VISA ĐI ANDORRA – Liên hệ 036 759 6889

VISA ĐI ANDORRA

Andorra visa - Visa đi Andorra

Hồ sơ bao gồm:

Andorra không yêu cầu bất kỳ loại visa nào.

Andorra không phải là thành viên của Khu vực Schengen. Việc nhập cảnh được thực hiện thông qua Pháp hoặc Tây Ban Nha. Do đó, bất kỳ quốc gia nào từ nước thứ ba đến Andorra phải nhận thông tin từ Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Pháp hoặc Tây Ban Nha (tùy thuộc vào quốc gia nhập cảnh) về nhu cầu thị thực Schengen và khi cần thiết, về thủ tục xin thị thực.

Khi thị thực Schengen là bắt buộc, công dân nước thứ ba sẽ nộp đơn xin visa đôi hoặc nhập cảnh Schengen nhiều lần tùy thuộc vào số lần bạn sẽ vào khu vực Schengen từ Andorra.

* Trẻ vị thành niên đi du lịch đến Andorra với cha mẹ, người giám hộ hợp pháp hoặc người đại diện của họ phải có:

– Thẻ ID hợp lệ hoặc

– Hộ chiếu có hiệu lực. Trẻ vị thành niên có thể được đăng ký tại hộ chiếu của cha mẹ nhưng không phải là nghĩa vụ.

Bất kỳ quốc gia nào từ một quốc gia ngoài Liên minh châu Âu phải có thị thực Schengen hai hoặc nhiều lần.

* Người chưa thành niên đi cùng hoặc trẻ vị thành niên đi kèm với những người không phải là cha mẹ của họ phải có:

– Hộ chiếu có hiệu lực hoặc

– Thẻ ID hợp lệ kèm theo giấy ủy quyền có chữ ký của cha mẹ, người giám hộ hợp pháp hoặc đại diện của họ.

1. Các luật và quy định của nhiều quốc gia thấy rằng các ủy quyền được cung cấp bởi các trạm cảnh sát hoặc các trường hợp khác.

Đề nghị tất cả phụ huynh, người giám hộ hợp pháp hoặc đại diện muốn cho phép trẻ em đi du lịch đến một quốc gia bởi chính họ hoặc với người khác, để được thông báo về các quy định có hiệu lực đối với vấn đề này.

2. Một quốc gia từ một quốc gia ngoài Liên minh châu Âu phải có thị thực Schengen hai hoặc nhiều lần.

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Andorra vui lòng liên hệ Vietnam_legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

MIỄN THỊ THỰC ANDORRA

MIỄN VISA ANDORRA

Chính phủ Andorra không có yêu cầu thị thực với du khách và chỉ yêu cầu hộ chiếu hoặc thẻ căn cước Liên minh Châu Âu để nhập cảnh. Tuy nhiên, vì quốc gia này chỉ có thể được tiếp cận qua các quốc gia khối Schengen là Tây Ban Nha hoặc Pháp, và do đó phải xin thị thực Khối Schengen. Vì Andorra không phải một phần của khối Schengen, cần phải có thị thực nhập cảnh nhiều lần để nhập cảnh lại khối Schengen khi rời Andorra. Người nước ngoài muốn ở lại Andorra hơn 90 ngày cần có thẻ cư trú.

TỔNG QUAN VỀ ANDORRA

1. Thông tin chung

Tên nước: Andorra
Tên tiếng Việt: Công quốc Andorra
Vị trí địa lý: Thuộc Tây nam châu Âu, giữa Pháp và Tây Ban Nha
Diện tích: 468 (km2)
Tài nguyên thiên nhiên: Nước khoáng, quặng sắt, chì, gỗ…
Dân số 0.1 (triệu người)
Cấu trúc độ tuổi theo dân số: 0-14 tuổi: 14.5% 15-64 tuổi: 71.2% Từ 65 tuổi trở lên: 14.3%
Tỷ lệ tăng dân số: 0.00842
Dân tộc: Spanish 43%, Andorran 33%, Portuguese 11%, French 7%, khác 6%
Thủ đô: Andorra la Vella
Quốc khánh: 08/09/1278
Hệ thống luật pháp: Dựa trên bộ luật của Pháp và Tây Ban Nha
Tỷ lệ tăng trưởng GDP 0.035
GDP theo đầu người: 38800 (USD)
GDP theo cấu trúc ngành: N/A
Lực lượng lao động: 42420 (người)
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp: Nông nghiệp: 0.3% Công nghiệp: 20.3% Dịch vụ: 79.4%
Tỷ lệ thất nghiệp: N/A
Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo: N/A
Lạm phát: 0.032
Sản phẩm nông nghiệp: Một lượng nhỏ lúa mạch đen, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, rau, thịt cừu
Công nghiệp: Du lịch, chăn nuôi gia súc, thuốc lá, đồ nội thất, đồ gỗ
Xuất khẩu: 148.7 triệu (USD)
Mặt hàng xuất khẩu: Thuốc lá, đồ nội thất
Đối tác xuất khẩu: Tây Ban Nha, Pháp
Nhập khẩu: 1.879 tỉ (USD)
Mặt hàng nhập khẩu: Hàng tiêu dùng, thực phẩm, điện
Đối tác nhập khẩu: Tây Ban Nha, Pháp

2. Vị trí địa lí

Andorra là thân vương quốc nhỏ ở Tây Âu, nằm ở phía sườn Nam của dãy Pyrénées, giữa biên giới nước Pháp và Tây Ban Nha. Andorra là xứ sở tuyệt đẹp nhờ các hẻm núi và các thung lũng có sông Valira chảy qua và được bao bọc bởi các đỉnh núi cao.

Khí hậu: Mùa xuân và mùa hạ ôn hòa. Mùa thu, mùa đỏng lạnh và có tuyết

3. Kinh tế

Ngành dịch vụ du lịch của Andorra ước tính tiếp đón 10,2 triệu du khách mỗi năm

Du lịch là ngành kinh tế chủ yếu của Andorra, đóng góp tới 80% GDP của đất nước. Andorra lôi cuốn khách du lịch nhờ môn trượt tuyết và hàng hóa miễn thuế. Hàng năm có khoảng 9 triệu khách du lịch đến Andorra. Chính sách đánh thuế nhập khẩu không đáng kể đã tạo nên sự lôi cuốn du khách khắp nơi đến Andorra để mua hàng giá rẻ hơn so với ở nước mình.

Mặt khác, nhiều công ty và ngân hàng ngoại quốc cũng đặt trụ sở ở đây để khỏi bị đánh thuế cao. Các ngành kinh tế khác đều được nhà nước giảm hoặc miễn thuế. Tại Andorra hiện nay tuy không đánh thuế lợi tức và thuế thu nhập thường niên nhưng một khi nền kinh tế gặp trì trệ, hai sắc thuế ấy sẽ được áp dụng tức thời theo Bộ luật Tài chính. Khoảng 900 cửa tiệm và các cơ sở dịch vụ khác thu hút tới 1/4 lực lượng lao động cả nước, còn 1/5 dân số Andorra làm việc trong ngành công nghiệp “không khói”.

Andorra thậm chí không có cơ quan bưu điện chính thức. Các dịch vụ bưu chính viễn thông thuộc nội hạt đất nước đều được miễn phí, còn với thư từ hay điện báo đi nước ngoài đều cần phải qua trung gian bưu điện của Pháp hay Tây Ban Nha.

Dịch vụ ngân hàng cũng đóng góp nhiều cho nền kinh tế. Nông nghiệp kém phát triển, chỉ có khoảng 2% diện tích là đất trồng trọt. Thực phẩm chủ yếu là nhập khẩu.

4. Văn hóa

Dân số của Andorra là chủ yếu là Công giáo Rôma (90%). Vị thánh bảo trợ của đất nước là Đức Mẹ Meritxell. Mặc dù nó không phải là một tôn giáo chính thức của quốc gia, nhưng hiến pháp thừa nhận một mối quan hệ đặc biệt với Giáo hội Công giáo, cung cấp một số ưu đãi đặc biệt cho Giáo hội. Cộng đồng Hồi giáo chủ yếu được tạo thành từ những người nhập cư Bắc Phi. Giáo phái Kitô giáo khác bao gồm Anh giáo, Giáo hội Thống Nhất, Nhà thờ Tông đồ mới, Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô, và Nhân chứng Giê-hô-va. Có một cộng đồng nhỏ của người Hindu và Bahá’ís. Khoảng 100 người Do Thái giáo sống ở Andorra.

5. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính thức và được sử dụng trong lịch sử là Catalan, thuộc Nhóm ngôn ngữ Rôman. Chính phủ Andorran khuyến khích việc sử dụng tiếng Catalan.

Do sự nhập cư, các liên kết lịch sử, và khoảng cách địa lý gần, tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp cũng được sử dụng phổ biến. Hầu hết dân cư Andorra có thể nó một hoặc nhiều hơn trong các thứ tiếng này, ngoài Catalan. Tiếng Anh ít phổ biến hơn, tuy nhiên nó cũng được sử dụng ở những khu nghỉ dưỡng.

6. Ẩm thực

Thực phẩm chủ yếu là giá vé Catalan với sự nhấn mạnh vào thịt và pho mát. Carn a la brasa (thịt bò, thịt cừu hoặc thịt lợn nướng trên lửa mở) và truita (cá hồi sông tươi) là những món ăn được ưa chuộng.

Các món ăn đặc trưng của vùng Andorran là món trinxat, bánh bắp cải, khoai tây và thịt xông khói và escudella, thịt gà, xúc xích và thịt viên hầm. Những người ăn chay nên mua thực phẩm ở tomàquet (bánh mì với dầu ô liu, tỏi và cà chua) vì các món ăn chay rất khó tìm thấy ở Andorra.

7. Cảnh quan du lịch

Thủ đô Andorra la Vella chào đón mọi người bằng cái lạnh ngọt ngào trong ánh nắng chan hòa. Không khí trong lành đến nỗi bầu trời xanh lồng lộng tưởng như ở rất gần, những ngọn núi phủ tuyết trắng lấp lánh bao quanh thành phố như cũng ở rất gần.

Ngay cả ngọn Pedrosa cao xấp xỉ ba ngàn mét cũng như chỉ đi dăm bước là tới. Có tuổi đời hơn bảy thế kỷ, Andorra la Vella kiêu hãnh với nhiều kiến trúc thật cổ xưa. Nhưng thật ra, làm nên sức sống mới cho thủ đô ba vạn dân này là hơn năm mươi khách sạn cao cấp có kiến trúc thanh lịch.Tuy thành phố không lớn nhưng nhờ khéo tận dụng địa hình rừng núi nên vẫn tạo cảm giác đa dạng về cảnh quan.

Xen kẽ với những dãy nhà nhuốm màu thời gian là hơn chục tòa cao ốc trên 30 tầng rất hiện đại. Đặc biệt khu Caldea mới khánh thành vô cùng lộng lẫy với những tòa nhà kính hình kim tự tháp khổng lồ. Khu spa – thể dục dưỡng sinh lớn nhất và có cảnh quan đẹp nhất châu Âu này rất hấp dẫn du khách bởi giá cả khá dễ chịu.

Điểm nhấn của Andorra la Vella là dòng sông Valira bắt nguồn từ các đỉnh núi cao rồi uốn lượn ngang qua thành phố như một dải pha lê lấp lánh. Hai cây cầu duyên dáng bắc ngang Valira gần như lúc nào cũng có các thiếu nữ xinh tươi đến từ nhiều vùng châu Âu thong thả dạo bước.

Theo thống kê, cứ hai người đang ở trên đất Andorra thì có một người là du khách. Có hơn tám mươi phần trăm thu nhập quốc dân đến từ du lịch nên chính quyền ở đây “o bế” khách quốc tế rất dữ.

Mùa lạnh, khách đi ngoài đường có thể mở vòi nước công cộng để rửa tay chân bằng nước nóng.

Nhưng thực tế hơn cả là việc chiều chuộng du khách trong lĩnh vực mua sắm. Hàng hóa ở Andorra nhập miễn thuế từ khắp các nước nên vô cùng phong phú, hàng nông phẩm tươi sống hết sức phong phú và đặc biệt là rất rẻ. Thuốc lá, rượu, xăng giá cũng chỉ bằng một nửa mặt bằng giá chung ở châu Âu.

Các mặt hàng tiêu dùng, giá cả dịch vụ cũng rẻ hơn ở Pháp nhiều. Chính sách ưu đãi thuế còn giúp thu hút người nước ngoài đến đây làm ăn. Trong các thung lũng quanh Andorra, ngày càng mọc lên nhiều biệt thự có kiến trúc đẹp và sáng tạo thuộc sở hữu của các doanh nhân quốc tế.

Chúng tôi đã đến thăm một biệt thự như vậy nằm ở triền núi. Xung quanh nhà, băng đóng như ốp kính. Trong tất cả các phòng, tay nắm và khung cửa kính đều dát vàng sang trọng. Đất và nhà ở đây nhìn chung cũng không đắt đỏ mặc dù Andorra luôn đứng trong top mười quốc gia có thu nhập đầu người cao nhất thế giới.

Cuộc sống ngày xưa trên núi cao

Thật ra, vẻ náo nhiệt hào nhoáng chỉ mới đến với Andorra khoảng nửa thế kỷ nay, từ khi ngành du lịch phát triển. Trong nhiều thế kỷ trước đó, đây là một lãnh thổ bình yên và có đời sống hết sức giản dị.

Lịch sử của đất nước này hình thành ít nhất đã bảy thế kỷ. Vào năm 1278, những mối bất hòa giữa Tây Ban Nha và Pháp đã khiến cho hai nước không thể xác định được chủ quyền vùng lãnh thổ Andorra.

Cuối cùng hai bên phải đồng ý ký kết hiệp ước về việc phân chia quyền lực như sau: Andorra trực thuộc quyền cai quản của bá tước De Fua nước Pháp và giáo chủ thành phố Seo De Urkhel tại Tây Ban Nha. Ngày nay, mặc nhiên Andorra vẫn phụ thuộc vào hai nguyên thủ: Nhà vua Tây Ban Nha và tổng thống Pháp.

Do đó, trên các đường phố du khách có thể nhìn thấy nơi thì chi nhánh bưu điện đặc trưng cho nước Pháp, nơi thì đặc trưng cho Tây Ban Nha. Người dân nước này sử dụng các ngôn ngữ như tiếng Catalan, tiếng Pháp và cả tiếng Castilia.

Dù có tranh chấp nhưng trong suốt chiều dài lịch sử, xứ sở này luôn yên bình với nghề nông. Đến giữa thế kỷ XX, lãnh thổ tuyệt đẹp bỗng được phát hiện là nơi đây một năm có đến hơn 300 ngày nắng, ngoài ra bảy thị trấn cổ đều nằm trong các thung lũng ở độ cao trên 1.500m.

Vậy là tuyết, nắng, độ cao – ba đặc sản chính của Andorra đã biến vương quốc rộng chưa đến năm trăm cây số vuông trở thành thiên đường trượt tuyết. Ở cả bảy thị trấn đều có những khu leo núi trượt tuyết lớn, có hệ thống cáp treo lên xuống tấp nập.

Dân thể thao trượt tuyết trên thế giới đều biết đến khu du lịch thể thao Grandvalira được sáp nhập từ hai khu Pas de la Casa với Soldeu để trở thành khu thể thao khổng lồ, có chiều dài đến 200km.

 

Muốn tìm lại một Andorra ngày xa xưa với nghề chăn cừu và trồng trọt, du khách hãy tìm đến Arinsal, một trong những ngôi làng trên núi cao còn giữ nguyên kiến trúc truyền thống. Dù nằm trong quần thể khu thể thao du lịch Vallnord, Arinsal vẫn được những người làm du lịch tài giỏi giữ gìn rất tốt bầu không khí xưa.

Toàn bộ kiến trúc trong làng, từ nhà ở, giáo đường cho đến đường đi đều xây bằng đá màu xám đen. Thứ đá thô màu u trầm giữa vùng tuyết trắng lóa và nắng đổ chói mắt hóa ra lại tạo nên vẻ đẹp đặc biệt: ấm áp mà thông thoáng, vững chãi mà nhã nhặn.

Buổi tối, giữa mênh mông tuyết và bầu trời xanh nhung tưởng như với tay là chạm được, ngọn lửa đỏ trong lò sưởi nhuộm hồng các bức tường đá của cả làng. Lúc đó, Arinsal trông huyền ảo và đẹp như miền thượng giới.

 

Ban ngày, quanh làng thỉnh thoảng lại có dân địa phương cưỡi ngựa qua lại. Người Andorra nổi tiếng là chân thành, hiếu khách. Nhiều năm liền được xếp hạng là dân tộc sống lâu bậc nhất thế giới nên họ chẳng bao giờ phải vội vã.

Tại thung lũng Madriu, một cô gái đang cưỡi ngựa bắt gặp ánh mắt ngưỡng mộ của chúng tôi liền tiến lại mời chúng tôi chụp ảnh chung. Trước những lời cảm ơn rối rít của nhóm du khách châu Á, cô cười bảo rằng hình ảnh Andorra được chúng tôi đem về xứ sở thì chính cô mới là người cần cảm ơn.

Sau thoáng bất ngờ, tôi chợt hiểu thêm một lý do khiến Andorra mỗi năm đón hơn mười triệu du khách, và chỉ sau mấy chục năm, một xứ sở nghèo tài nguyên đã trở thành nơi có thu nhập bình quân đầu người cao hàng đầu thế giới.

Trên đây là những thông tin cần biết về tổng quan đất nước Andorra mà chúng tôi cung cấp để du khách tham khảo trước khi bắt đầu một chuyến đi đến Andorra. Chúc các bạn vui vẻ và có một chuyến đi đáng nhớ.