu bị phát hiện sẽ bị bắt giữ.