VISA ĐI SRI LANKA – Liên hệ 036 759 6889

MIỄN THỊ THỰC SRI LANKA

MIỄN VISA SRI LANKA

Với chính sách qua lại, công dân của 3 quốc gia sau được miễn yêu cầu xin giấy phép du hành điện tử và có thể xin thị thực tại cửa khẩu miễn phí:

Maldives (30 ngày, có thể gia hạn lên đến 150 ngày)

Seychelles (60 ngày, có thể lên đến 90 ngày trong 1 năm)

Singapore (30 ngày, có thể gia hạn lên đến 150 ngày)

Công dân của Ấn Độ, Nga cũng không cần thị thực nếu có hộ chiếu ngoại giao hoặc công vụ.

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Sri Lanka xin vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

TỔNG QUAN VỀ SRI LANKA

Flag of Sri Lanka.svg

1, Thông tin chung

Tên đầy đủ Cộng hòa dân chủ xã hội chủ nghĩa Sri lanka
Vị trí địa lý Quốc đảo ở Ấn Độ Dương, gần Ấn Độ
Diện tích Km2 65,610
Tài nguyên thiên nhiên đá vôi, granit, cát thủy tinh, năng lượng hydro
Dân số (triệu người) 21.68
Cấu trúc dân số 0-14 tuổi: 24.8%
15-24 tuổi: 15.1%
25-54 tuổi: 42.4%
55-64 tuổi: 9.3%
Trên 65 tuổi: 8.4%
Tỷ lệ tăng dân số (%) 0.890
Dân tộc Sinhalese 73.8%, Sri Lankan Mohoặcs 7.2%,Ấn Độ Tamil 4.6%, Sri Lankan Tamil 3.9%, khác 0.5%, không rõ 10%
Thủ đô Colombo
Quốc khánh 4/2/1948
Hệ thống pháp luật Dựa trên hệ thống luật Anh và luật Ý-Đức
GDP (tỷ USD) 125.3
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) 6
GDP theo đầu người (USD) 6100
GDP theo cấu trúc ngành nông nghiệp: 12%
công nghiệp: 30.1%
dịch vụ: 57.9%
Lực lượng lao động (triệu) 8.194
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp nông nghiệp: 31.8%
công nghiệp: 25.8%
dịch vụ: 42.4%
Sản phẩm Nông nghiệp Gạo, mía đường, ngũ cốc, hạt có dầu, gia vị, rau quả, chè, cao su, dừa, sữa, trứng, da sống, thịt bò, cá
Công nghiệp Chế biến cao su, chè, dừa, thuốc lá và các sản phẩm nông nghiệp khác, bảo hiểm, Dịch vụ ngân hàng, du lịch, vận tải bằng tàu biển, quần áo, dệt may, xi măng, lọc dầu,  Dịch vụ công nghệ thông tin, xây dựng
Xuất khẩu (triệu USD) 10510
Mặt hàng xuất khẩu Hàng dệt may và thêu thùa, chè và gia vị, kim cương, ngọc lục bảo, ruby, sản phẩm từ dừa, sản xuất cao su, cá
Đối tác xuất khẩu Hoa Kỳ, Anh, Italia, Đức, Ấn Độ, Bỉ
Nhập khẩu (triệu USD) 19080
Mặt hàng nhập khẩu Sợi dệt may, khoáng sản, dầu, thực phẩm, máy móc thiết bị vận chuyển
Đối tác nhập khẩu Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Iran, Nhật Bản

Nguồn: CIA 2013

2, Vị trí địa lí, khí hậu

Hòn đảo Sri Lanka nằm ở Ấn Độ Dương, phía tây nam Vịnh Bengal và phía đông nam Biển Ả rập.Vịnh Mannar và Eo biển Palk ngăn cách đảo này với tiểu lục địa Ấn Độ. Theo thần thoại Hindu, thần Rama đã cho đắp một cây cầu nối hải đảo với lục địa Ấn Độ, mệnh danh là “cầu của Rama” hoặc “cầu của Adam”. Công trình huyền thoại này nay một dải đá vôi và bãi cát ngầm chỉ nhô lên khi thủy triều xuống. Theo những văn bản ghi chép tại những ngôi đền, con đường nổi thiên nhiên này trước kia đã tồn tại, nhưng đã bị một cơn bão mạnh (có thể là một cơn lốc xoáy) năm 1480 phá huỷ. Chiều rộng của Eo biển Palk khá nhỏ nền từ bờ biển Sri Lanka có thể quan sát thấy điểm xa nhất gần thị trấn Rameswaram của Ấn Độ. Hòn đảo với hình dạng viên ngọc trai này chủ yếu gồm các đồng bằng phẳng, núi non chỉ có ở phần trung nam. Núi Sri Pada với điểm cao nhất là Pidurutalagala (cũng được gọi là Mt Pedro), cao 2.524 mét (8.281 ft). Mahaweli ganga (sông Mahaweli) và các con sông chính khác là nguồn cung cấp nước ngọt.

Khí hậu Sri Lanka có thể coi là nhiệt đới và khá nóng. Vị trí nằm giữa vĩ độ 5 và 10 độ bắc khiến nước này có khí hậu ấm, được các cơn gió đại dương giữ ôn hòa và cung cấp khá nhiều lượng hơi ẩm. Nhiệt độ trung bình trong khoảng từ mức thấp 16 °C tại Nuwara Eliya ở vùng Cao nguyên Trung tâm (nơi có thể xuất hiện băng giá trong một số ngày mùa đông) tới mức cao 32 °C tại Trincomalee tại bờ biển phía đông bắc (nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 38 °C). Nhiệt độ trung bình năm cả nước từ 28 đến 30 °C. Nhiệt độ ngày và đêm có thể chênh lệch từ 4 đến 7 độ. Vào tháng 1, tháng lạnh nhất, người dân vùng đồi núi và một số nơi khác phải mặc áo khoác và áo len. Tháng 5, tháng nóng nhất, cũng là tháng trước mùa mưa. Lượng mưa bị ảnh hưởng bởi gió mùa từ Ấn Độ Dương và Vịnh Bengal, bị địa hình vùng Cao nguyên Trung tâm ngăn cản, chúng gây mưa lớn ở những vùng núi và khu vực phía tây nam hòn đảo. Một số nơi ở phía núi chắn gió lượng mưa có thể lên tới 2500 mm mỗi tháng, nhưng phía đông và đông bắc đối diện, lượng mưa thấp hơn hẳn. Những cơn gió mạnh định kỳ và những cơn lốc xoáy bất thường che phủ bầu trời và mang mưa tới khu vực tây nam, đông bắc, và những vùng phía đông hòn đảo. Khoảng thời gian từ tháng 12 tới tháng 3, gió mùa từ phía đông bắc thổi đến, mang theo hơi ẩm từ Vịnh Bengal. Độ ẩm ở vùng tây nam và vùng núi nói chung cao hơn và phụ thuộc vào lượng mưa theo mùa. Ví dụ, tại Colombo, độ ẩm ban ngày cao hơn 70% trong cả năm, lên tới khoảng 90% vào tháng 6, mùa gió mùa. Anuradhapura có độ ẩm ban ngày ở mức thấp 60% vào thời kỳ gió mùa tháng 3, nhưng lên tới mức cao 79% trong mùa mưa tháng 11 và tháng 12. Ở vùng cao nguyên, độ ẩm ban ngày tại Kandy thường thay đổi trong khoảng 70 và 79%.

3, Kinh tế

Công nghiệp chiếm 31%, nông nghiệp: 18% và dịch vụ: 51% GDP.

Gần 50% lực lượng lao động trồng lúa để tiêu thụ trong nước và trồng chè, cao su, dừa để xuất khẩu. Các công trình thuỷ lợi và thuỷ điện trên sông Ma–ha–oe–li đang được xây dựng. Công nghiệp gồm các ngành chế biến thực phẩm và dệt. Tuy nhiên, nền kinh tế, đặc biệt ngành du lịch, bị thiệt hại bởi các hoạt động của phong trào du kích “Những con hổ giải phóng Ta–min”

Trước năm 1980,Sri Lanka còn được coi là Singapore tiềm năng của khu vực Nam á, rất giàu về mặt sinh thái và tỷ lệ biết chữ cao, hệ thống y tế và cơ sở hạ tầng khá phát triển, có những hải cảng rất có điều kiện phát triển do vị trí thuận lợi trên đại dương. Song do nội chiến kéo dài nên nền kinh tế đã không phát huy được thế mạnh vốn có và trở thành một nước chậm phát triển. Sản xuất điện năng đạt 5,05 tỷ Kwh, trong đó thuỷ điện chiếm 95,05%, tiêu thụ điện năng 5,05 tỷ Kwh. Xuất khẩu đạt 4,5 tỷ USD, nhập khẩu đạt 5,3 tỷ USD; nợ nước ngoài 8,8 tỷ USD.

Kinh tế đã tìm lại nhịp độ tăng trưởng trong thời kỳ 1997-2000, với mức trung bình hàng năm 5.3%. Năm 2001 là lần giảm phát kinh tế đầu tiên trong lịch sử đất nước, là hậu quả của việc thiếu năng lượng, các vấn đề ngân sách, giảm phát toàn cầu, và sự tiếp diễn của cuộc nội chiến. Những dấu hiệu hồi phục đã xuất hiện sau cuộc ngừng bắn năm 2002. Thị trường Chứng khoán Colombo đã thông báo mức tăng trưởng cao nhất thế giới năm 2003 và hiện nay Sri Lanka có mức thu nhập trên đầu người cao nhất khu vực Nam Á.

Tháng 4, 2004, đã có sự thay đổi lớn trong chính sách kinh tế sau khi chính phủ do Ranil Wickremesinghe của Đảng Thống nhất Quốc gia lãnh đạo bị liên minh gồm Đảng Tự do Sri Lanka và phong trào quốc gia cánh tả Janatha Vimukthi Peramuna được gọi là Liên minh Tự do Thống nhất Nhân dân đánh bại. Chính phủ mới đã dừng việc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước và cải cách các lĩnh vực công cộng như năng lượng và dầu mỏ, và tiến hành một chương trình trợ cấp tên gọi Chương trình kinh tế Rata Perata. Mục tiêu chính của chương trình là hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại vùng thành thị cũng như nông thôn và bảo vệ nền kinh tế trong nước khỏi ảnh hưởng từ bên ngoài như giá dầu, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Nhưng chính sách trợ cấp này kéo theo việc phải nhập khẩu các vật tư như nhiên liệu, phân bón và bột mì khiến lĩnh vực tài chính nhanh chóng lụn bại. Riêng năm 2004 Sri Lanka đã chi gần 180 triệu US$ để trợ cấp nhiên liệu, bởi việc giữ ổn định giá nhiên liệu là một lời hứa khi bầu cử. Nhằm làm giảm con số thâm hụt ngân sách đang tăng lên cho những chương trình trợ cấp và tuyển dụng công cộng, chính phủ cuối cùng đã phải cho in 65 tỷ Rs (US$ 650 triệu) hay khoảng 3% GDP. Chính sách tài chính, cộng với việc phá giá tiền tệ cuối cùng làm mức lạm phát tăng tới 18% vào tháng 1 năm 2005, theo con số của Chỉ số Giá Tiêu dùng Sri Lanka.

Tính đến năm 2016, GDP của Sri Lanka đạt 82.239 USD, đứng thứ 67 thế giới, đứng thứ 23 châu Á và đứng thứ 4 Nam Á.

4, Văn hóa, tôn giáo

Văn hóa Sri Lanka bị ảnh hưởng sâu sắc từ Phật giáo, một tôn giáo quan trong có ảnh hưởng lớn đến chính trị, văn hóa, xã hội Sri Lanka trong suốt hàng nghìn năm qua. Hòn đảo này còn là nơi xuất phát của hai nền văn hóa truyền thống: văn hóa Sinhala (tập trung tại các thành phố cổ Kandy và Anuradhapura) và Tamil (tập trung tại thành phố Jaffna, thư viện công cộng đã bị phá hủy năm 1983 tại đây là trung tâm lưu trữ văn khố Tamil của thế giới). Gần đây hơn xuất hiện thêm nền văn hóa thực dân Anh và sau này là Sri Lanka, đặc biệt tại các khu vực thành thị, và bị ảnh hưởng rất nhiều từ phương tây. Ví dụ, ngay thời gian gần đây, đa số người Sri Lanka sống tại các ngôi làng thường ăn món ăn truyền thống, chế tạo các đồ truyền thống và thể hiện mình thông qua nghệ thuật truyền thống. Nhưng kinh tế tăng trưởng cộng với sự canh tranh ngày càng lớn từ phía các nước phát triển khiến người Sri Lanka phải chuyển đổi cách thức sản xuất, tây phương hóa, đánh mất bản sắc và bị đồng hóa.

Tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và văn hóa Sri Lanka. Cộng đồng Phật tử đa số luôn tổ chức Ngày Poya, mỗi lần một tháng theo Âm lịch. Tín đồ Hindus và Hồi giáo cũng tổ chức những ngày lễ của riêng mình. Có nhiều đền thờ Phật giáo tại Sri Lanka và nhiều thánh đường Hồi giáo, đền Ấn giáo cũng như nhà thờ Cơ Đốc giáo trên khắp hòn đảo. Phía Bắc và phía Đông hòn đảo có nhiều đền thờ Hồi giáo và đền Ấn giáo do một bộ phận lớn người Tamil và Hồi giáo sống tại những vùng này. Nhà thờ có nhiều dọc bờ biển phía nam bởi đây là nơi tập trung các tín đồ Cơ Đốc giáo, đặc biệt là Công giáo Rôma. Phía bên trong hòn đảo với đa số tín đồ Phật giáo, nhưng thực tế ở bất cứ nơi nào tại nước này đều có các tín đồ Phật giáo.

5, Ngôn ngữ

Tiếng Sinhala là ngôn ngữ chính (74%), một bộ phận nói tiếng Tamil (18%), tiếng Hindi và các ngôn ngữ khác (8%). Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi chiếm khoảng 10% dân số. Tỷ lệ biết chữ chiếm khoảng 90,2% dân số.

6, Ẩm thực

Qua nhiều năm hình thành và chịu sự ảnh hưởng từ văn hóa của một số nước trên thế giới như Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh, Mã Lai, Ấn Độ đã tạo nên một hương vị rất đặc trưng cho ẩm thực của Sri Lanka.

Món ăn ở Sri Lanka không thể thiếu cá, hải sản, rau quả và gia vị. Thêm vào đó, cơm là món ăn chủ yếu hàng ngày và được dùng trong hầu hết những dịp lễ đặc biệt.có cả trong các dịp đặc biệt. Một bữa ăn điển hình của người Sri Lanka bao gồm một món cà ri chính (Làm từ cá, gà, bò, lợn hoặc cừu) và một vài món cà ri khác làm từ rau và đậu lăng. Ngoài ra còn có thêm đĩa dưa góp, các loại sốt và một loại sốt rất cay có tên gọi “sambol”. Các món ăn nơi đây được chế biến đều có thêm nguyên liệu là nước cốt dừa và nó mang lại hương vị đặc trưng cho nền văn ẩm thực này.

Kết quả hình ảnh cho CÀ RI CÁ CHUA SRI LANKA

Món cà ri cá chua

Hải sản đóng vai trò quan trọng trong ẩm thực Sri Lanka và món cà ri cá chua đã trở thành món ăn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân nơi đây. Những người giàu thường sử dụng gà, cá, bò, heo và thịt cừu là nguồn đạm chính trong việc chế biến các loại cà ri. Tầng lớp bình dân thì lại ưa chuộng các loại cá khô mặn được nhập từ Maldives hoặc từ các thành phố biển khác ở Sri Lanka để chế biến.

Cà ri cá là sự pha trộn của các loại gia vị như hạt tiêu đen, quế, nghệ, tỏi, lá dứa. Có lẽ thành phần quan trọng nhất của món ăn này là goraka khô, một loại trái cây nhỏ tạo ra hương vị chua.

Kết quả hình ảnh cho kottu srilanka

KOTTU

Kottu cũng là một trong những món ngon đường phố đặc trưng của ẩm thực Sri Lankan. Thành phần của món ăn này bao gồm rau, trứng, thịt bằm nhỏ được nêm nếm gia vị và một chút tỏi băm nhỏ. Tất cả trộn đều lên giống như cơm chiên thập cẩm, thường được dùng cho bữa sáng.

Kết quả hình ảnh cho lamprais sri lanka

Lamprais

Lamprais là món ngon truyền thống thường được người Sri Lanka dùng vào bữa trưa chủ nhật. Gia vị để làm món ăn này bao gồm quế, thảo quả và sambol sameni, sau đó được gói trong một búp lá chuối để tạo mùi thơm khi thưởng thức.

Kết quả hình ảnh cho pol sambol sri lanka

Pol Sambol

Món ăn này được biết với cái tên salad dừa. Nó được làm từ dừa bào, bột ớt, hành, chanh và cá khô. Món ăn kiểu salad có thể ăn kèm với cơm hoặc cà ri.

7, Cảnh quan du lịch

Từng là trung tâm văn hóa Phật giáo thời cổ, Sri Lanka nổi tiếng với những di tích hàng ngàn năm tuổi, cũng như khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ khiến cho nơi này trở thành điểm hành hương du lịch nổi tiếng thế giới.

Thành phố thần thánh Kandy: Đến đây du khách có thể ghé thăm khung cảnh tuyệt đẹp của Chùa Răng Phật Dalada Maligawa. Hoặc những ngôi chùa khác như: Đền Natha Devale có niên đại từ thế kỷ 14, là ngôi đền lâu đời nhất ở Kandy với kiến trúc, đặc trưng của miền Nam Ấn Độ, đền Lankatilaka được xây dựng vào thế kỷ 17 theo kiến trúc đền thờ Sinhalese truyền thống với cửa gỗ chạm khắc.

Thành phố cổ Sigiriya: Đây được coi là điểm du lịch Sri Lanka thu hút du khách lớn nhất và lâu đời nhất. Và đây cũng chính là địa điểm hành hương nổi tiếng của du khách khi tới Sri Lanka.

Ngoài ra bạn có thể tham quan quần thể đền thờ hang động Dambulla, thành phố linh thiêng Anuradhapura, kinh đô cổ Polonnaruwa, thành phố cổ Galle và các pháo đài, vùng cao nguyên trung tâm của Sri Lanka, khu Bảo tồn Rừng Sinharaja.

Trên đây là một số thông tin về đất nước Sri Lanka mà chúng tôi đã tổng hợp để du khách tham khảo trước khi có ý định du lịch đến Sri Lanka, chúc các bạn vui vẻ và có một chuyến đi đáng nhớ

 

THỦ TỤC XIN VISA SRI LANKA DU LỊCH/ CÔNG TÁC

Visa DL - CT Sri Lanka

Hồ sơ bao gồm:

– Hộ chiếu còn hạn.

– Vé máy bay khứ hồi.

– Bằng chứng đủ tiền để trang trải chi phí của bạn ở Sri Lanka.

– Địa chỉ và số điện thoại nơi bạn cư trú.

– Cung cấp thông tin cá nhân và thông tin liên quan để hoàn thành form visa

– Thư mời công tác

Mọi thông tin chi tiết về visa Sri Lanka du lịch/ công tác vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.