VISA ĐI THỤY SỸ – Liên hệ 036 759 6889

VISA ĐI THỤY SỸ

VISA ĐI THỤY SĨ

Hồ sơ bao gồm:

1. Tờ khai xin visa Theo mẫu, điền thông tin và có chữ ký

2. 2 ảnh màu, mới chụp, cỡ ảnh hộ chiếu, phông nền sáng

3. Hộ chiếu (bản gốc + bản sao), ít nhất 3 tháng sau ngày thị thực hết hạn.  Nộp bản sao hộ chiếu trên khổ giấy A4 với 7 trang đầu và tất cả các trang có dấu và thị thực khác.

4. Bản sao kê tài khoản ngân hàng ba tháng gần nhất (Bản gốc)

5. Giấy tờ chứng minh tài chính khác (Bản sao)

6. Hộ khẩu (Bản gốc + bản sao) Nêu rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, số hộ chiếu của từng thành viên trong đoàn và xác nhận đương đơn đã trả đủ tiền cho toàn bộ chuyến đi.

7. Lịch trình chi tiết của toàn bộ chuyến đi bao gồm tên và địa chỉ của các khách sạn

8. Xác nhận đặt phòng của khách sạn (Bản sao)

9. Thư mời của một công ty du lịch tại Thụy Sỹ (Bản gốc)

10. Chương trình chi tiết (Bản sao)

11. Đặt chỗ vé máy bay khứ hồi (Bản sao)

12. Bảo hiểm y tế du lịch (Bản gốc): Bảo hiểm y tế bắt buộc khi du lịch có giá trị cho tất cả các nước Schengen với trị giá ít nhất là 50.000 Franc Thụy Sĩ hoặc 30.000 Euro cho toàn bộ thời gian lưu lại khu vực Schengen. Khi đi lại trong khối Schengen phải mang hợp đồng bảo hiểm bản chính cùng hộ chiếu vì có thể sẽ phải trình tại các biên giới Schengen.

13. Thư chấp thuận (Bản gốc)

*** Đối với nhân viên:

+ Hợp đồng lao động (bản sao)

+ Quyết định nghỉ phép của cơ quan chủ quản (Bản gốc)

+ Bảng lương của 3 tháng gần nhất (Bản gốc + bản sao)

*** Đối với chủ doanh nghiệp:

+ Giấy phép kinh doanh (Bản gốc + bản sao)

+ Bản sao các giấy tờ nộp thuế

*** Đối với người đã về hưu:

+ Bảng lương hưu, (Bản gốc + bản sao)

*** Đối với sinh viên trên 18 tuổi:

+ Xác nhận của nhà trường hiện đang theo học tại đó (Bản gốc)

+ Thẻ học sinh/ sinh viên (Bản gốc + bản sao)

*** Đối với sinh viên dưới 18 tuổi:

+ Xác nhận của nhà trường hiện đang theo học tại đó (Bản gốc)

+ Thẻ học sinh/ sinh viên (Bản gốc + bản sao)

+ Giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa đương sự và người bảo lãnh (giấy khai sinh của những người có liên quan – Bản sao)

*Nếu trẻ vị thành niên đi cùng bố mẹ cần:

+ Cam kết đồng ý của mẹ hoặc bố hoặc người giám hộ hợp pháp, có chứng thực chữ ký tại chính quyền địa phương (Bản gốc + bản sao)

*Nếu trẻ vị thành niên không đi cùng với bố mẹ cần:

+ Cam kết đồng ý của cả bố mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp, có chứng thực chữ ký tại chính quyền địa phương (Bản gốc + Bản sao)

+ Giấy khai sinh của đương sự (Bản sao)

+ Chứng minh nhân dân của cả bố và mẹ hoặc của người giám hộ (Bản sao)

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Thụy sỹ vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

MIỄN THỊ THỰC THỤY SỸ

MIỄN VISA THỤY SỸ

Công dân sở hữu hộ chiếu phổ thông của các quốc gia và vùng lãnh thổ sau được miễn thị thực khi đến Thụy Sỹ

Albania  Nhật Bản  San Marino
Andorra  Kiribati  Serbia
Antigua và Barbuda  Macao  Seychelles
Argrentina  Macedonia  Singapore
Úc  Malaysia  Quần đảo Solomon
Bahamas  Quần đảo Marshall  Hàn Quốc
Barbados  Mauritius  Đài Loan
Bosna và Hercegovina  México  Timor Leste
Brasil  Micronesia  Tonga
Brunei  Moldova  Trinidad và Tobago
Canada  Monaco  Tuvalu
Chile  Montenegro  Ukraina
Colombia  New Zealand  Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
Costa Rica  Nicaragua  Hoa Kỳ
Dominica  Palau  Uruguay
El Salvador  Panama  Vanuatu
Gruzia  Paraguay   Thành Vatican
Grenada  Peru  Venezuela
Guatemala  Saint Kitts và Nevis Công dân Anh mà không phải công dân của
Vương quốc Anh
Honduras  Saint Lucia  Samoa
Hồng Kông  Saint Vincent và Grenadines Israel

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Thụy Sỹ xin vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

TẠI SAO THỤY SỸ LÀ QUỐC GIA HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI ???

Theo một cuộc khảo sát trên mới đây trên 158 quốc gia của một cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc, Thụy Sĩ là đất nước hạnh phúc nhất thế giới.

Theo Báo cáo Hạnh phúc thế giới năm 2015 của Mạng lưới các giải pháp phát triển bền vững (SDSN), các quốc gia hạnh phúc kế tiếp là Iceland, Đan Mạch, Na Uy và Canada.

Hãy tìm hiểu về đất nước đáng sống này:

1. Là một đất nước giàu: GDP bình quân đầu người của Thụy Sĩ xếp khoảng vị trí thứ 8 hoặc thứ 9 trong bảng xếp hạng GDP trên thế giới với mức 58.000 USD một người một năm. Trong khi đó tại Anh, GDP bình quân đầu người chỉ ở mức dưới 40.000 USD.

2. Tuổi thọ cao: Tuổi thọ bình quân của người Thụy Sĩ là khoảng 82,8 tuổi – xếp vị trí thứ 10 trong bảng danh sách những quốc gia có tuổi thọ cao nhất trên thế giới.

3. Chocolate: Nghiên cứu cho thấy rằng chocolate có thể khiến não giải phóng dopamine – là loại hóa chất cần thiết đối với sự sinh tồn của con người. Nó khiến chúng ta cảm thấy sung sướng khi thực hiện những hành động cơ bản trong cuộc sống như ăn, uống, vui chơi và tất nhiên không có quốc gia nào làm chocolate được như Thụy Sĩ.

4. Người Thụy Sĩ không mắc bệnh béo phì: Thụy Sĩ là một trong những quốc gia có tỷ lệ béo phì thấp nhất ở châu Âu (khoảng 9%), ngang với Thụy Điển, Pháp, Italy, Hà Lan.

5. Thụy Sĩ là một nước trung lập: Thụy Sĩ đã không tham gia vào các cuộc chiến tranh kể từ năm 1847 và họ cũng không bỏ ra tiền tỷ để chi cho quân đội.

6. Là quốc gia đa ngôn ngữ: Một người Thụy Sĩ có thể hiểu được tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Anh và thậm chí là tiếng Italy.

7. Thời gian làm việc thấp: Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), người Thụy Sĩ làm việc trung bình 35,2 giờ trên một tuần. Trong khi đó số giờ làm việc trung bình ở Anh là 36,4, ở Tây Ban Nha là 38, ở Hy Lạp là 42,1 và ở Thổ Nhĩ Kỳ là 48,9 giờ.

8. Là đất nước có phong cảnh thiên nhiên tuyệt vời.

9. Chăm sóc sức khỏe: Thụy Sĩ nổi tiếng với hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất thế giới và cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Hội chữ thập đỏ quốc tế có trụ sở tại Geneva.

10. Họ thông minh: Thụy Sĩ có 25 người đoạt giải Nobel trong tổng dân số khoảng 8 triệu người. Đó là con số nhiều hơn bất kỳ nước nào ngoại trừ Luxembourg, Saint Lucia và quần đảo Faroe. Albert Einstein sinh ra ở Đức nhưng ông đã nghiên cứu tại Zurich và phát triển lý thuyết tương đối trong khi sống ở Bern.11. Ursula Andress: Là một nữ diễn viên người Mỹ gốc Thụy Sỹ và một trong những biểu tượng sex của thập niên 1960. Bà được biết đến với vai diễn Bond Girl Honey Rider trong tập phim về điệp viên 007 đầu tiên năm 1962. Vai diễn này đã giúp Ursula giành được giải Quả cầu vàng đầu tiên trong sự nghiệp. Ngoài ra, Ursula Andress được tạp chí Empire bình chọn là một trong 100 ngôi sao quyến rũ nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới vào năm 1995.

12. Là quốc gia dân chủ: Thụy Sĩ được coi quốc gia có nền dân chủ trực tiếp. Công dân bình thường có thể đề nghị thay đổi hiến pháp hoặc có thể được yêu cầu trưng cầu dân ý về luật pháp mới.

13. Có nhiều hồ: Các thành phố của Thụy Sĩ thường nằm bên cạnh hồ. Và chắc chắn làm việc gần các hồ nước sẽ làm bạn giảm bớt mức độ căng thẳng.

Thành phố Lausanne. Ảnh: Alamy.
Thành phố Lausanne

14. Ngắm cảnh trên tàu: Ít có quốc gia nào mà bạn có thể tha hồ ngắm cảnh khi làm một chuyến du lịch bằng tàu hỏa như Thụy Sĩ.

15. Pho mát: Pho mát Thụy Sĩ rất nổi tiếng và được coi là “vua của các loại pho mát”.

16. Là quốc gia có nhiều thành phố dễ sống nhất thế giới: Trong cuộc khảo sát về chất lượng sống của Mercer vào năm nay, Zurich đứng vị trí thứ 2, Geneva đứng vị trí 8 và Bern đứng vị trí thứ 13, trong khi London đứng tới vị trí 40.

17. Họ luôn luôn đúng giờ: Thụy Sĩ là đất nước thống trị ngành sản xuất đồng hồ trên thế giới và tất nhiên người Thụy Sĩ rất đúng giờ.

TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC THỤY SỸ

1. Thông tin chung

Tên chính thức là liên bang Thụy Sĩ (tiếng La tinh là Confoederatio Helvetica). Vì vị trí địa lý ở trung tâm châu Âu và không giáp biển nên Thụy Sĩ được coi như “trái tim” của châu Âu, giáp với Ý, Áo, Đức, Pháp và công quốc Liechtenstein. Vì vậy nền văn hóa của Thụy Sĩ cũng chịu ảnh hưởng của những quốc gia kể trên. Ngôn ngữ phổ biến nhất ở Thụy Sĩ là tiếng Đức (được sử dụng bởi 64 % dân số), kế đến là tiếng Pháp và tiếng Ý; ngoài ra tiếng La tinh cũng được sử dụng nhưng không phổ biến. Thụy Sĩ có nền kinh tế phát triển cao và là một trong những quốc gia có chất lượng sống tốt nhất thế giới, nổi tiếng và đi đầu trong lĩnh vực ngân hàng-tài chính và du lịch. Ngoài ra ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ của Thụy Sĩ nổi danh khắp nơi trên thế giới với những nhãn hiệu như Swatch, Rolex, Omega, Oris, Zodiac … Thụy Sĩ là một quốc gia trung lập, yên bình, được chọn là nơi đặt trụ sở chính của Ủy ban Chữ Thập Đỏ Quốc Tế, Tổ chức Thương Mại Thế Giới, v..v. Thành phố lớn nhất của Thụy Sĩ là Zurich còn thủ đô là Bern.

Dân số: 7,7 triệu dân

Thu nhập bình quân đầu người: $57,328/năm

Những thành phố đông dân nhất: Zurich, Geneva, Basel

Diện tích: 41,300 km2

Ngôn ngữ chính: Đức, Pháp, Ý

Tôn giáo chính: Thiên Chúa Giáo La Mã (41.8%), Tin Lành (35,3%), ngoài ra còn có Hồi giáo, Do Thái giáo, v..v

2. Vị trí địa lý

Thụy Sĩ nằm giữa Đường vĩ độ bắc 45° và đường vĩ độ bắc 48°, và kinh độ 5° và 11° đông. Quốc gia này có 3 kiểu địa hình cơ bản gồm Swiss Alps ở phía nam, Cao nguyên Thụy Sĩ, và dãy núi Jura ở phía bắc. Alps là dãy núi cao nhất chạy qua miền trung-nam của quốc gia này, chiếm 60% tổng diện tích của Thụy Sĩ. Trong số các thung lũng cao của Swiss Alps có nhiều sông băng, có tổng diện tích 1.063 km². Từ đây, có những thượng nguồn của nhiều sông lớn như sông Rhine, Inn, Ticino và Rhone, chảy theo 4 hướng chính trên toàn châu Âu. Mạng lưới thủy văn gồm nhiều vực nước ngọt ở trung và tây châu Âu như Hồ Geneva, Hồ Constance và Hồ Maggiore. Thụy Sĩ có hơn 1500 hồ, và chiếm 6% tổng lượng nước ngọt châu Âu. Các hồ và sông băng chiếm khoảng 6% diện tích của quốc gia này.

Khí hậu: Thụy Sĩ có khí hậu ôn hòa, nhưng có thể có thay đổi lớn theo khu vực, từ các môi trường băng hà ở các đỉnh cao đến các vùng mát mẻ gần khí hậu Địa Trung Hải ở tận phía nam của Thụy Sĩ. Có những khu vực thung lũng ở phía nam Thụy Sĩ nơi mà có thể tìm thấy các loài cây cọ chịu khí hậu lạnh. Mùa hè có xu hướng ấm và ẩm vào các đợt mưa, do đó những nơi này rất lý tưởng cho phát triển gia súc và đồng cỏ. Mùa đông thì ít ẩm hơn, ở những vùng núi có thể nhận thấy những khoảng chu kỳ dài có khí hậu ổn định trong vài tuần, trong khi các vùng đất thấp hơn có xu hướng chịu ảnh hưởng ngược lại, trong suốt các chu kỳ này thì không thấy mặt trời trong vài tuần.

Môi trường: Hệ sinh thái của Thụy Sĩ đặc biệt mỏng manh, do nhiều thung lũng bị chia cắt bởi các núi cao, thường hình thành các hệ sinh thái độc nhất. Các vùng núi cũng dễ bị tổn thương với nhiều kiểu thực vật không thể được tìm thấy ở những độ cao khác, và chịu nhiều áp lực từ du khách và chăn thả gia súc. Các môi trường khí hậu, địa chất và địa hình của khu vực alpine làm cho hệ sinh thái rất mỏng manh này đặc biệt nhạy cảm với biến đổi khí hậu.

3. Lịch sử:

Thụy Sĩ là một quốc gia hiền hòa và đã được hình thành khá sớm ở châu Âu, là một trong những quốc gia theo chế độ liên bang lâu đời nhất trên thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ).

Các dấu vết cổ nhất về sự tồn tại của hominidae ở Thụy Sĩ được xác định cách nay khoảng 150.000 năm. Những nơi định cư có hoạt động trồng trọt cổ nhất từng được biết đến ở Thụy Sĩ, được phát hiện ở Gächlingen, có tuổi khoảng 5300 TCN

Sau khi những người chủ trương giữ Thụy Sĩ đứng ngoài cuộc chiến tranh 30 năm trên lục địa châu Âu trong thế kỷ 17 giành thắng lợi, giữ được chủ quyền và nền độc lập của Thụy Sĩ, Chính phủ Liên bang Thụy Sĩ đã được quốc tế công nhận tại Hội nghị Hòa bình Westphalia, đặc biệt là tại Hội nghị Wien 1815, Thụy Sĩ cam kết theo đuổi quy chế trung lập có vũ trang và đã được luật pháp quốc tế bảo đảm.

Đến đầu thế kỷ 19, với sự cổ vũ của cuộc cách mạng tư sản Pháp, giai cấp tư sản Thụy Sĩ đã ra tuyên bố thành lập nhà nước Cộng hòa (Helvetic Republic) và đi tới việc chấm dứt chế độ phong kiến với cấu trúc nhà nước phong kiến cát cứ.

Sau cuộc nội chiến cuối cùng ở châu Âu năm 1847, nhà nước liên bang lỏng lẻo đã được thay thế bởi một nhà nước liên bang gắn kết hơn, tuy nhiên tính chất tự trị của các bang, các xã về cơ bản vẫn tiếp tục được duy trì. Nhiều nội dung cơ bản trong Hiến pháp liên bang ngày nay là những nội dung được soạn thảo từ Hiến pháp Liên bang được ban hành từ 1847.

4. Kinh tế
Thụy Sĩ không có nguồn tài nguyên nào khác trừ nước ngọt từ những dòng sông băng, các sông ngòi, ao hồ nên kinh tế Thụy Sĩ chủ yếu phụ thuộc vào ngành xuất khẩu với giá trị gia tăng cao. Và Thụy Sĩ cũng là quốc gia xuất khẩu đứng hàng thứ 15 trên thế giới.

Những công ty lớn của Thụy Sĩ ví dụ ngành dược phẩm có thể bán được 2 % sản lượng của họ ở thị trường trong nước.

Lượng nước ngọt dư thừa trước hết sử dụng vận hành các nhà máy dệt. Một lượng nước lớn được ưu tiên sử dụng trong ngành công nghiệp nhuộm.
Những tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực xây dựng những nhà máy thủy điện, động cơ điezen cho tàu thủy và đầu máy điện giúp Thụy Sĩ xuất khẩu những mặt hàng này đi khắp nơi trên thế giới.

Những tập đoàn lớn, nổi tiếng của Thụy Sĩ “người khổng lồ” Nestle, dược phẩm Novartis & Roche, ngân hàng UBS và Credit Suisse, tập đoàn bảo hiểm Winterthur & Zurich.

5. Giao thông

Thụy Sĩ có hệ thống giao thông phát triển cao, vời hệ thống đường bộ dày đặc và hệ thống tàu hỏa thuận tiện, hiệu quả. Hàng trăm đường hầm và cầu kỹ thuật cao bảo đảm giao thông cho đất nước nhiều đồi núi này, đặc biệt những đường hầm xuyên núi Alps giúp rút ngắn quãng đường từ phía Bắc đến phía Nam châu Âu. Tiêu biểu là đường hầm cho tàu hỏa Saint Gotthard và Lotschberg, Saint Gotthard là đường hầm dành cho xe ô tô dài nhất the61v giới và cũng là đường giao thông huyết mạch của châu Âu để băng qua núi Alps. Để bảo vệ khu vực núi đồi này khỏi những tác động xấu của việc lưu thông quá tải, chính phủ Thụy Sĩ đã hạn chế mật độ phương tiện lưu thông vào khu vực này.

Chất lượng hệ thống đường cao tốc ở Thụy Sĩ đứng đầu thế giới với tổng chiều dài đường bộ là 71,214 km (năm 2004). Số người sở hữu xe ô tô của Thụy Sĩ rất cao và đang tăng lên. Xe buýt cũng là một phương tiện giao thông công cộng quan trọng và rất nổi tiếng ở Thụy Sĩ, những tuyến xe buýt sơn màu sáng được điều hành bởi Hiệp hội xe khách Thụy Sĩ. Lịch trình của xe buýt được điều chỉnh phù hợp với giờ khởi hành của những tuyến tàu hỏa và những tuyến xe buýt này được sắp xếp gần làng và những thị trấn

Hãng hàng không quốc tế lớn nhất Thụy Sĩ là Swiss International Airlines thuộc sở hữu của tư nhân và nhà nước. Những sân bay quốc tế của Thụy Sĩ là Zurich, Geneva và Basel.

6. Y tế

Bộ luật bảo hiểm liên bang năm 1911 qui định về bảo hiểm tai nạn và bệnh tật. Bảo hiểm tai nạn là bắt buột đối với hầu hết những viên chức và công nhân. Chế độ bảo hiểm y tế bắt buộc không còn tồn tại ở cấp độ liên bang, tuy nhiên một số bang và công xã vẫn duy trì chế độ này. Bảo hiểm thất nghiệp được yêu cầu đối với tất cả những người công nhân. Bảo hiểm nhân thọ trong đó bao gồm những phúc lợi cho người tàn tật bắt buộc phải có từ năm 1948, quỹ bảo hiểm này được duy trì bằng thuế thu nhập của cả những công nhân và chủ doanh nghiệp.

7. Phong tục

Ẩm thực: Buổi sáng thường là bữa ăn nhẹ gồm vài loại bánh mì tươi, phó mát, mứt và cà phê. Bữa ăn chính theo truyền thống là bữa trưa, thường có một món chính với thịt và vài món từ khoai tây hay mì, rau củ và salad. Người ta thường dùng buổi tối nhẹ trong khoảng 6 giờ đến 7 giờ tối, thường là món sandwich. Ở những vùng nông nghiệp lớn, người ta có xu hướng dùng bữa chính vào buổi chiều.

Người dân Thụy Sĩ cũng thích kết hợp nghệ thuật ẩm thực của mình với các nước ở khu vực nói tiềng Đức, Pháp, Ý để tạo nên một phong cách ẩm thực độc đáo. Phó mát fondue (phó mát trộn với rượu và vụn bánh mì) có mặt ở khắp mọi miền đất nước và những phần phó mát nhỏ mềm tan (được gọi là Raclette) được dùng với khoai tây luộc và rau quả ngâm chua.

Món thịt thường được dùng chung với những loại sốt béo và những món thịt nguội thường được dùng làm món tráng miệng. Cá tươi luôn có sẵn ở những vùng ao hồ. Hầu hết các vùng đều có những đặc sản bao gồm xúc xích, súp, phó mát, bánh và những món ăn không thể tìm thấy ở những vùng khác trên đất nước.

Ví dụ, vùng Ticino luôn tự hào về những món ăn kiều Ý của họ. Theo phép lịch sự, mọi người chỉ bắt đầu ăn khi chủ nhà và những người lớn tuổi vào bàn. Sau đó mọi người sẽ nói “En Guete” để chúc mọi người ăn ngon miệng. Nĩa được xếp bên tay trái và dao bên tay phải. Hai tay phải luôn để trên bàn và những dụng cụ được đặt cạnh nhau trên dĩa khi ăn xong.

Xã giao: Hầu hết mọi người đều bắt tay để chào nhau và theo nghi thức truyền thống thì tước vị và họ được dùng nhiều hơn các đất nước ở phía Tây châu Âu. Mặc dù giới trẻ ngày nay thích sử dụng tên hơn, nhưng thanh niên thường chỉ dùng tên riêng đối với các thành viên trong gia đình và bạn bè. Những cử chỉ chào hỏi thay đồi theo những nhóm ngôn ngữ khác nhau và cũng theo thời gian trong ngày cũng như những tình huống khác nhau.

Mọi chuyến viếng thăm đều phải sắp xếp trước, người Thụy Sĩ hiếm khi ghé thăm ai mà không thông báo trước. Những vị khách thường đem theo một món quà nhỏ đặc biệt là trong lần đến thăm đầu tiên.

Giải trí : Người Thụy Sĩ thích những hoạt động ngoài trời như đi bộ, trượt tuyết và leo núi. Đá banh, quần vợt, bơi lội, câu cá, trượt băng và những môn thể thao dưới nước cũng rất phổ biến mặc dù có những hạn chế về tốc độ thuyền ở vài vùng hồ. Một số ít người Thụy Sĩ cũng thích những môn thể thao truyền thống, độc đáo của đất nước mình. Ví dụ, một loại hình của môn đấu vật được gọi là Schiwingen vẫn còn duy trì ở vài vùng. Nó cũng tương tự với môn vật ở Hy-La, nhưng không có những hạng cân nặng. Cũng giống như những đất nước khác, mọi người thích xem Tivi và đến rạp chiếu phim. Hàng loạt những hoạt động nghệ thuật, âm nhạc và lễ hội được tổ chức ở nhiều thành phố suốt mùa hè.

Lễ hội: Những ngày lễ chính thức bao gồm: tết Dương Lịch, (01/01), Phục Sinh (từ thứ 5 đến thứ 2), lễ Thăng Thiên, lễ Hiện Xuống (chủ nhật và thứ 2 thứ 7 sau lễ Phục Sinh), ngày Độc Lập (ngày 1 tháng 8), ngày Cầu Nguyện của liên bang (kì nghỉ lễ Tạ Ơn tháng 9), lễ Giáng Sinh (ngày 25 tháng 12) và ngày 26 tháng 12. Tất cả những vùng còn lại, ngày Quốc Tế Lao Động cũng là ngày nghỉ.

Ở Thụy Sĩ, ngày lễ Thăng Thiên cũng được gọi là “Banntag” hoặc ngày đánh dấu (Boundary Day) mà theo truyền thống mọi người sẽ kiểm tra những cột mốc ranh giới tài sản của họ và cầu phúc cho vùng đất của họ.

Giáng Sinh là ngày lễ lớn nhất của năm. Vào ngày lễ vọng Giáng Sinh, mọi thành viên trong gia đình đều tập họp lại để dự tiệc và trao đổi quà cho nhau. Họ sẽ nghỉ ngơi vào ngày Giáng Sinh và thăm bạn bè vào ngày 26 tháng 12. Ngày giao thừa (ngày 31 tháng 12) cũng là ngày lễ thánh Sylvester, người cuối cùng chưa thức sẽ bị đánh thức bằng một tiếng hét “Sylvester”. Vào buổi chiều, mọi người tổ chức tiệc, đốt pháo hoa và chuông nhà thờ ngân vang đánh dấu một năm mới bắt đầu.

8. Giáo dục

Thụy Sĩ là trung tâm giáo dục có truyền thống lâu đời và hệ thống giáo dục có chất lượng tốt nhất trên thế giới. Tỉ lệ người biết đọc viết là gần 100 %. Triết gia Jean Jacques Rousseau ở thế kỉ 18 đưa ra cách nhìn tiến bộ về giáo dục, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thể hiện cá nhân. Các trường công lập hoàn toàn miễn phí và giáo dục bắt buộc đối với trẻ em từ 6 hoặc 7 tuổi cho đến 15 hoặc 16 tuổi tùy theo qui định của từng bang. Ngôn ngữ sữ dụng giảng dạy tùy thuộc vào từng địa phương. Để đẩy mạnh sự thống nhất trên toàn quốc, học sinh tiểu học được học thêm ngoại ngữ thứ 2 của quốc gia.

Thụy Sĩ có hệ thống giáo dục nghề danh tiếng với bằng cấp có chất lượng đào tạo kỹ thuật cao. Hầu hết những trường đại học của Thụy Sĩ do chính phủ Bang quản lý bao gồm trường đại học Basel (thành lập năm 1460), trường đại học Lausanne (1537), trường đại học Geneva (1559), trường đại học Zurich (1833), trường đại học Fribourg (1889) và trường đại học Neuchâtel (1909). Chính phủ liên bang chỉ quản lý những học viện cao học như: Federal Institutes of Technology tại Zürich và Lausanne. Chất lượng giáo dục tuyệt vời của Thụy Sĩ nổi tiếng và thu hút nhiều sinh viên từ khắp nơi trên thế giới.