VISA ĐI NA UY – Liên hệ 036 759 6889

VISA CÔNG TÁC NA UY

Visa công tác Na Uy

Hồ sơ xin visa:

1. Biên lai nộp phí online và Giấy xác nhận nộp hồ sơ online cùng với một ảnh hộ chiếu chụp không quá ba tháng, nền trắng cỡ 3,5 x 4,5 cm.

2. Hộ chiếuBản sao hộ chiếu hiện tại cũng như các hộ chiếu đã sử dụng trước đó (Trang thông tin cá nhân, nơi cấp, ngày cấp, ngày hết hạn, các visa đã cấp)

3. Giấy phép cư trú/giấy phép làm việc ở Việt Nam đối với người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam *

4. Bảng câu hỏi (Questionnare)

5. Danh sách thành viên gia đình (bắt buộc nộp cùng với đơn xin visa)

6. Bản sao CMND và toàn bộ các trang của Hộ khẩu nếu người xin visa làm việc tại công ty tư nhân.

7. Chứng minh tài chính:  Bản gốc bảng sao kê ngân (của công ty hoặc cá nhân) của ba tháng mới nhất. Ngoài ra cần thêm các giấy tờ sau:

Nếu người xin visa là nhân viên làm thuê:

+ Hợp đồng lao động hoặc quyết định bổ nhiệm mới nhất

+ Bảng lương 3 tháng mới nhất

+ Quyết định cử đi công tác (Phải có đầy đủ thông tin của công ty)

+ Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh của công ty tư nhân tại Việt Nam*

+ Bản sao kê tài khoản ngân hàng của công ty tư nhân tại Việt Nam/ hoặc giấy nộp thuế

Nếu người xin visa là chủ doanh nghiệp:

+ Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh của công ty tư nhân tại Việt Nam*

+ Bản sao kê tài khoản ngân hàng của công ty tư nhân tại Việt Nam/ hoặc giấy nộp thuế

8. Xác nhận nơi ăn ở bên Na Uy (Phòng khách sạn)

9. Đặt chỗ vé máy bay khứ hồi với thời gian tối đa là 90 ngày

10. Bảo hiểm y tế – đi lại bắt buộc, bảo hiểm cho toàn bộ khối Schengen. (Giá trị bảo hiểm tối thiểu là 30,000 Eur)

11. Lựa chọn cho những người nộp hồ sơ muốn người mời hoặc người khác đại diện cho hồ sơ của mình: Giấy ủy quyền /Power of Attorney

Bổ sung:

Đi công tác thông thường:

12. Giấy mời ghi rõ tên người xin visa từ công ty/tổ chức bên Na-Uy trong đó nêu rõ mục đích và thời gian của chuyến công tác tham dự hội nghị, đào tạo, hội thảo hay sự kiện (giấy mời phải là bản gốc và được in trên giấy có tiêu đề của công ty/tổ chức mời…..)

13. Chương trình hội họp, tập huấn, đào tạo v.v…

14. Vé vào cửa hội thảo hoặc hội nghị (nếu có)

Đi công tác theo đoàn:

 (Không phải nộp mục  4, 6, 7)

Lưu ý: Các giấy tờ có đánh dấu * cần phải được hợp pháp hóa bởi chính quyền địa phương và được dịch sang tiếng Na Uy hoặc Tiếng Anh.

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa công tác Na Uy vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

VISA DU LỊCH/ THĂM THÂN NA UY

Visa du lịch Na Uy

Hồ sơ xin visa:

1. Biên lai nộp phí online và Giấy xác nhận nộp hồ sơ online cùng với một ảnh hộ chiếu chụp không quá ba tháng, nền trắng cỡ 3,5 x 4,5 cm.

2. Hộ chiếuBản sao hộ chiếu hiện tại cũng như các hộ chiếu đã sử dụng trước đó (Trang thông tin cá nhân, nơi cấp, ngày cấp, ngày hết hạn, các visa đã cấp.

3. Giấy phép cư trú/giấy phép làm việc ở Việt Nam đối với người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam *

4. Bảng câu hỏi (Questionnare)

5. Danh sách thành viên gia đình (bắt buộc nộp cùng với đơn xin visa)

6. Bản sao toàn bộ các trang của Hộ khẩu

7. Giấy tờ chứng minh tình trạng dân sự (giấy xác nhận độc thân, giấy chứng nhận kết hôn, giấy li dị, vv)

8. Chứng minh tài chính. Bản gốc bảng sao kê ngân (của công ty hoặc cá nhân) của ba tháng mới nhất. Ngoài ra cần thêm:

Nếu là nhân viên :

+ Hợp đồng lao động hoặc quyết định bổ nhiệm mới nhất

+ Giấy xin nghỉ phép

Nếu là chủ doanh nghiệp:

+ Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh của công ty tư nhân tại Việt Nam*

+ Bản sao kê tài khoản ngân hàng của công ty tư nhân tại Việt Nam/ hoặc giấy nộp thuế

Nếu người xin visa đã nghỉ hưu: Sổ hưu

9. Đối với khách là trẻ vị thành niên (dưới 18 tuổi)

Khách chỉ đi cùng bố hoặc mẹ, thì cần nộp giấy đồng ý cho con đi Nauy (có xác nhận của địa phương) của bố/mẹ hoặc người giám hộ không đi kèm, và bản sao chứng minh thư nhân dân của bố/mẹ hoặc người giám hộ không đi kèm,, trừ trường hợp bố hoặc mẹ có toàn quyền chăm sóc/ bảo hộ cho khách.

Khách không đi cùng bố mẹ thì cần nộp giấy đồng ý cho con đi Nauy (có xác nhận của địa phương) của bố và mẹ, bản sao chứng minh thư nhân dân của bố/mẹ, giấy đăng ký kêt hôn của bố mẹ

10. Đặt chỗ vé máy bay khứ hồi với thời gian tối đa là 90 ngày.

11. Bảo hiểm y tế – đi lại bắt buộc, bảo hiểm cho toàn bộ khối Schengen. (Giá trị bảo hiểm tối thiểu là 30,000 Eur)

12. Lựa chọn cho những người nộp hồ sơ muốn người mời hoặc người khác đại diện cho hồ sơ của mình: Giấy ủy quyền /Power of Attorney

Lưu ý: Các giấy tờ có đánh dấu * cần phải được hợp pháp hóa bởi chính quyền địa phương và được dịch sang tiếng Na Uy hoặc Tiếng Anh.

Mọi thông tin về thủ tục xin visa du lịch / thăm thân Na Uy vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

MIỄN THỊ THỰC NA UY

MIỄN VISA NA UY

Công dân sở hữu hộ chiếu phổ thông của các quốc gia và vùng lãnh thổ sau được miễn thị thực khi đến Na Uy

Albania  Nhật Bản  San Marino
Andorra  Kiribati  Serbia
Antigua và Barbuda  Macao  Seychelles
Argrentina  Macedonia  Singapore
Úc  Malaysia  Quần đảo Solomon
Bahamas  Quần đảo Marshall  Hàn Quốc
Barbados  Mauritius  Đài Loan
Bosna và Hercegovina  México  Timor Leste
Brasil  Micronesia  Tonga
Brunei  Moldova  Trinidad và Tobago
Canada  Monaco  Tuvalu
Chile  Montenegro  Ukraina
Colombia  New Zealand  Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
Costa Rica  Nicaragua  Hoa Kỳ
Dominica  Palau  Uruguay
El Salvador  Panama  Vanuatu
Gruzia  Paraguay   Thành Vatican
Grenada  Peru  Venezuela
Guatemala  Saint Kitts và Nevis Công dân Anh mà không phải công dân của
Vương quốc Anh
Honduras  Saint Lucia  Samoa
Hồng Kông  Saint Vincent và Grenadines Israel

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Na Uy xin vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC NA UY

1. Thông tin chung

Tên nước: Vương quốc Na Uy (The Kingdom of Norway)

Thủ đô: Ốt-xlô (Oslo)

Ngày Quốc khánh: 17/5 (Ngày ban hành Hiến pháp)

Vị trí địa lý: Nằm trên bán đảo Scandinavia ở phía Tây Bắc châu Âu. Phía Tây và Nam giáp Biến Bắc, Đông giáp Thụy Điển và Bắc giáp Phần Lan và Nga.

Diện tích: 323.802 km2 (đất liền 304.282 km2, nước 19.520 km2)

Khí hậu: Ôn hoà nhờ có dòng hải lưu nóng dọc bờ biển, nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 15oC, mùa đông là -5oC

Dân số: 4,7 triệu (năm 2011)

Ngôn ngữ: Tiếng Na Uy (gần giống tiếng Thụy Điển và Đan Mạch)

Đơn vị tiền tệ: NOK (cuaron Na Uy); 1 USD = 5,432 NOK (2011)

Tôn giáo: Đạo Tin lành dòng Luther chiếm khoảng 96% dân số, công

Thể chế: Thể chế của Na Uy theo chế độ quân chủ lập hiến đứng đầu Nhà nước là Vua.

– Cơ quan lập pháp: Trước đây, Quốc hội Na Uy (Storting) gồm 2 viện: Lagting (tương đương Thượng viện) và Odelsting (tương đương Hạ viện). Kể từ năm 2009, Quốc hội Na Uy bỏ việc phân chia Quốc hội thành Thương viện và Hạ viện và theo chế độ một viện.

– Cơ quan hành pháp: Chính phủ

2. Vị trí địa lý

Vị trí địa lý: Na Uy nằm ở phía Bắc Châu Âu, trên phần Tây và Bắc bán đảo Scandinavia; Phía Tây và Nam giáp biển Bắc; Phía Đông giáp Thụy Điển; Phía Bắc giáp Phần Lan và Nga.

+ Diện tích:  385.252km2

+ Địa hình: Đất nước Na Uy đa phần là núi hay vùng đất cao, với sự đa dạng lớn về địa hình tự nhiên do các dòng sông băng thời tiền sử gây nên. Đặc điểm đáng chú ý nhất là các vịnh hẹp, những rãnh sâu cắt vào đất liền của biển sau sự chấm dứt của Thời kỳ băng hà, vịnh dài nhất là Sognefjorden. Na Uy cũng có nhiều sông băng và thác nước. Những điều kiện địa hình trên khiến giao thông của Na Uy khó khăn, nhất là vào mùa đông, cũng như hạn chế khả năng phát triển nông nghiệp.

+ Khí hậu: Na Uy có nhiệt độ ấm và lượng mưa lớn hơn ở các vùng có vĩ độ bắc, đặc biệt dọc theo bờ biển. Lục địa có bốn mùa riêng biệt, với mùa đông lạnh và ít mưa hơn trong đất liền. Vùng cực bắc chủ yếu có khí hậu cận Bắc Cực biển, trong khi Svalbard có khí hậu tundra Bắc Cực.

Có sự khác biệt theo mùa lớn trong ngày. Tại các vùng phía bắc Vòng Bắc Cực, mặt trời mùa hè có thể không bao giờ xuống dưới đường chân trời, vì thế Na Uy được miêu tả là “Vùng đất của Mặt trời lúc nửa đêm.” Trong mùa hè, người dân ở phía nam Vòng Bắc Cực có ánh sáng mặt trời trong vòng gần 20 giờ trong ngày.

+ Tài nguyên: Dầu mỏ, đồng, khí tự nhiên, pirít, ni ken, sắt, kẽm, chì; thủy sản, gỗ, tiềm năng thủy điện.

3. Kinh tế:

Hiện nay kinh tế Na Uy có tốc độ tăng trưởng cao vào bậc nhất ở châu Âu (4,9% năm 2007), và là một trong những nước có mức sống cao nhất thế giới(55.600USD/người).

Na Uy có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, nhất là về năng lượng (dầu khí, thủy điện), thủy hải sản và rừng; với lực lượng lao động có trình độ khoa học kỹ thuật và tay nghề cao.

Đóng tàu và vận tải biển là một trong những ngành công nghiệp chủ yếu của Na Uy. Hiện nay Na Uy kiểm soát gần 10% thương thuyền trên thế giới, chiếm 15% tổng giá trị xuất khẩu. Na Uy đứng thứ 3 thế giới về cung cấp các dịch vụ cho khai thác dầu khí ở ngoài khơi, thứ 2 (sau Mỹ) về đội tàu phục vụ cho khai thác dầu.

Đánh cá và nuôi trồng thủy sản là hai ngành quan trọng nhất của Na Uy, chủ yếu nuôi hai loại cá hồi (thịt vàng và thịt đỏ) để xuất khẩu, sản lượng chiếm tới 1/2 số cá hồi đánh bắt và nuôi của thế giới.

Dân số ít nên nhu cầu của thị trường trong nước nhỏ và ngoại thương đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Na Uy. Trong đó, xuất khẩu dầu khí là nguồn thu nhập quan trọng nhất của Na Uy (chiếm 30% giá trị xuất khẩu và đóng góp trên 10% cho thu nhập của cả nước).

* Về Công nghiệp: Tổng giá trị các sản phẩm công nghiệp chiếm 42,9% GDP và thu hút 22% lực lượng lao động.

– Sản phẩm công nghiệp chính: Dầu mỏ và khí tự nhiên, thực phẩm, tàu thủy, bột giấy và giấy, kim loại, hóa chất, gỗ, hàng dệt.

* Về Nông nghiệp: Tổng giá trị các sản phẩm nông nghiệp chiếm 2,4% GDP và thu hút 4% lực lượng lao động.

– Sản phẩm nông nghiệp chính: Yến mạch, ngũ cốc, thịt bò, sữa, cá.

* Về Dịch vụ: Tổng sản phẩm dịch vụ chiếm 54,7% GDP và thu hút 74% lực lượng lao động.

* Về Xuất khẩu: 136,1 tỷ USD ( năm 2007).

– Các mặt hàng xuất khẩu chính: Dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ, máy móc và thiết bị, kim loại, hóa chất, tàu thủy, cá.

– Các bạn hàng xuất khẩu chủ yếu: Anh (26,8%), Đức (12,3%), Hà Lan (10,3%), Pháp (8,2%), Thụy Điển (6,4%), Mỹ (5,7%).

* Về Nhập khẩu: 75,98 tỷ USD (năm 2007).

– Các mặt hàng nhập khẩu chính: Máy móc và thiết bị, kim loại, hóa chất, thực phẩm.

– Các bạn hàng nhập khẩu chủ yếu: Thụy Điển (15%), Đức (13,5%), Đan Mạch (6,9%), Anh (6,4%), Trung Quốc (5,7%), Mỹ (5,3%), Hà Lan (4,1%).

4. Văn hóa:

Nền văn hóa Na Uy có mối liên hệ chặt chẽ với lịch sử và địa lý của quốc gia này. Nhắc tới nền văn hóa Na Uy là người ta nhắc tới nền văn hóa trang trại được duy trì liên tục cho tới ngày nay. Những điều kiện về tự nhiên như sở hữu nguồn tài nguyên (đặc biệt là thủy sản) quý hiếm, điều kiện khí hậu khắc nhiệt; cùng với đó là những đạo luật về quyền sở hữu đất đai có từ lâu đời đã trở thành những yếu tố tạo nên nền văn hóa trang trại Na Uy.

Trong thế kỷ 18, nền văn hóa này đã tạo nên một phong trào lãng mạn dân tộc mạnh mẽ, mà  tới nay những di sản của phong trào này còn được thấy rõ trong ngôn ngữ Na Uy và trên các phương tiện truyền thông. Trong thế kỷ 19, văn hóa Na Uy tiếp tục nở rộ trong nỗ lực để đạt tới một bản sắc văn hóa độc lập của quốc gia trên các lĩnh vực nghệ thuật, văn học và âm nhạc. Điều này tiếp tục được duy trì đến ngày hôm nay trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và sự hỗ trợ của chính phủ trong các hoạt động triển lãm, dự án văn hóa và nghệ thuật.

Bên cạnh những nỗ lực tạo nên những giá trị bản sắc văn hóa riêng của mình, nền văn hóa Na Uy cũng có quá trình tương tác, du nhập các giá trị văn hóa của các quốc gia khác. Ảnh hưởng văn hóa lớn nhất từ nước ngoài tới văn hóa Na Uy đến từ Đan Mạch, và tiếp theo là Thụy Điển. Na Uy ngày nay đang được hưởng một nền văn hóa thích nghi mạnh mẽ với văn hóa phương Tây nói chung. Trong 30 năm qua, Na Uy đã phát triển từ một nền văn hóa đơn nhất dân tộc chủ nghĩa để trở thành một quốc gia có nền văn hóa đa dạng với sự đóng góp của cộng đồng lớn người nhập cư, đặc biệt là ở Oslo, nơi một phần tư dân số là người nhập cư.

+ Giáo dục: Tỷ lệ biết đọc, biết viết: 100% trên tổng số dân.
ở Na Uy, việc học tập được miễn phí và bắt buộc đối với tất cả trẻ em trong 9 năm. Có bốn trường đại học tổng hợp ở Oslo, Bergen, Trondheim và Tromso.

+ Nghệ thuật biểu diễn

* Điện ảnh: Không phải đến gần đây, điện ảnh Na Uy mới nhận được sự công nhận của quốc tế mà ngày từ đầu năm 1959, bộ phim“Nine Lives” của đạo diễn Arne Skouen đã được đề cử trao giải Oscar. “Flåklypa Grand Prix” (tiếng Anh: “Pinchcliffe Grand Prix”), một bộ phim hoạt hình của đạo diễn Ivo Caprino, phát hành vào năm 1975,  xoay quanh nhân vật Kjell Aukrust đã trở thành bộ phim Na Uy được công chiếu rộng rãi nhất mọi thời đại.

*Âm nhạc: nền âm nhạc Na Uy nổi tiếng với các tên tuổi như nhạc sỹ dòng nhạc cổ điển lãng mạn Edvard Grieg, nhạc sỹ dòng nhạc hiện đại Arne Nordheim và đặc biệt là dòng nhạc rock Na Uy (Black metal).

Các nghệ sỹ nhạc cổ điển của Na Uy gồm Leif Ove Andsnes, một trong những nghệ sỹ piano nổi tiếng nhất thế giới, và Truls Mørk, một nghệ sỹ violon nổi bật.

Nhạc kịch Jazz cũng rất phát triển.  Jan Garbarek, Mari Boine, Arild Andersen, và Bugge Wesseltoft là những nghệ sỹ kịch jazz nổi tiếng thế giới trong khi Paal Nilssen-Love, Supersilent, Jaga Jazzist và Wibutee đã đạt đẳng cấp thế giới ở độ tuổi rất trẻ.

5. Ẩm thực:

Ẩm thực truyền thống của Na Uy cho thấy ảnh hưởng lâu đời truyền thống đi biển và nuôi cá hồi của người Na Uy.

Các món ăn từ cá chiếm phần chủ đạo trong ẩm thực của người Na Uy. Món cá trích, cá hồi, cá tuyết và hải sản khác cân bằng với  pho mát, các sản phẩm sữa và bánh mì (chủ yếu là bánh mì đen ). Món Lefse là món bánh tráng với khoai tây nổi tiếng của Na Uy, phổ biến dịp Giáng sinh.

6. Các điểm du lịch 

Na Uy là đất nước có đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh, hồ nước, đồng cỏ xanh bao la. Đặc biệt ở nơi đây còn có hiện tượng “mặt trời mọc lúc nửa đêm” do vị trí địa lý nằm sát vùng cực Bắc.

Stranda:

/images/post/2015/07/14/20//der-geirangerfjord.jpg

Mang đến cho du khách trải nghiệm trượt tuyết ấn tượng ở mọi cấp độ ở vùng Sunnmore trên dãy Alps, từ những người thích trượt tuyết trên sườn dốc cho đến những ai đam mê trượt tuyết khám phá. Nơi đây cũng có những con đường trượt tuyết băng đồng dài mười lăm dặm dọc theo thung lũng. Sau khi rời khỏi những sườn núi, du khách sẽ phải sững sờ với những cảnh quan, thác nước và vách đá hùng vĩ của Geirangerfjord – địa danh được UNESCO bảo vệ.

Thủ đô Oslo

1

Điểm đến đầu tiên của du khách khi tới Na Uy chắc hẳn sẽ là thủ đô xinh đẹp này. Thủ đô Oslo là thành phố lâu đời nhất của vùng Scandinavia, nó còn là trung tâm kinh tế văn hóa hàng đầu Na Uy. Du khách ở đây sẽ được tận hưởng những quang cảnh nông thôn, vùng núi và cả bãi biển tuyệt đẹp của thành phố.

Oslo sẽ làm bạn bất ngờ với hệ thống giao thông công cộng vô cùng tiện lợi. Khi đến đây đừng quên đăng ký làm thẻ Oslo Pass (thẻ thông hành miễn phí), tấm thẻ này sẽ cung cấp cho bạn vé vào hơn 30 viện bảo tàng và các địa điểm khác trên toàn thành phố cùng với vé miễn phí trên tất thảy các phương tiện giao thông công cộng.

Ảnh: công viên Frogner (Frognerparken)

Điểm nổi bật của Oslo là cảnh đẹp thiên nhiên, vào mùa hè bạn có thể đi bộ đường trường vào rừng hay dùng phà đi dọc các vịnh hẹp. Mùa đông bạn có thể trượt tuyết ngang qua lãnh thổ hay xem trượt ski xuống các vùng đất dốc. Oslomarka là khu rừng lớn nhất được sử dụng quanh năm bởi hàng ngàn người trượt tuyết và đi bộ đường trường.

Ảnh: lâu đài Akershus

Lâu đài Akershus

Bạn cũng sẽ phải choáng ngợp bởi số lượng gần 100 viện bảo tàng nằm tại Oslo, chỉ để lưu trữ trưng bày toàn bộ những nét lịch sử văn hóa của đất nước xinh đẹp này. Ngoài ra, thủ đô cổ kính này của Na Uy chắc chắn sẽ quyến rũ bạn bởi công viên rộng lớn Vigeland, nơi trưng bày những tác phẩm của nhà điêu khắc lừng danh Gutav V. Hoặc bảo tàng lịch sử tự nhiên, trung tâm Nobel Hòa bình, công viên Frogner (Frognerparken), lâu đài Akershus,…

2.Con đường Atlantic (con đường Đại Tây Dương)

Ảnh: Toàn cảnh đường Atlantic

Là một điểm tham quan du lịch nổi tiếng tại Na Uy, con đường này mang tới cho du khách những trải nghiệm “nghẹt thở” với những con dốc cao vun vút cùng với các đợt sóng trắng xóa ập thẳng vào thành xe. Đó chính là con đường Atlantic hay còn gọi là đường Đại Tây Dương. Nó có chiều dài trên biển khoảng 9km, nối giữa thị trấn Kristiansund và Molde.

Ảnh: Đường Atlantic và độ dốc thách thức các tay lái.Đường Atlantic và độ dốc thách thức các tay lái

Điều độc đáo của con đường này là nó được tạo nên từ tổ hợp 8 cây cầu bắc qua 8 hòn đảo nhỏ với những độ cong, dốc, uốn lượn, zích zắc khác nhau. Sự phức tạp và cầu kỳ trong thiết kế nhằm khiến cây cầu chịu được sự tấn công mạnh mẽ của những con sóng Đại Tây Dương, và sự phức tạp này cũng khiến cho cây cầu có những đường cong vừa quái dị vừa rùng rợn nhưng cũng rất hấp dẫn.

Đường Atlantic được mệnh danh là “công trình thế kỷ” của Na Uy. Tạp chí Pravda của Nga bình chọn là một trong những con đường đẹp nhất Thế giới năm 2009.

Thành phố Bergen

6

Bergen là một thành phố cảng nằm tại phía Tây Nam của Na Uy. Nơi đây từng là thủ đô của Na Uy từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 13, hiện tại thành phố này đang là thành phố lớn thứ hai tại Na Uy sau thủ đô Oslo.

Nơi đây là một thành phố tuyệt vời để tham quan chụp ảnh với những ngôi nhà đầy sắc màu, không khí trong lành, những khu vịnh đẹp hùng vĩ. Hãy dành thời gian để đi phà dọc một vịnh hẹp để đến chiêm ngưỡng ngôi nhà được xây cất vào năm 1873 của nhạc sĩ vĩ cầm thế kỷ 19 – Ole Bull ở đảo Lysoen. Tòa biệt thự cũ chắc chắn sẽ khiến không ít người phải thốt lên kinh ngạc vì vẻ đẹp quyến rũ như trong cổ tích.

Ảnh: Bergen – Thành phố sắc màuBergen – Thành phố sắc màu

Khách đến Bergen thường thích thú tham quan nhà thờ Saint Mary, là kiến trúc cổ nhất thành phố, được xây dựng vào thế kỷ 12. Họ cũng thích thăm viếng pháo đài cổ Bergenhus, là nơi có nhiều kiến trúc hấp dẫn như khách sảnh Hoàng gia Haakon từ thế kỷ 13 ; tháp Rosenkranz thế kỷ 16 ; tượng của Edvard Grieg – nhà soạn nhạc nổi tiếng sinh ra ở đây – được đặt ở công viên thành phố. Năm 1979, cảng cổ Bryggen của Bergen đã được UNESCO xếp vào danh sách di sản văn hóa thế giới.

Top 5 vịnh hẹp đẹp nhất Na Uy

8

Geirangerfjord (Vịnh Geiranger)

Với khung cảnh ngoạn mục của các vùng nước xanh thẳm và núi non hùng vĩ, Geirangerfjord tự hào là một trong những vịnh hẹp của Na Uy được tham quan nhiều nhất.

Đến với Geirangerfjord du khách sẽ bước vào một hành trình tham quan vịnh hẹp và những thác nước nổi tiếng. Có rất nhiều trải nghiệm thú vị khác như trượt tuyết mùa đông, câu cá, chèo thuyền, đi bè trên sông, và chinh phục đường mòn tại một số điểm ấn tượng nhất của Na Uy.

9

Nordfjord (Vịnh Nord)

Nằm ở phía Tây vương quốc Na Uy, Nordfjord được du khách ưa thích bởi sự pha trộn hoàn hảo giữa phong cảnh tuyệt vời và di tích lịch sử hay nhiều hoạt động vui chơi như: du thuyền, câu cá, chèo thuyền tốc độ, lướt ván.

10

Lysefjord (Vịnh Lyse)

Kích thước nhỏ hơn so với nhiều vịnh khác ở Na Uy, nhưng Lysefjorden thu hút tới khoảng 300.000 du khách mỗi năm. Điều đã làm cho vịnh này trở nên đặc biệt là Preikestolen, hay còn gọi là Pulpit Rock, là một trong ba tảng đá nổi tiếng nhất Na Uy.

11

Sognefjord (Vịnh Sogne)

Sognefjord là vịnh lớn nhất ở Na Uy, khi đến đây Bạn sẽ được tham gia vào những chuyến phiêu du hấp dẫn. Tại đây Bạn sẽ được khám phá thiên đường nghỉ dưỡng vô cùng nổi tiếng, như nhà thờ lâu đời nhất hay làng Viking, hoặc các hang động cũng những loài động vật hoang dã đang sống ở Vịnh này.

12

Hardangerfjord (Vịnh Hardanger)

Hardangerfjord là khu vực nổi tiếng với nhiều cây ăn quả đầy màu sắc và các khu vườn xum xuê. Du khách thường đến đây vào tháng Năm để xem cây táo, mận, anh đào và lê nở hoa.

Thung lũng Flam

13

Để đến với Thung Lũng Flam thì Bạn sẽ đi chuyển bằng xe lửa để đến với một ngôi làng nhỏ ở Thung Lũng Flam. Tại đây được bao quanh bởi những cánh đồng xanh tốt và núi non hiểm trở. Khi đến đấy Bạn sẽ tận hưởng được khí hậu thoáng mát và không gian yên tĩnh.

Tromso

14

Các vịnh hẹp và dãy núi ở Tromso thực sự rất kỳ diệu. Tại đây, ánh sáng phương bắc lấp lánh trên bầu trời xanh hải quân được chiếu sáng bởi mặt trời lúc nửa đêm. Du khách sẽ bị mê hoặc bởi những làng chài thú vị của Tromso, những vườn thực vật ngát hương và những thác nước trong như pha lê. Âm nhạc là một phần quan trọng trong văn hóa Tromso, đặc biệt là nhạc techno và điện tử, tăng thêm sự sôi động cho cho thành phố mỗi năm một lần vào dịp Lễ hội Insomnia hàng năm.

Ngôi làng Reine

15

Từng được mệnh danh là “ngôi làng đẹp nhất Na Uy” vào những năm 1970 do tờ báo Allers bình chọn, làng Reine nằm trên đảo Moskenesoya, phía Bắc quần đảo Lofoten vốn là một ngôi làng đánh cá nhỏ của Na Uy.

Ảnh: Làng Reine ban đêm

Làng Reine ban đêm

Tuy chỉ là một ngôi làng nhỏ, nhưng mỗi năm nó thu hút hàng ngàn du khách thăm quan bởi cảnh đẹp thiên nhiên bình dị và trong lành thuần khiết đến vô cùng. Xung quanh thị trấn là những dãy núi cao bao phủ, thu hút du khách là những ngôi nhà gỗ đỏ truyền thống của ngư dân. Làng Reine là một điểm đến vô cùng thích hợp với những ai đang mong muốn một chuyến đi yên bình mà không kém phần lãng mạn.

Ba tảng đá nổi tiếng ở Nauy

17

Vách núi Kjerag và hòn Kjeragbolten

Kjergbolten hay Kiragg là một ngọn núi ở Lysefjorden, Rogaland, Na Uy. Điểm cao nhất của ngọn núi là 1.110m so với mặt nước biển, tuy nhiên phần dốc dựng đứng ở phía Nam của ngọn núi mới là điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất. Con dốc này cao 984m và ngay gần hòn Kjeragbolten nổi tiếng, hòn đá có thể tích 5m3 nằm chắn ngang, lơ lửng giữa hai ngọn núi đá.

Kjerag là một địa điểm leo núi và đi bộ đường dài khá nổi tiếng. Nơi đây cũng thu hút khá nhiều người yêu thích môn thể thao ‘nhảy dù từ một nơi cố định’ (BASE jumping) từ khắp nơi trên thế giới. Từ năm 1994 đến năm 2008, có hơn 29.000 lượt người nhảy dù từ nơi đây. Tuy nhiên, cũng đã có 9 tai nạn chết người xảy ra trong lúc nhảy dù tại nơi đây.

18

Preikestolen (Preacher’s pulpit hay Pulpit Rock)

Pulpit rock (Tảng đá hình bục giảng kinh) hay Preikestolen ở Na Uy là nơi nổi tiếng và thu hút đông đảo khách tham quan nhất trong vùng. Khối đá tự nhiên này có diện tích bề mặt là 25m2 (24.99m × 24.99m), khá bằng phẳng, cao 604m so với mực nước biển.

Hàng nghìn du khách mỗi năm đến thăm. Để có thể đến được đây, du khách phải mất hơn 2 giờ đi bộ, tuy nhiên khối đá kỳ vĩ này cũng có thể được thưởng ngoạn bằng cách đi thuyền trên biển. Tên gốc của tảng đá này là ‘Hyvlatonnå’, nghĩa là cái lưỡi của cái bào gỗ.

19

Trolltunga (Troll’s Tongue – Cái lưỡi của người khổng lồ)

Trolltunga là một trong những vách đá tuyệt đẹp và đặc biệt nhất Na Uy. Nó còn được du khách biết đến với tên gọi là Lưỡi Quỷ, bởi hình dạng vách đá này giống như một chiếc lưỡi khổng lồ. Khi bạn đứng trên vách đá Bạn sẽ thấy được khung cảnh hùng vĩ bên dưới với độ cao hơn 700m. Hãy đến và in dấu chân Bạn lên đó nhé, và chụp 1 tấm hình lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất.

Đối với một gia đình có trẻ nhỏ, cả đi và về mất ít nhất 6 tiếng. Có một số các cabin nhỏ của Hội những người di cư Na Uy để du khách có thể ngủ lại qua đêm.

Nhà thờ Borgund

^ECA100B88D2F46F2487DCAC1ECB35CBB0512F968A2F1D22A95^pimgpsh_fullsize_distr

Nhà thờ Borgund Stave được làm bằng gỗ, có thể được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 12 và không hề có một sự thay đổi nào so với ngày đầu xây dựng. Đây là nhà thờ được lưu giữ tốt nhất trong số 28 nhà thờ bậc thang hiện còn ở Na Uy.

Được xây dựng từ năm 1150, nhà thờ được khắc bằng dạng chữ Rune, một dạng chữ đặc biệt của Bắc Âu. Truyền thuyết kể rằng, giám mục thời đó đã đi ba vòng nhà thờ và đã dùng gậy gõ cửa ba lần trước khi cùng các giáo hữu bước vào. Ngài dâng hiến nơi này “nhân danh Chúa Kitô, Đấng chiến thắng mọi sự dữ và là Thiên Chúa của ngôi nhà thờ”. Nhà thờ vẫn còn mở cho nhiều người xem nhưng giá vào cửa hơi cao để giới hạn lượt người: 8 euro cho một người lớn!

Laerdal – đường hầm dài nhất thế giới

21

Đường hầm Laerdal ở Na Uy là đường hầm dành cho xe hơi dài nhất thế giới với chiều dài lên tới 24,51 km.

Một trong những thách thức lớn nhất phải đối diện khi tiến hành xây dựng đường hầm là làm sao để các tài xế không cảm thấy nhàm chán khi di chuyển khoảng 20 phút trong hầm. Bởi nếu điều này xảy ra, các lái xe có thể mất tập trung và rất dễ dẫn tới tai nạn.

Để phá vỡ sự đơn điệu, các kiến trúc sư đã tạo cho Laerdal những đường cong mềm mại cùng với việc sử dụng các loại ánh sáng khác nhau để thu hút sự chú ý của các tài xế. Bên cạnh đó, cứ mỗi 6 km lại có một khoảng không gian rộng lớn để tránh gây nên hiện tượng sợ nơi chật hẹp và mệt mỏi cho người đi xe.

Đường hầm Laerdal, với sự độc đáo và nổi tiếng của mình, chắc chắn sẽ tạo cho bạn những trải nghiệm khó quên.