VISA ĐI THỔ NHĨ KỲ – Liên hệ 036 759 6889

HƯỚNG DẪN CÁCH XIN E-VISA THỔ NHĨ KỲ CHO NGƯỜI VIỆT NAM

Bước 1

Vào trang web www.evisa.gov.tr.

Bước 2

Click chuột vào ‘Apply now‘. Ở mục ‘Country/Region’ chọn ‘Vietnam’. Ở mục ‘Travel Document’ chọn ‘Ordinary Passport’. Gõ mã Security Verification rồi chọn ‘Save and Continue”.

e visa tho nhi ky 2

Bước 3

Chọn ngày nhập cảnh Thổ Nhĩ Kỳ ở mục ‘Arrival Date in Turkey’. E-visa Thổ Nhĩ Kỳ có thời hạn 180 ngày kể từ ngày cấp cho một lần nhập cảnh duy nhất với thời gian lưu trú tối đa là 30 ngày.
Phí lấy visa là 45 USD + 0.70 USD tiền dịch vụ (cập nhật ngày 30/04/2015).

e visa tho nhi ky 3

Bước 4

Kiểm tra lại thông tin. Ở trang này bạn cần xác nhận xem mình có đủ điều kiện đăng ký E-visa Thổ Nhĩ Kỳ hay không. Các bước cần kiểm tra cần có:

? Nhập cảnh Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích du lịch hoặc thương mại

? Có Visa hoặc thẻ cư trú của các nước Schengen hoặc Mỹ, Anh, và Ireland;

? Passport của bạn có vẫn còn hiệu lực trong khoảng thời gian bạn ở Thổ Nhĩ Kỳ;

? Có vé máy bay khứ hồi đến Thổ Nhĩ Kỳ của hãng Turkish Airlines, Pegasus Airlines, hoặc Onur Air;

? Nhập cảnh Thổ Nhĩ Kỳ bằng đường hàng không.

Nếu bạn thỏa mãn tất cả các điều kiện trên thì nhấn tiếp ‘Save and Continue’.

e visa tho nhi ky 4

Bước 5

Điền thông tin bản thân, bạn cần chú ý những mục sau:

? ‘Type of Supporting Doc.’: có hai lựa chọn là ‘Visa’ (thị thực) hoặc ‘Residence permit’ (thẻ cư trú). Bạn chỉ cần chọn một trong hai lựa chọn và chọn nước nơi cấp Visa hoặc Residence permit của bạn

?  ‘Mother’s name’ và ‘Father’s name’: đây không phải là thông tin bắt buộc, bạn có thể bỏ qua phần này.

Sau khi hoàn tất việc điền thông tin cá nhân, chọn ‘Save and Continue’.

e visa tho nhi ky 5

Bước 6

Kiểm tra lại thông tin cá nhân, tại đây tất cả những thông tin bạn điền ở bước 5 sẽ hiện ra để kiểm tra. Nếu tất cả thông tin là chính xác thì chọn ‘Verify’, nếu không chọn ‘Edit’ để chỉnh sửa lại thông tin. Một khi bạn chọn ‘Verify’, hồ sơ đăng kí E-visa Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được nộp.

e visa tho nhi ky 6

Bước 7

Một email xác nhận sẽ được gửi tới hòm thư điện tử của bạn (được nhập trong bước 5). Email có tiêu đề là ‘E-mail address verification message REF:…’ và người gửi là ‘[email protected]’. Bạn kiểm tra hòm thư của mình, nếu không thấy email nào đến hòm thư của mình thì hãy tìm trong hòm thư rác hay spam. Nếu không có thì bạn chọn ‘Resend e-mail’.

e visa tho nhi ky 7

Bước 8

Đây là bước xác minh tài khoản e-mail. Trong email vừa được gửi tới (bước 7), bạn hãy click vào nút ‘Approve’ (nếu không thấy thì bạn hãy chọn chế độ hiển thị hình ảnh trong email, hướng dẫn tại đây)

e visa tho nhi ky 8

Bước 9

Sau khi xác minh tài khoản e-mail, bạn sẽ được hướng tới trang thanh toán. Tại trang này bạn điền thông tin tài khoản thẻ (có thể dùng bất kì thẻ Master hay Visa nào có thể thanh toán online được). Click ‘Make Payment’ sau khi hoàn tất việc điền thông tin.

e visa tho nhi ky 9

Bước 10

Trang xác minh bạn đã hoàn tất thanh toán hiện lên, E-visa Thổ Nhĩ Kỳ (thị thực điện tử) được gửi tới email của bạn ngay sau đó.

e visa tho nhi ky 10

In E-visa Thổ Nhĩ Kỳ ra giấy:

Bạn chỉ cần in và xuất trình E-visa kèm hộ chiếu và vé máy bay tại quầy nhập cảnh hải quan Thổ Nhĩ Kỳ là có thể dễ dàng nhập cảnh vào đất nước xinh đẹp này.

e visa tho nhi ky 11

VISA DU LỊCH – THĂM THÂN THỔ NHĨ KỲ

Visa Thổ Nhĩ Kỳ

Visa Thổ Nhĩ Kỳ

Thời gian 10 – 15 ngày làm việc

Thời hạn visa: 180 ngày

Lưu trú : 30 ngày

Nhập cảnh : 1 lần

Hồ sơ xin visa:

Đơn xin visa Theo mẫu

1. 02 ảnh 4×6 cm (nền trắng, không quá 6 tháng)

2. Hộ chiếu (Bản gốc)

3. CMND (Bản sao)

4. Thư mời của người bên Thổ Nhĩ Kỳ

5. Đơn xin nghỉ phép đi du lịch (có đóng dấu của công ty)

6. Giấy tờ chứng minh công việc:

+ Nếu người xin visa là nhân viên thì cần cung cấp Bản sao Hợp đồng lao động (có đóng dấu treo cả công ty), xác nhận lương 3 tháng.

+ Nếu người xin visa là chủ doanh nghiệp thì cần cung cấp Bản sao Giấy phép kinh doanh (có công chứng), biên lai nộp thuế 3 tháng gần nhất (nếu có)

7. Lịch trình du lịch chi tiết

8. Vé máy bay khứ hồi

9. Giấy xác nhận đặt phòng khách sạn

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa du lịch – thăm thân Thổ Nhĩ Kỳ vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

VISA CÔNG TÁC THỔ NHĨ KỲ

Visa công tác Thổ Nhĩ Kỳ

Visa công tác Thổ Nhĩ Kỳ

Thời gian 10 – 15 ngày làm việc

Thời hạn visa: 180 ngày

Lưu trú : 30 ngày

Nhập cảnh : 1 lần

Hồ sơ xin visa:

Đơn xin visa Theo mẫu

1. 2 ảnh 4×6 cm (nền trắng, không quá 6 tháng)

2. Hộ chiếu (Bản gốc)

3. Chứng minh công việc tại Việt Nam:

+ Quyết định cử đi công tác của công ty tại Việt Nam

+ Nếu người xin visa là nhân viên thì cần cung cấp Bản sao Hợp đồng lao động (có đóng dấu treo cả công ty)

+ Nếu người xin visa là chủ doanh nghiệp thì cần cung cấp Bản sao Giấy phép kinh doanh (có công chứng), biên lai nộp thuế 3 tháng gần nhất (nếu có)

4. Chứng minh công việc tại Thổ Nhĩ Kỳ

+ Thư mời công tác (Bản chính)

+ Lịch trình chi tiết của chuyến đi công tác

5. Vé máy bay khứ hồi

6. Đặt phòng khách sạn

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa công tác Thổ Nhĩ Kỳ vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

GIỚI THIỆU ĐẤT NƯỚC – CON NGƯỜI THỔ NHĨ KỲ

1. Vị trí địa lý

Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Türkiye Cumhuriyeti), tên chính thức Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ, là một nước nằm trên cả lục địa Âu-Á phần lãnh thổ chính tại bán đảo Anatolia phía Tây Nam châu Á, một phần nhỏ diện tích ở vùng Balkan phía Đông Nam châu Âu.

dat nuoc va con nguoi Tho-nhi-ky

Thổ Nhĩ Kỳ có chung biên giới với: Bulgaria ở phía tây bắc; Hy Lạp phía tây; Gruzia, Armenia và phần Nakhichevan của Azerbaijan ở phía đông bắc; Iran phía đông; Iraq và Syria phía đông nam. Ngoài ra, nước này còn có biên giới với Biển Đen ở phía bắc; Biển Aegae và Biển Marmara phía tây; Địa Trung Hải phía nam.

vị trí địa lý của thổ nhĩ kỳ

Khí hậu
Biểu đồ khí hậu của Thổ Nhĩ Kỳ:
Các khu vực duyên hải của Thổ Nhĩ Kỳ giáp với biển Aegea và Địa Trung Hải có khí hậu Địa Trung Hải ôn hòa, với mùa hè nóng khô và mùa đông mát ẩm. Các khu vực duyên hải giáp với biển Đen có khí hậu đại dương ôn hòa với mùa hè ấm ẩm và mùa đông lạnh ẩm. Duyên hải biển Đen của Thổ Nhĩ Kỳ nhận lượng giáng thủy lớn nhất và là khu vực duy nhất trong nước nhận được lượng giáng thủy cao suốt năm. Phần phía đông của khu vực duyên hải này nhận được lượng giáng thủy hàng năm là 2.200 milimét (87 in), cao nhất toàn quốc.

2. Lịch sử

Vì có vị trí chiến lược ở điểm giao cắt giữa châu Á và châu Âu, Anatolia từng là cái nôi của nhiều nền văn minh từ thời tiền sử, những khu định cư thời đồ đá mới như Çatalhöyük (Pottery Neolithic), Çayönü (Pre-Pottery Neolithic A cho tới Pottery Neolithic), Nevali Cori (Pre-Pottery Neolithic B), Hacilar (Pottery Neolithic), Göbekli Tepe (Pre-Pottery Neolithic A) và Mersin.

Năm 1923 Hiệp ước Lausanne công nhận chủ quyền của nước Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ mới, Kemal được Quốc Hội trao tên tôn kính Atatürk (nghĩa “Cha của người Thổ”) và sẽ trở thành Tổng thống đầu tiên của nước Cộng hoà. Atatürk tiến hành nhiều cuộc cải cách sâu rộng với mục tiêu hiện đại hoá đất nước và loại bỏ những tàn tích cũ từ quá khứ Ottoman.

Thổ Nhĩ Kỳ tham gia Thế chiến thứ hai cùng với Đồng Minh ở giai đoạn cuối của cuộc chiến và trở thành một thành viên Liên Hiệp Quốc. Những khó khăn mà Hy Lạp phải đối đầu trong việc dẹp yên một cuộc nổi dậy cộng sản và yêu cầu của Liên bang Xô viết về việc thành lập các căn cứ quân sự ở Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ khiến Hoa Kỳ phải tuyên bố Học thuyết Truman năm 1947.

Học thuyết này đề ra các mục tiêu của Mỹ nhằm đảm bảo an ninh cho Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp và tiếp sau đó là viện trợ kinh tế cũng như quân sự ở mức độ lớn của Hoa Kỳ cho hai nước.

Sau khi tham gia với các lực lượng Liên Hiệp Quốc tại cuộc xung đột Triều Tiên, năm Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Tổ chức hiệp ước bắc Đại Tây Dương (NATO). Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp và tấn công quân sự vào Síp tháng 7 năm 1974 để trả đũa một cuộc đảo chính do EOKA-B của Hy Lạp tiến hành. Nền độc lập trên thực tế của Bắc Síp không được bất kỳ một nước nào chính thức công nhận trừ chính Thổ Nhĩ Kỳ.

Giai đoạn thập niên 1970 và 1980 được đánh dấu bởi sự bất ổn và thay đổi chính trị nhanh chóng, nhưng cũng có những giai đoạn phát triển kinh tế. Một loạt những cú sốc kinh tế dẫn tới một cuộc tuyển cử mới năm 2002, khiến Đảng Công lý và Phát triển bảo thủ do cựu thị trưởng Istanbul, Recep Tayyip Erdoğan lãnh đạo lên nắm quyền lực.

Tháng 10 năm 2005, Liên minh châu Âu bắt đầu các cuộc đàm phán về việc gia nhập với Ankara và vì thế Thổ Nhĩ Kỳ hiện là một ứng cử viên gia nhập Liên minh châu Âu.

3. Chính trị

Chính trị Thổ Nhĩ Kỳ dựa trên hệ thống cộng hoà nghị viện đại diện dân chủ phi tôn giáo, theo đó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ là lãnh đạo chính phủ, và một hệ thống đa đảng. Quyền hành pháp thuộc về chính phủ. Quyền lập pháp thuộc cả chính phủ và Đại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ. Tư pháp độc lập với hành pháp và lập pháp.

4. Quan hệ nước ngoài

Các mối quan hệ chính trị, kinh tế và quân sự chính của Thổ Nhĩ Kỳ là với phương Tây và Hoa Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang trong quá trình gia nhập Liên minh Châu Âu, và họ đã ký kết thỏa thuận liên kết với khối này từ năm 1964, cũng như Liên minh Thuế quan từ năm 1996. Một trở ngại chính ngăn cản tham vọng gia nhập EU của họ là vấn đề Síp, một thành viên của EU mà Thổ Nhĩ Kỳ không công nhận, nhưng họ lại ủng hộ “nước” Cộng hòa bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ trên thực tế.

Các quan hệ với nước Hy Lạp láng giềng vốn đã căng thẳng từ trong quá khứ, và nhiều lần đã cận kề tình trạng chiến tranh. Síp và những tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển Êgê (Aegean) vẫn là điểm bất đồng chính giữa hai nước. Síp tiếp tục bị chia thành Síp Hy Lạp phía nam và Síp Thổ Nhĩ Kỳ phía bắc, và các nỗ lực nhằm thống nhất hòn đảo này dưới sự bảo trợ của Liên hiệp quốc vẫn chưa mang lại thành công.

Vùng biển Êgê, có tầm quan trọng chiến lược đối với tàu bè Thổ Nhĩ Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ không chấp nhận 12 hải lý lãnh hải bao quanh hòn đảo. Dù sao những tranh chấp lịch sử giữa hai đối thủ cũng đã có phần giảm nhẹ, sau cuộc động đất có mức độ tàn phá lớn năm 1999 tại Thổ Nhĩ Kỳ, và sự giúp đỡ nhanh chóng của Hy Lạp quan hệ hai nước đã bước vào một giai đoạn ấm dần lên, với việc Hy Lạp ủng hộ tư cách ứng cử viên gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngày 23 tháng 5, 2006, một máy bay chiến đấu Hy Lạp và một của Thổ Nhĩ Kỳ đa va chạm vào nhau trên bầu trời phía nam vùng biển Êgê. Viên Phi công Hy Lạp thiệt mạng trong khi phi công Thổ Nhĩ Kỳ nhảy dù an toàn. Cả hai nước đã đồng ý rằng sự kiện này sẽ không làm ảnh hưởng tới mối quan hệ của họ.

5. Kinh tế

Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ là sự hòa trộn phức tạp giữa thương mại và công nghiệp hiện đại cùng với lĩnh vực nông nghiệp truyền thống trong năm 2005 vẫn chiếm tới 30% lực lượng lao động. Thổ Nhĩ Kỳ có khu vực kinh tế tư nhân mạnh và phát triển nhanh, nhưng nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng trong công nghiệp căn bản, ngân hàng, vận tải, và viễn thông.

Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành nhiều cải cách trong thập niên 1980 nhằm mục đích biến nền kinh tế từ một hệ thống trì trệ, cô lập thành một nền kinh tế với lĩnh vực tư nhân chiếm phần trăm lớn hơn và dựa trên thị trường.

Những cải cách đã mang lại phát triển kinh tế cao, nhưng sự tăng trưởng này đã bị ngắt quãng bởi một cuộc khủng hoảng đột ngột và các khủng hoảng tài chính năm 1994, 1999, và 2001. Việc Thổ Nhĩ Kỳ không thành công trong nỗ lực theo đuổi cách cải cách kinh tế cộng với những khoản nợ lớn ngày càng tăng của lĩnh vực công cộng khiến lạm phát tăng cao, làm tăng tính bất ổn của kinh tế vĩ mô và một lĩnh vực ngân hàng yếu kém.

Những chính sách tư nhân hoá lớn, sự ổn định cần thiết cho quá trình đàm phán gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ, tăng trưởng nhanh và ổn định, thay đổi cơ câu ngân hàng, bán lẻ, viễn thông, tất cả đang góp phần vào sự tăng trưởng đầu tư nước ngoài.

Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách cải thiện môi trường đầu tư thông qua việc hợp lý hoá hành chính, chấm dứt cản trở đầu tư, tăng cường pháp luật về sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, một số tranh cãi liên quan tới đầu tư nước ngoài ở Thổ Nhĩ Kỳ và một số chính sách như thuế cao đánh vào các sản phẩm từ cola và những khe hở vẫn còn trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, đang cản trở đầu tư.

Uỷ ban tư nhân hoá Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành tư nhân hoá một loạt công ty nhà nước, gồm cả công ty rượu và thuốc lá và công ty lọc dầu. Năm 2004, Uỷ ban tư nhân hoá đã tư nhân hoá công ty điện thoại và một số ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước. Chính phủ cũng cam đoan với Tổ chức thương mại thế giới về việc tự do hoá lĩnh vực viễn thông từ đầu năm 2004.

6. Giáo dục

Giáo dục là bắt buộc và không mất tiền từ 7 đến 15 tuổi. Có khoảng 820 viện giáo dục bậc cao gồm các trường đại học, với tổng số sinh viên khoảng hơn 1 triệu người. 15 trường đại học chính nằm ở Istanbul và Ankara. Giáo dục cấp ba (đại học và cao đẳng) thuộc trách nhiệm của Ủy ban Giáo dục Cấp cao, và được chính phủ cấp ngân sách.

Từ năm 1998 các trường đại học được trao quyền tự chủ rộng lớn hơn và được khuyến khích tìm kiếm thêm ngân quỹ từ bên ngoài thông qua hoạt động hợp tác với các ngành công nghiệp.

Có khoảng 85 trường Đại học ở Thổ Nhĩ Kỳ. Có hai kiểu trường chính, trường nhà nước và tư thục. Các trường đại học nhà nước lấy học phí rất thấp còn trường tư có mức học phí rất đắt đỏ, có thể lên tới $15 000 hay thậm chí còn cao hơn. Tổng năng lực các trường đại học Thổ Nhĩ Kỳ là 300.000. Một số trường có mức tiêu chuẩn cao sánh ngang với các trường tốt nhất trên thế giới, trong khi đó những trường khác chỉ đạt mức trung bình vì thiếu ngân sách hoạt động.

Tuy nhiên, các sinh viên đại học là một thiểu số được ưu tiên ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các trường cung cấp các khóa đào tạo từ 2 đến 4 năm cho các sinh viên mới nhập trường. Đối với các sinh viên đã ra trường, thông thường họ đi học thêm hai năm nữa, theo kiểu thường thấy trên thế giới.

Ủy ban Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật Thổ Nhĩ Kỳ điều phối các hoạt động nghiên cứu và phát triển cơ bản cũng như ứng dụng. Có 64 viện và các tổ chức nghiên cứu. Những mặt mạnh của cơ quan này là nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, công nghiệ sinh học, kỹ thuật hạt nhân, khoáng chất, vật liệu, IT và quốc phòng.

7. Văn hoá

Thổ Nhĩ Kỳ có một nền văn hóa rất đa dạng bắt nguồn từ nhiều yếu tố của Đế chế Ottoman, Châu Âu, và các truyền thống Hồi giáo. Vì Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển đổi thành công từ một nhà nước tôn giáo thời Đế chế Ottoman để trở thành một quốc gia hiện đại với một sự tách biệt rất rõ ràng giữa nhà nước và tôn giáo, nên sự tự do thể hiện nghệ thuật được tôn trọng rõ rệt.

Trong những năm đầu của nền cộng hoà, chính phủ đã đầu tư nhiều khoản tài nguyên vào nghệ thuật, như hội hoạ, điêu khắc và kiến trúc cũng như nhiều ngành khác. Điều này được thực hiện nhờ vào cả quá trình hiện đại hóa và việc sáng tạo một bản sắc văn hóa riêng. Hiện nay kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã phát triển tới mức đủ đảm bảo cho sự tự do sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ.

Vì nhiều yếu tố lịch sử còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định bản sắc Thổ Nhĩ Kỳ, văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ là một sự tổng hợp đáng chú ý giữa các nỗ lực rõ rệt nhằm trở thành “hiện đại” và tây phương Hoá, cộng với sự cảm giác cần thiết phải giữ lại truyền thống tôn giáo và các giá trị lịch sử.

8. Tôn giáo

Trên danh nghĩa, 99% dân số theo Hồi giáo. Đa số thuộc phái Hồi giáo Sunni. Khoảng 15-20% dân số là người Hồi giáo Alevi. Cũng có một thiểu số Twelver Shi’a nhưng có vai trò khá quan trọng, đa phần họ là con cháu người Azeri. 1% dân số còn lại, đa số là người Thiên chúa giáo (Hy Lạp chính thống, Tòa thánh Armenia (Gregoria), Chính thống Syriac, Molokans, Công giáo và Tin lành), Do Thái, Bahá’ís và Yezidis.

Không giống các nước có cộng đồng Hồi giáo đa số khác, ở Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã có truyền thống tách biệt giữa tôn giáo và quốc gia. Thậm chí nhà nước không có bất kỳ hành động/hay khuyến khích tôn giáo, nhà nước giám sát tích cực những lĩnh vực tôn giáo. Hiến pháp cấm phân biệt giữa các tôn giáo và thực hiện điều này rất chặt chẽ.

Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ công nhận tự do tôn giáo cho các cá nhân, và các cộng đồng tôn giáo nằm dưới sự bảo vệ của nhà nước, nhưng hiến pháp cũng quy định rõ rằng tôn giáo không được can thiệp vào quá trình chính trị, ví dụ thông qua cách thành lập một đảng phái tôn giáo. Không đảng phái nào được tuyên bố rằng mình được hình thành để đại diện cho một niềm tin tôn giáo. Tuy nhiên, những sự nhạy cảm tôn giáo nói chung thường được thể hiện thông qua các đảng bảo thủ.

Trường đạo chính của Hồi giáo Sunni Hanafite phần lớn được nhà nước tổ chức thông qua Diyanet İşleri Başkanlığı (Bộ các vấn đề tôn giáo). Diyanet là cơ cấu chính của Hồi giáo được thành lập sau khi Ulama và Seyh-ul-Islam của chế độ cũ bị bãi bỏ.

Vì thế, họ kiểm soát mọi thánh đường Hồi giáo và các tu sĩ. Các thầy tế được đào tạo trong Imam Hatip school và trên lý thuyết nó thuộc sở quản lý các trường đại học. Sở này ủng hộ Hồi giáo Sunni và được phép đưa ra các phán quyết (Fatwa) về các vấn đề Hồi giáo. Một số người Hồi giáo Alevi chỉ trích sở này vì không ủng hộ đức tin của họ.

Thượng phụ Constantinople (Thượng phụ chính thống, Patrik) quản lý Nhà thờ chính thống Hy Lạp ở Thổ Nhĩ Kỳ và hoạt động như một lãnh đạo tinh thần đối với mọi Nhà thờ chính thống trên khắp thế giới, Armenia Patrik (Nhà thờ Armenia), trong khi cộng đồng Do Thái được lãnh đạo bởi Hahambasi, Lãnh tụ Do Thái ở Thổ Nhĩ Kỳ, tất cả đều đóng trụ sở tại Istanbul. Dân Do Thái ở Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những cộng đồng Do Thái lớn nhất và mạnh nhất bên ngoài Israel.

Theo Wikipedia

ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN THỔ NHĨ KỲ

 

Thổ Nhĩ Kỳ được cả thế giới biết đến là một đất nước nằm trên hai châu lục với nhiều thành phố nổi tiếng, nhiều kỳ quan thiên nhiên và di tích lịch sử đã được công nhận.

Thành phố cổ nhất Thổ Nhĩ Kỳ – Cappadocia có nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn như thung lũng Goreme, thung lũng nấm, công viên quốc gia và nhà thờ đá, các thành phố ngầm dưới lòng đất Kaymakli, Derinkuyu, Ozkonk, thung lũng Zelve, Urgup, vùng Avanos và làng nung gốm, dệt thảm truyền thống.

Quần thể núi đá vôi Cappadocia
Nhung thanh pho noi tieng Tho Nhi Ky_1

Được công nhận là kỳ quan thiên nhiên thế giới năm 1985, quần thể núi đá vôi Cappadocia rộng trên 3.000 km2, sở hữu một vẻ đẹp độc đáo. Thiên nhiên ở đây gây ấn tượng cho du khách bởi những hình thù kỳ lạ, tạo thành sau khi núi lửa ngưng hoạt động cách đây 9 triệu năm như hình những búp măng non, cây nấm, kim tự tháp, những chiếc nón chú hề đội úp trên mặt đất nhấp nhô cao thấp không theo thứ tự.

Nhung thanh pho noi tieng Tho Nhi Ky_1a

Nhà trong lòng núi đá

Độc đáo nhất là từ trong những dãy núi đá ấy, cách đây hơn 7 thế kỷ, người dân đã đục đẽo bên trong để làm nơi trú ngụ. Ngày nay, Cappadocia vẫn còn giữ được hệ thống thành phố ngầm dưới lòng đất đủ để gây ngạc nhiên thú vị cho mọi du khách.

Nhung thanh pho noi tieng Tho Nhi Ky_2

Khinh khí cầu ở Cappadocia

Hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 11, tại đây có nhiều hoạt động ngoài trời như bay trên khinh khí cầu ngắm vẻ đẹp thiên nhiên, đi bộ, cưỡi ngựa, đi xe máy hoặc đạp xe địa hình xung quanh thung lũng.

Thành phố Konya

Rời Cappadocia, đi dọc theo con đường tơ lụa nổi tiếng một thời, du khách sẽ tới thăm Konya – thủ đô cổ của người Thổ trong thế kỷ XII và XIII, nơi có bảo tàng Mevlana và bảo tàng Karatay Medrese nổi tiếng.

Nhung thanh pho noi tieng Tho Nhi Ky_3

Ở thành phố hơn một nghìn năm tuổi này, tôn giáo vẫn chiếm vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân. Konya hiện vẫn mang nét trang nghiêm, giản dị, giữ được khá nguyên vẹn truyền thống văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhung thanh pho noi tieng Tho Nhi Ky_3a

Một góc Konya

Bảo tàng Mevlana Tekkesi

Nhung thanh pho noi tieng Tho Nhi Ky_4

Bảo tàng Mevlana Tekkesi – ngôi đền với mái hình nón màu xanh lá, là biểu tượng của Konya. Đây là nơi chôn cất và tưởng niệm nhà tư tưởng vĩ đại Mevlana Celaleddin của Thổ Nhĩ Kỳ từ thế kỷ thứ XIII. Vào thăm bảo tàng, du khách sẽ được thưởng thức điệu múa tâm linh Derwische do Mevlana sáng tác – một điệu múa thiêng của nước Thổ.

Nhung thanh pho noi tieng Tho Nhi Ky_5

Pamukkale

Thị trấn du lịch Pamukkale với thành phố Thần thánh Hierapolis (lâu đài Bông) là điểm dừng chân thú vị tiếp theo.

Nhung thanh pho noi tieng Tho Nhi Ky_6

Thác nước canxi trắng và lòng chảo bậc thang

Pamukkale xứng đáng là xứ sở thần tiên với những lâu đài trắng đến lóa mắt, thu hút khách du lịch. Nơi đây có những suối nước địa nhiệt trĩu nặng muối canxi, chảy qua các gờ cao nguyên qua nhiều thiên niên kỷ, hình thành nên một chuỗi nhũ đá, thác nước canxi trắng và một loạt các lòng chảo như bậc thang. Biển muối mênh mông, trắng muốt, tuyệt đẹp này đã được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1988.

Nhung thanh pho noi tieng Tho Nhi Ky_7

Rất nhiều người đến tham quan di sản này

Những suối nước nóng này cũng đã trở thành spa từ thế kỷ thứ hai khi người Roma xây dựng ở đây thành phố spa cổ Hierapolis để người dân đến đây xoa dịu sự đau đớn, phiền não. Nhiều người thậm chí còn chọn nơi đây để về ở ẩn và qua đời.

Thành phố biển Kusadasi

Thành phố biển Kusadasi chào đón du khách với không khí trong lành, hài hòa, lộng gió, cùng không gian bình yên và những dịch vụ thân thiện.

Nhung thanh pho noi tieng Tho Nhi Ky_8

 

Nhung thanh pho noi tieng Tho Nhi Ky_9

Di tích thư viện Roman ở Ephesus

Quần thể thành phố cổ đại Ephesus ở Kusadasi là thành phố cổ nhất thuộc đế chế La Mã hùng mạnh khi xưa, tái hiện chân thực sự sống nghìn năm trước với nhiều công trình thư viện, nhà cửa, sân bóng, chợ… được lưu giữ khá nguyên vẹn. Nơi đây còn có đền thờ nữ thần Artemis – một trong bảy kỳ quan cổ đại nổi tiếng, đền thờ nữ thần Athena, thần Zeus, di tích thành Troy – nơi diễn ra cuộc chiến bất hủ của những chàng dũng sĩ.

Nhung thanh pho noi tieng Tho Nhi Ky_9a

Một ngôi làng ở Ephesus

Với 3.500 năm lịch sử đô thị, thành phố này còn là cái nôi của nhiều công trình kiến trúc đẹp nhất thế giới cổ và là trung tâm luân chuyển tới nhiều thành phố cổ và thành phố biển nhỏ xinh bên cạnh.

Cầu Bosphorus

Điểm đến cuối cùng trong hành trình chính là thủ đô Istanbul – trung tâm văn minh Đông Tây và là nơi gặp gỡ của những nền văn minh thế giới.

Nhung thanh pho noi tieng Tho Nhi Ky_10

Istanbul là thành phố lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ, từng là kinh đô của 3 đế chế hùng mạnh (La Mã, Byzantine, Ottoman) và là thành phố duy nhất trên thế giới nằm giữa 2 châu lục Á – Âu, được nối liền bởi cầu treo Bosphorus với vạch sơn chia ranh giới Á – Âu ở chính giữa cầu. Du khách đến đây có cảm giác rất thú vị khi chỉ cần bước qua vạch trắng là đã đặt chân sang châu lục khác.

 Đền thờ Xanh – The Blue Mosque

Nhung thanh pho noi tieng Tho Nhi Ky_11

Istanbul cũng là thành phố có nhiều đền thờ nhất trên thế giới với 450 ngôi đền lớn nhỏ, trong đó đền thờ Xanh (các bạn có thể tham khảo bài viết mô tả chi tiết đền thờ Xanh – The Blue Mosque tại đây) được xây dựng vào đầu thế kỷ XVII, là đền thờ Hồi giáo đẹp và lớn nhất. Sở dĩ đền thờ có tên gọi này là do tường được lót bằng những viên đá màu xanh tạo thành hoa văn rất đẹp.

Nhung thanh pho noi tieng Tho Nhi Ky_12

Gian hàng đồ gốm ở Grand Bazaar

Istanbul còn là thành phố mua sắm với những cửa hiệu bày trí bắt mắt, hiện đại, tập trung nhiều thương hiệu lớn trên con phố trung tâm. Ngoài ra, khu chợ lớn Grand Bazaar cũng bày bán nhiều sản phẩm nổi tiếng như thảm dệt tay vùng Kayseri, đồ da Izmir, vải Bursa, đồ gốm Cappadocia… với các tiểu thương đa phần nhiều là đàn ông đẹp trai với đôi mắt to, sâu, mũi cao, tóc bồng bềnh.

Hoa Tulip

Nhung thanh pho noi tieng Tho Nhi Ky_13

Ngoài ra, Istanbul còn làm bạn thích thú bởi những thảm hoa tulip rực rỡ sắc màu, những điệu múa truyền thống sôi động và cơ hội thưởng thức bánh mì Doner – Kebap chính hiệu ngay tại quê hương của nó.

MIỄN VISA THỔ NHĨ KỲ

Công dân của 78 quốc gia và vùng lãnh thổ sau không cần thị thực để đến Thổ Nhĩ Kỳ lên đến khoảng thời gian được nêu rõ trong mỗi chu kỳ 180 với mục đích du lịch hoặc công tác (trừ khi được nêu rõ). Thẻ căn cước được chấp nhận thay cho hộ chiếu đối với công dân một số nước.[2]

90 ngày trong mỗi chu kỳ 180 ngày

  • AlbaniaT
  • Andorra
  • Argentina
  • Belize
  • Bolivia
  • Bosna và Hercegovina
  • Brasil
  • Brunei
  • Bulgaria
  • Chile
  • Colombia
  • Cộng hòa Séc
  • Đan Mạch
  • Ecuador
  • El Salvador
  • Estonia
  • Phần Lan
  • PhápID 1
  • GruziaID
  • ĐứcID 2
  • Hy LạpID
  • Guatemala
  • Honduras
  • Hồng Kông
  • Hungary
  • Iceland
  • Iran
  • Israel
  • ÝID
  •  Nhật Bản
  • Jordan
  • KosovoT
  • Kuwait
  • Kyrgyzstan
  • Liban
  • LiechtensteinID
  • Lithuania
  • LuxembourgID 1
  • Macedonia
  • Malaysia
  • Monaco
  • Montenegro
  • Maroc
  • Moldova
  • New Zealand
  • Nicaragua
  • Panama
  • Paraguay
  • Peru
  • Qatar
  • RomaniaT
  • Saint Kitts và Nevis
  • San Marino
  • SerbiaT
  • Seychelles
  • Singapore
  • SlovakiaT
  • SloveniaT
  • Hàn Quốc
  • Thụy Điển
  • Thụy SĩID 1
  • Trinidad và Tobago
  • Tunisia
  • UkrainaID
  • Uruguay
  • Thành Vatican
  • Venezuela

60 ngày trong mỗi chu kỳ 180 ngày

  • Nga3

30 ngày trong mỗi chu kỳ 180 ngày

  • Azerbaijan
  • Belarus
  • Costa Rica
  • Kazakhstan
  • Latvia
  • Macao
  • Mông Cổ
  • Tajikistan
  • Thái Lan
  • Turkmenistan
  • Uzbekistan

ID – Có thể đến bằng thẻ căng cước
T – Chỉ miễn thị thực cho mục đích du lịch.
1 – Cho phép hộ chiếu hết hạn (lên đến 5 năm)
2 – Cho phép hộ chiếu hoặc thẻ căn cước hết hạn (lên đến 1 năm)
3 – Trừ nhà báo và người sở hữu hộ chiếu công vụ[5][6]