VISA ĐI MONGOLIA (MÔNG CỔ) – Liên hệ 036 759 6889

MIỄN VISA MONGOLIA (MÔNG CỔ)

MIỄN VISA MÔNG CỔ

Mông Cổ miễn thị thực cho công dân của 24 quốc gia và vùng lãnh thổ sau.

90 ngày

Argentina

Ma Cao
Belarus

Serbia

Brazil

Ukraine1
Kazakhstan

Hoa Kì

Kyrgyzstan

1 — Nếu có lời mời chính thức hoặc riêng tư.

30 ngày

Canada

Malaysia
Cuba

Nga

Đức

Singapore
Israel

Thổ Nhĩ Kì

Nhật Bản

Thái Lan
Lào


21 ngày

Philippines

14 ngày

Hồng Kông

Người sở hữu hộ chiếu dành cho công vụ

Trung Quốc

Frequent visitors

Hàn Quốc2

2— 4 lượt đến trong vòng 2 năm hoặc tổng cộng 10 lần.

? Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Mongolia (Mông Cổ) vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Công ty Tư vấn Toàn Cầu
 Phone: 034.35626.100/ 036 759 6889
? Email: [email protected] / [email protected]
? Website: Vietnam-legal.com

VISA DU LỊCH MONGOLIA (MÔNG CỔ)

Mongolia visa - visa du lịch Mông Cổ

Hồ sơ bao gồm :

  1. Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng, còn ít nhất 2 trang trống
  2. Tờ khai xin visa có chữ ký + Thông tin cá nhân để khai đơn
  3. 2 ảnh màu kích cỡ hộ chiếu, chụp trong vòng 6 tháng (3.5 x 4.5 cm)
  4. Lịch trình du lịch chi tiết
  5. Booking vé máy bay
  6. Booking khách sạn
  7. Bảo hiểm du lịch Toàn Cầu
  8. Giấy tờ công việc hiện tại

? Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Mongolia (Mông Cổ) vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Công ty cổ phần đầu tư thương mại, xây dựng và dịch vụ tư vấn Toàn Cầu
 Phone: 04.35626.100/ 0988.297.732
? Cellphone: 0989.561.390
? Email: [email protected] / [email protected]
? Website: Vietnam-legal.com

VISA CÔNG TÁC  MONGOLIA (MÔNG CỔ)

Mongolia visa - Visa công tác Mông Cổ

Hồ sơ bao gồm :

  1. Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng, còn ít nhất 2 trang trống
  2. Tờ khai xin visa có chữ ký
  3. 2 ảnh màu kích cỡ hộ chiếu, chụp trong vòng 6 tháng (3.5 x 4.5 cm)
  4. Lịch trinh du lịch chi tiết
  5. Booking vé máy bay
  6. Booking khách sạn
  7. Bảo hiểm du lịch Toàn Cầu
  8. Thư mời từ công ty/ đối tác ở Mongolia (Mông Cổ)
  9. Quyết định cử đi công tác của công ty ở Việt Nam
  10. Giấy tờ công việc

? Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa công tác Mongolia  (Mông Cổ) vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Công ty cổ phần đầu tư thương mại, xây dựng và dịch vụ tư vấn Toàn Cầu
 Phone: 04.35626.100/ 0988.297.732
? Cellphone: 0989.561.390
? Email: [email protected] / [email protected]
? Website: Vietnam-legal.com

TỔNG QUAN VỀ MONGOLIA (MÔNG CỔ)

Flag of Mongolia.svg

1. Thông tin chung

Tên đầy đủ Mongolia
Vị trí địa lý Nằm ở Bắc Á, nằm giữa Trung Quốc và Nga
Diện tích Km2 1,564,116
Tài nguyên thiên nhiên Dầu , than đá, đồng, phôtphat, thiếc, niken, kẽm, vàng, bạc , sắt, hoàng thạch, môlypđen, vônfram
Dân số (triệu người) 3.23
Cấu trúc dân số 0-14 tuổi: 26.9%
15-24 tuổi: 19%
25-54 tuổi: 44.5%
55-64 tuổi: 5.5%
Trên 65 tuổi: 4%
Tỷ lệ tăng dân số (%) 1.440
Dân tộc Người Mongol , Turkic, dân tộc khác
Thủ đô Ulaanbaatar
Quốc khánh 11/7/1921
Hệ thống pháp luật Chế độ pháp luật tổng hợp của Liên xô, Mỹ, Đức
GDP (tỷ USD) 15.17
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) 12.3
GDP theo đầu người (USD) 5400
GDP theo cấu trúc ngành nông nghiệp: 14.6%
công nghiệp: 42.7%
dịch vụ: 42.7%
Lực lượng lao động (triệu) 1.037
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp nông nghiệp: 33.5%
công nghiệp: 11.5%
dịch vụ: 55%
Sản phẩm Nông nghiệp Lúa mì, lúa mạch, rau, cây trồng làm thực phẩm cho gia súc, cừu, dê, bò, lạc đà, ngựa
Công nghiệp Xây dựng và vật liệu xây dựng, khai thác mỏ (than, đồng, molypđen, fluorit, thiếc, vonfam, và vàng), thực phẩm và đồ uống, chế biến các sản phẩm thực vật, len casơmia và sợi sản xuất tự nhiên
Xuất khẩu (triệu USD) 4385
Mặt hàng xuất khẩu Đồng, may mặc, chăn nuôi, sản phẩm động vật, len casơmia, len, da sống, fluorit, các kim loại màu khác, than đá
Đối tác xuất khẩu Trung Quốc, Canada
Nhập khẩu (triệu USD) 6739
Mặt hàng nhập khẩu Máy móc và thiết bị, nhiên liệu, xe hơi, thực phẩm, hàng tiêu dùng công nghiệp, hóa chất, vật liệu xây dựng, đường, trà
Đối tác nhập khẩu Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ

Nguồn: CIA 2013

2. Địa lí, khí hậu

Địa lý: Thuộc Bắc á, phía Bắc Mông Cổ là một vùng núi, khu vực trung tâm là một dải lưu vực sông, sa mạc Gô-bi và dãy An-tai với đỉnh Mon-hay-han U-un chếch về phía nam, cao 4362m

Sông chính: Xê-len-ga, 1480 km, Kê-ru-len, 1267km

Khí hậu: Hầu hết nước này đều nóng vào mùa hè và rất lạnh về mùa đông, với nhiệt độ trung bình tháng 1 hạ xuống chỉ còn -30 °C (-22 °F).

Nước này cũng thỉnh thoảng gặp phải những đợt thời tiết khắc nghiệt được gọi là zud. Ulan Bator có nhiệt độ trung bình thấp nhất so với bất kỳ thủ đô nào khác trên thế giới. Mông Cổ cao, lạnh và nhiều gió. Nước này có khí hậu lục địa cực đoan với mùa đông dài và lạnh, mùa hè ngắn, và đa phần lượng mưa trong năm cũng diễn ra vào mùa hè. Nước này trung bình có 257 ngày không mây mỗi năm, và thường ở trung tâm của một vùng có áp lực khí quyển cao. Lượng mưa cao nhất ở phía bắc (trung bình 20 tới 35 centimét một năm) và thấp nhất ở phía nam, với lượng mưa hàng năm 10 tới 20 centimét. Vùng cư cực nam là Sa mạc Gobi, một số vùng tại đó có hầu như không có mưa trong nhiều năm.

3. Kinh tế

Thủ đô Ulan Bator là cổng của hầu hết các quan hệ và thương mại trong nước và quốc tế]] Kinh tế Mông Cổ tập trung vào nông nghiệp và khai thác mỏ. Mông Cổ có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, và đồng, than, môlípđen, kẽm, tungsten, và vàng chiếm một phần lớn sản phẩm công nghiệp.

Hiện có hơn 30,000 doanh nghiệp độc lập tại Mông Cổ, chủ yếu tập trung quanh thành phố thủ đô. Đa số dân cư bên ngoài các khu vực đô thị sinh sống bằng chăn thả tự cấp tự túc; các loại gia súc chủ yếu gồm cừu, dê, trâu bò, ngựa, và lạc đà hai bướu. Các sản phẩm lương thực gồm bột mì, lúa mạch, khoai tây, các loại rau, cà chua, dưa hấu, sea-buckthorn cỏ cho gia súc. GDP trên đầu người năm 2015 là $3,946.

Dù GDP đã tăng ổn định từ năm 2002 ở tốc độ 7.5% theo một ước tính chính thức năm 2006, nước này vẫn đang phải cố gắng để giải quyết một khoản thâm hụt thương mại khá lớn. Một khoản nợ nước ngoài lớn ($11 tỷ) với Nga đã được chính phủ Mông Cổ giải quyết năm 2004 với một khoản chi trả $250 triệu. Dù có tăng trưởng, tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ ước tính là 35.6% năm 1998, 36.1% năm 2002–2003, 32.2% năm 2006, và cả tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát đều khá cao ở mức 3.2% và 6.0%, (năm 2006) Đối tác thương mại lớn nhất của Mông Cổ là Trung Quốc. Ở thời điểm năm 2006, 68.4% xuất khẩu của Mông Cổ là sang Trung Quốc và Trung Quốc cung cấp 29.8% nhập khẩu của Mông Cổ.

Thị trường Chứng khoán Mông Cổ, được thành lập năm 1991 tại Ulan Bator, là thị trường chứng khoán nhỏ nhất thế giới xét theo tư bản hoá thị trường.

Tính đến năm 2016, GDP của Mông Cổ đạt 11.164 USD, đứng thứ 129 thế giới và đứng thứ 38 châu Á.

4. Văn hóa

Lễ hội chính là Naadam, đã từng được tổ chức từ nhiều thế kỷ, gồm ba môn thể thao truyền thống của Mông Cổ, bắn cung, đua ngựa (qua những khoảng cách điền dã dài, chứ không phải đua những quãng ngắn quanh một sân vận động như kiểu phương Tây), và vật. Hiện tại nó được tổ chức ngày 11 tháng 1 đến ngày 13 tháng 7 để kỷ niệm ngày Cách mạng Dân chủ Quốc gia và thành lập Nhà nước Đại Mông Cổ. Một hoạt động rất phổ biến khác được gọi là “búng” một đốt xương chân cừu vào một bia xa nhiều bộ, sử dụng một chuyển động búng của ngón tay để bắn đốt xương nhỏ vào các mục tiêu và bắn những viên xương mục tiêu bay đi. Cuộc đấu này tại Naadam rất phổ thông và có một lượng khán giả là những người lớn tuổi rất trung thành. Tại Mông Cổ, khoomei (hay hát cổ họng), kiểu âm nhạc phổ thông, đặc biệt tại các khu vực phía tây Mông Cổ.

Biểu tượng trang trí ở góc phía trái của lá quốc kỳ là một hình tượng Phật giáo được gọi là Soyombo. Nó thể hiện mặt trời, mặt trăng, các vì sao, và các thiên đường theo biểu tượng thiên văn tiêu chuẩn đã được trừu tượng hoá từ những biểu tượng được thấy trong những bức tranh thangka truyền thống.

5. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính thức: tiếng Mông Cổ

6. Ẩm thực

Dê hầm đá

Nguyên liệu để làm món dê hầm đá gồm thịt dê được chia thành từng tảng nhỏ đã bỏ xương, rau củ, một chút gia vị và… đá.

Không phải loại đá nào cũng được tận dụng để nấu nướng. Người dân nơi đây chỉ chọn khoảng 20-25 hòn đá to tương đương với nắm tay, bề mặt nhẵn rồi rửa sạch, hơ nóng trong lửa suốt hàng tiếng đồng hồ. Sau khi “sơ chế” đá, người ta xếp xen kẽ đá với các tảng thịt sao cho vừa khít chiếc nồi nấu. Lớp trên cùng được lấp đầy bằng củ, gia vị và rau xanh nếu có. Ngoài tác dụng giúp món ăn chín đều, các viên đá khô khốc còn có tác dụng thấm bớt lớp mỡ ngậy của thịt dê. Khi “ra lò”, món ăn được thưởng thức bằng tay thay vì dùng nĩa để tách nhỏ.

Để nấu món dê hầm đá, người dân nơi đây chỉ chọn những hòn đá to tương đương với nắm tay, bề mặt nhẵn rồi rửa sạch, hơ nóng trong lửa suốt hàng tiếng đồng hồ. Ảnh: reddit.com

Món dê hầm đá hấp dẫn. Ảnh: discovermongolia

Thịt cừu nướng

Món cừu của người Mông Cổ có nhiều cách chế biến khác nhau, nhưng nổi bật và ấn tượng hơn cả vẫn là các món nướng. Đùi cừu nướng cùng các loại rau thơm, thảo quả được xem là linh hồn của tất cả các bữa tiệc của người Mông Cổ… Hình ảnh bếp lửa cháy bập bùng giữa tiết trời giá lạnh, bao quanh là những người đàn ông, phụ nữ và cả những đứa trẻ hai má đỏ ửng lên vì rét đang cùng chờ đợi những xiên thịt cừu chín, dường như đã trở thành một nét văn hóa của người dân Mông Cổ.

Đùi cừu nướng cùng các loại rau thơm, thảo quả được xem là linh hồn của tất cả các bữa tiệc của người Mông Cổ. Ảnh: discovermongolia

Bánh hấp (Buuz)

Bánh hấp là loại bánh không quá xa lạ đối với du khách, song cách chế biến bánh với lớp nhân ngồn ngộn thịt của người Mông Cổ khiến không ít người tò mò. Để làm nên chiếc bánh hấp (buuz), các đầu bếp tại đây sẽ chuẩn bị nhân bánh bằng nguồn nguyên liệu sẵn có như thịt cừu hoặc bò kết hợp với hành tây, tỏi và gia vị.

Bánh hấp của Mông Cổ có nhân bánh bằng nguồn nguyên liệu sẵn có như thịt cừu hoặc bò kết hợp với hành tây, tỏi và gia vị. Ảnh: roadtripmongolia.wordpress.com

Do rau xanh, củ quả ở đây khá hiếm nên nếu có điều kiện, người ta sẽ cho thêm hạt cây thì là, các loại thảo mộc của cao nguyên Mông Cổ cùng với khoai tây nghiền, bắp cải thái nhỏ vào phần nhân. Bởi nhân bánh rất nhiều, nên lớp vỏ khó có thể mềm mỏng như thường thấy mà khá dày để đảm bảo trong quá trình hấp chúng không bị bục nát.

Người Mông Cổ coi bánh hấp là món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết Tsagaan Sar. Tại đây, người ta dùng chúng với xà lách, bánh mì, rượu sữa ngựa hoặc rượu vodka.

Người Mông Cổ coi bánh hấp là món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết Tsagaan Sar. Ảnh: itsdimitri.com

Aaruul

Aaruul là sữa được làm đông lại, khô hoàn toàn tự nhiên trong không khí và dưới ánh mặt trời. Điều đáng chú ý là không có giới hạn trong thời gian sử dụng món ăn này, dĩ nhiên là với điều kiện thời tiết đặc trưng của Mông Cổ thôi. Bởi độ cứng “không phải vừa đâu” của món ăn này mà các chuyên gia tin rằng, Aaruul là một trong những yếu tố “đảm bảo” cho răng chắc và khỏe mạnh của người Mông Cổ.

Aaruul là sữa được làm đông lại, khô hoàn toàn tự nhiên trong không khí và dưới ánh mặt trời. Ảnh: panoramicjourneys.com

Một cơ sở chuyên sản xuất Aaruul ở Mông Cổ. Ảnh: discovermongolia

Airag

Ngoài các món ăn trứ danh được chế biến từ cừu, người dân nơi đây còn tự hào về rượu sữa ngựa, còn biết đến với tên gọi Airag.

Rượu sữa ngựa là loại thức uống quen thuộc trong mọi bữa ăn của người Mông Cổ. Ảnh: pinterest.com

Rượu sữa ngựa được nhiều người ưa chuộng nhờ lượng vitamin và protein dồi dào. Đặc biệt để có được ly rượu sữa sóng sánh, người làm phải trải qua quá trình chế biến công phu. Cụ thể, muốn có được lượng rượu đủ dùng cho cả gia đình, người ta phải cần sữa của ít nhất 10 chú ngựa cái. Khi có được nguyên liệu, sữa được đưa vào một chiếc túi da treo trên cao. Hàng ngày, người làm phải lắc đều khoảng 1.000 lần sao cho rượu không quá lỏng, không quá đặc. Uống vào có vị chua chua của men, béo của sữa ngựa thì đạt chuẩn.

Nguyên liệu sữa ngựa được đưa vào một chiếc túi da treo trên cao. Ảnh: hisitaly.com

7. Cảnh quan du lịch

Thảo nguyên Kharkhorin

Thảo nguyên Kharkhorin yên bình, mộc mạc là cố đô xưa cũ, lưu giữ quá khứ hào hùng, oanh liệt và vẻ vang của Mông Cổ một thời. Ngay nay, Kharkhorin không chỉ được UNESCO công nhận là di sản thế giới mà còn là một trong 4 điểm đến nổi tiếng nên tới khi du lịch Mông Cổ giá rẻ, tự túc.

Kết quả hình ảnh cho Thảo nguyên Kharkhorin

Thảo nguyên Kharkhorin

Nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác một mình giữa bao la đất trời, muốn cưỡi ngựa trên thảo nguyên và xem huấn luyện đại bàng,…thì thảo nguyên Kharkhorin là một gợi ý tuyệt vời. Đặc biệt, đừng quên ghé đến bảo tàng Kharkhorin để tìm hiểu và chiêm ngưỡng những tàn tích lịch sử của Đế chế Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn nhé.

Khu tưởng niệm Zaisan

Tọa lạc tại thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ, khu tưởng niệm Zaisan là công trình lịch sử nhân tạo lớn nhất Mông Cổ dành cho các chiến sĩ thiệt mạng trong Thế chiến thứ 2.

Kết quả hình ảnh cho Khu tưởng niệm Zaisan

Khu tưởng niệm Zaisan

Khu tưởng niệm này được thiết kế theo kết cấu hình tròn mở, và khi xem những bức tranh được vẽ trên tường khu tưởng niệm bạn sẽ có cảm giác như đang xem một thước phim ngắn về tình hữu nghị Mông Cổ – Liên Xô, và khi đi hết vòng tròn bạn sẽ bắt gặp ngay tượng đài chiến sĩ rất lớn ở sau bức tường.

Những du khách có kinh nghiệm du lịch, khám phá Mông Cổ tự túc, vui vẻ trải nghiệm, tham quan khuyên bạn nên rèn luyện sức khỏe thật tốt trước khi quyết định du lịch Mông Cổ tham quan điểm đến hấp dẫn, tuyệt đẹp này, bởi bạn sẽ phải leo 300 bậc thang để lên được đến khu tưởng niệm.

Tu viện Gandan Khiid

Là một trong những tu viện lớn nhất Mông Cổ và cũng là điểm tham quan thú vị, hút khách nhất nên đến khi du lịch Mông Cổ. Điểm nổi bật và thu hút du khách nhất tu viện này chính là bức tượng mạ vàng Magjid Janraisig (Phật Quan Thế Âm) cao 26m, nặng 20 tấn, biểu tượng của sự hồi sinh Phật giáo ở Mông Cổ.

Kết quả hình ảnh cho Tu viện Gandan Khiid  Mông Cổ

Tu viện Gandan Khiid – Điểm tham quan thú vị nhất ở Ulan Bator, Mông Cổ

Ngoài ra, khi đến đây bạn còn được tĩnh tâm qua những bài giảng kinh phật của các thày tu trong tu viện, khám phá phật giáo thâm túy và cuộc sống của các thầy tu Mông Cổ. Nhất là chứng kiến cảnh từng đàn bồ câu bay rợp trời và vui đùa cùng chúng trong sân tu viện.

Tu viện Phật giáo Erdene-Zuu

Tu viện Phật giáo Erdene Zuu là tu viện phận giáo đầu tiên của Ấn Độ, đánh dấu sự trở lại của Phật giáo trên vùng đất Ấn Độ. Tu viện này gồm 108 tòa bảo tháp nối tiếp nhau trùng điệp như một tràng hạt lớn trên thảo nguyên rộng lớn.

Kết quả hình ảnh cho Tu viện Phật giáo Erdene-Zuu mông cổTu viện Phật giáo Erdene-Zuu

Trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, hiện nay tu vận đã được tu sử thành bảo tàng và là một trong những điểm hẹn lý tưởng và kỳ thú không thể bỏ qua khi du lịch Mông Cổ.

Trên đây là những thông tin cần biết về tổng quan đất nước Mông Cổ mà chúng tôi cung cấp để du khách tham khảo trước khi bắt đầu một chuyến đi đến Mông Cổ. Chúc các bạn vui vẻ và có một chuyến đi đáng nhớ.