VISA ĐI IRAN – Liên hệ 036 759 6889

VISA ĐI IRAN

Iran visa - Visa đi Iran

– Tất cả các loại Visa được cấp bởi chính phủ Iran thông qua nộp đơn online. Một số loại Visa của công dân một số nước chỉ được chấp nhận khi nộp trực tiếp lên Đại sứ quán Iran: Afghanistan,  Ấn Độ, Bangladesh, Canada, Colombia,  Iraq Jordan,  Nepal,  Pakistan, Somalia, Sri Lanka, Anh Quốc, Hoa Kỳ.

– Để nộp đơn cho tất cả các loại Visa, Visa của bạn phải còn hiệu lực ít nhất 6 tháng.

– Một số công dân các quốc gia khác được miễn thị thực theo quy định của Iran.

– Việt Nam được phép nộp Visa du lịch khi đến Bộ ngoại giao tại sân bay MAM KHOMEINI (IKI), MEHRABAD, MASHHAD, SHIRAZ and TABRIZ) và được ở tối đa 30 ngày.

– Thông tin khách sạn.

– Vé khứ hồi.

– Phí Visa.

? Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Iran vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Công ty Tư vấn Toàn Cầu
 Phone: 024.35626.100/ 036 759 6889
? Email: [email protected] / [email protected]
? Website: Vietnam-legal.com

TỔNG QUAN VỀ IRAN

Flag of Iran.svg

1. Thông tin chung

Tên đầy đủ Cộng hòa hồi giáo Iran
Vị trí địa lý Nằm ở  Trung Đông, tiếp giáp bờ vịnh Oman, vịnh Ba Tư, biển Caspian, nằm giữa Iraq và Pakistan
Diện tích Km2 1648
Tài nguyên thiên nhiên Dầu,  khí tự nhiên,  đồng,mỏ sắt,crôm, than đá, chì, mangan, kẽm, sunfua
Dân số (triệu người) 78.85
Cấu trúc dân số 0-14 tuổi: 23.8%
15-24 tuổi: 19.8%
25-54 tuổi: 45.3%
55-64 tuổi: 6.1%
Trên 65 tuổi: 5.1%
Tỷ lệ tăng dân số (%) 1.240
Dân tộc Người Persian , Azeri, Gilaki and Mazandarani, Kurd, Arab, Lur, Baloch, Turkmen dân tộc khác
Thủ đô Tehran
Quốc khánh 04-01-79
Hệ thống pháp luật Dựa theo hệ thống luật pháp của Sharia
GDP (tỷ USD) 997.4
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) -0.9
GDP theo đầu người (USD) 13100
GDP theo cấu trúc ngành nông nghiệp: 11%
công nghiệp: 38.4%
dịch vụ: 50.6%
Lực lượng lao động (triệu) 27.05
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp nông nghiệp: 25%
công nghiệp: 31%
dịch vụ: 45%
Sản phẩm Nông nghiệp Lúa mì, gạo, ngũ cốc, củ cải đường, mía, hoa quả, hạch nhân, bông, sản phẩm từ sữa, len, trứng cá muối
Công nghiệp Dầu khí, hóa dầu, phân bón, natri hydroxit, dệt may, xi măng và các vật liệu xây dựng khác, chế biến thực phẩm ( đặc biệt là tinh chế đường, sản phẩm dầu thực vật), sản xuất kim loại có sắt và không có sắt, vũ khí
Xuất khẩu (triệu USD) 66370
Mặt hàng xuất khẩu Dầu khí, hóa chất và sản phẩm hóa dầu, hoa quả và hạnh nhân, thảm
Đối tác xuất khẩu Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia
Nhập khẩu (triệu USD) 76100
Mặt hàng nhập khẩu Công nghiệp nguyên liệu và hàng hóa trung gian, vốn, thực phẩm và hàng tiêu dùng khác, Dịch vụ kĩ thuật
Đối tác nhập khẩu Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ

Nguồn: CIA 2013

2. Vị trí địa lí, khí hậu

Iran có chung biên giới với Azerbaijan (chiều dài: 432 km / 268 dặm) và Armenia (35 km / 22 dặm) ở phía tây bắc, với Biển Caspia ở phía bắc, Turkmenistan (992 km / 616 dặm) ở phía đông bắc, Pakistan (909 km / 565 dặm) và Afghanistan (936 km / 582 dặm) ở phía đông, Thổ Nhĩ Kỳ (499 km / 310 dặm) và Iraq (1.458 km / 906 dặm) ở phía tây, và cuối cùng giáp với Vịnh Péc xích và Vịnh Oman ở phía nam. Diện tích lãnh thổ Iran 1.648.000 km² ≈636.300 dặm vuông (Đất liền: 1.636.000 km² ≈631.663 mi², Nước: 12.000 km² ≈4.633 mi²), gần tương đương Alaska.

Lãnh thổ Iran phần lớn là các dãy núi lởm chởm chia tách các lưu vực và cao nguyên. Khu vực đông dân cư ở phía tây cũng là vùng nhiều đồi núi nhất với các dãy Caucasus, Zagros và Núi Alborz—trên núi Alborz có điểm cao nhất Iran, Chỏm Damavand cao 5.604 m (18.386 ft). Vùng phía đông phần lớn là các lưu vực sa mạc không có người ở như vùng nhiễm mặn Dasht-e Kavir, và một số hồ muối.

Những đồng bằng lớn duy nhất nằm dọc theo Biển Caspia và phía bắc Vịnh Péc xích, nơi biên giới Iran chạy tới cửa sông Arvand (Shatt al-Arab). Những đồng bằng nhỏ, đứt quãng nằm dọc theo phần bờ biển còn lại của Vịnh Péc xích, Eo Hormuz và Biển Oman.

Khí hậu

Khí hậu Iran phần lớn khô cằn hay bán khô cằn cho tới cận nhiệt đới ở dọc bờ biển Caspia. Ở rìa phía bắc đất nước (đồng bằng ven biển Caspia) nhiệt độ hầu như ở dưới không và khí hậu ẩm ướt quanh năm. Nhiệt độ mùa hè hiếm khi vượt quá 29°C (84°F). Lượng mưa hàng năm đạt 680 mm (26 in) ở vùng phía đông đồng bằng và hơn 1.700 mm (75 in) ở phía tây. Về phía tây, những khu dân cư tại các lưu vực núi Zagros thường có nhiệt độ thấp, khí hậu khắc nghiệt, tuyết rơi dày. Các lưu vực phía đông và trung tâm cũng có khí hậu khô cằn, lượng mưa chưa tới 200 mm (8 in) và có xen kẽ các sa mạc. Nhiệt độ trung bình mùa hè vượt quá 38 °C (100 °F). Các đồng bằng ven biển Vịnh Péc xích và Vịnh Oman ở phía nam Iran có mùa đông dịu, mùa hè rất nóng và ẩm. Lượng mưa hàng năm từ 135 đến 355 mm (6 to 14 in).

3. Kinh tế

Kinh tế Iran là sự hoà trộn giữa tập trung hoá kế hoạch, quyền sở hữu nhà nước với các công ty dầu mỏ và các doanh nghiệp lớn, nông nghiệp làng xã, và các công ty thương mại, dịch vụ tư nhân nhỏ. Tính đến năm 2016, tổng sản phẩm nội địa của Iran đạt 412.304 USD (đứng thứ 27 thế giới, đứng thứ 8 châu Á và đứng thứ 2 Trung Đông sau Ả Rập Xê Út).

Chính quyền hiện tại tiếp tục theo đuổi các kế hoạch cải cách thị trường của chính phủ tiền nhiệm và đã thông báo rằng họ sẽ thay đổi nền kinh tế dựa nhiều vào dầu mỏ của Iran. Chính quyền đang tìm cách thực hiện mục tiêu trên thông qua việc đầu tư các khoản lợi nhuận vào các lĩnh vực như sản xuất ô tô, công nghiệp hàng không vũ trụ, hàng điện tử tiêu dùng, hoá dầu và công nghệ hạt nhân. Iran cũng hy vọng thu hút được hàng tỷ dollar đầu tư nước ngoài bằng cách tạo ra một môi trường đầu tư dễ chịu hơn, như giảm các quy định hạn chế và thuế nhập khẩu, thiết lập các vùng thương mại tự do như Chabahar và đảo Kish. Nước Iran hiện đại có một tầng lớp trung lưu mạnh và một nền kinh tế tăng trường nhưng vẫn tiếp tục phải đương đầu với tình trạng lạm phát và thất nghiệp ở mức cao.

4. Văn hóa – xã hội

Thơ ca Iran được cả thế giới chú ý vì những dòng thơ và bài ca tuyệt đẹp với các nhà thơ như Hafez, Rumi, Omar Khayyam, và Firdowsi.

Với 300 giải thưởng quốc tế trong hai nhăm năm qua, các bộ phim Iran tiếp tục được đón nhận trên khắp thế giới. Có lẽ đạo diễn nổi tiếng nhất là Abbas Kiarostami. Toàn bộ các phương tiện truyền thông ở Iran đều bị kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp từ nhà nước và phải được Bộ hướng dẫn Hồi giáo cho phép. Trong số này gồm cả Internet, đang ngày càng trở thành phương tiện tiếp cận thông tin và thể hiện bản thân phổ biến nhất của giới trẻ. Iran là nước có số lượng bloggers đứng thứ tư thế giới.

Sự tìm kiếm công bằng xã hội và sự công bằng là một đặc điểm quan trọng trong văn hoá Iran. Sự tôn trọng người già và sự hiếu khách cũng là một phần không thể thiếu trong phép xã giao Iran.

Năm mới của Iran (Norouz) diễn ra ngày 21 tháng 3, ngày đầu tiên của mùa xuân. Norouz được UNESCO liệt vào danh sách Các di sản truyền khẩu và phi vật thể Nhân loại năm 2004.

5. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính thức: tiếng Ba Tư. Ngoài ra còn tiếng Thổ, Cuốc, Ả Rập.

6. Ẩm thực

Cũng như nhiều nước vùg Trung Đông, ẩm thực Iran rất nhiều màu sắc và đa dạng. Hầu hết các món ăn đều cay và có vị nồng đậm. Do tập tục và quan điểm khắt khe cho rằng cuộc sống phải điều độ, kín đáo nên phần lớn người dân có thói quen ăn uống nhà làm.

 

Ngày thường cũng như dịp lễ Tết, mọi người đều tự mua nguyên liệu, tự nấu ăn nên rất ít các quán ăn truyền thống nơi đây.
Một đặc điểm chung của ẩm thực Iran là trong các món ăn thường trộn lẫn nhiều nguyên liệu khác nhau, cho dù đó là món cơm, canh hay đồ nướng, thường thấy nổi bật là rau, củ, hạt quả với nghệ, quế, ngò, diếp, mộc qua, óc chó, lựu, nho, táo, mận khô, chanh, ớt ngọt, cà chua, lá cải bắp, lá nho, đậu ván, bí ngô, bí đao, cà rốt, dưa chuột và hành. Người dân rất thích ăn rau ghém nên cũng có nhiều thứ sa lát xanh trộn dầu ô liu, nước chanh, muối, hạt tiêu và tỏi.
ẩm thực
Một buổi ăn thường ngày của gia đình Iran (Nguồn: Dantri)

Trong ẩm thực các món ăn truyền thống của Iran đầu tiên phải kể tới là món cơm nàng hương (nấu từ gạo thơm berenj). Đây cũng là lương thực chính có mặt trong mọi bữa ăn ở Iran. Hiện nay, nước này có nhiều loại gạo như champa, rasmi, anbarbu, mowlai, sadri, khanjari, shekari, doodi… chủ yếu được trồng ở miền bắc. Cũng có cơm không tẩm mầu mà để trắng gọi là chelo. Chelo thường ăn với thịt.
ẩm thực
Cơm nàng hương (Nguồn: VTC)

Ngoài ăn cơm với thịt, người ta còn ăn cơm với canh đặc khoresht (canh rau nấu với thịt). Có tới hàng chục loại canh như canh chua ngọt fessenjan làm từ bột óc chó và nước lựu ép; ghormeh-sabzi từ rau tươi, chanh khô, đậu tây; gheimeh từ hạt đậu khô tách đôi và canh ngọt sih-aloo từ mận và táo.

Cháo cũng là một món ăn ngon của người Iran, phổ biến là cháo ăn kiêng reshteh từ rau, đậu xanh và mỳ, được bày đẹp  mắt cùng những chiếc cốc sữa chua và những củ hành khô.

ẩm thực
Món canh đặc khoresht cay (Nguồn: Ytimg)

Cùng với cơm nhiều nơi cũng ăn bánh mỳ. Tại Iran có tới 40 loại bánh mỳ từ màu sẫm đến trắng, giòn cứng dễ vỡ đến mềm dai. Trong bữa ăn luôn có ít nhất một loại bánh mỳ. Tại Iran, bánh mỳ được gọi là nan, có dạng dẹt. Trong các loại lương thực, thực phẩm của Iran, bánh mỳ là thứ duy nhất được bày bán nhiều ngoài vỉa hè. Những tiệm bánh ngon từ sớm đã có người xếp hàng mua. Để bánh nguội bớt, chủ tiệm xếp chồng bánh trên vỉ cao chạy dọc hành lang. Nếu mua ít, từ dăm đến chục cái người ta sẽ không cần gói ghém, mà chỉ tay không cầm bánh mang về, nếu mua nhiều thì mới cho vào túi ni lông.

ẩm thực
Bánh mì nan (Nguồn: i270 Photobucket)

Mỗi vùng miền với ẩm thực Iran huyền bí có một loại đồ ăn thức uống đặc trưng, song tựu chung gồm món chelo kakab như barg, koobideh, joojeh, shishleek, soltani, chenjeh; món hầm khoresht ăn cùng cơm trắng Basmati; canh đặc aash, rau chiên kookoo, cơm trắng pollo hoặc cơm ghém thịt hoặc rau như loobia pollo, albaloo pollo, sabzi pollo, zereshk pollo, Baghali Polo và nhiều loại sa lát, bánh, kẹo…

ẩm thực
Đồ uống của Iran (Nguồn: Cdn Cloudfiles)

Do bận rộn, người ta cũng dùng các món ăn nhanh, chủ yếu là abgusht – món canh nóng nấu đặc từ thịt cừu, đậu xanh và chanh khô (còn gọi là dizi) chấm với bánh mỳ. Đầu tiên, chủ quán sẽ đưa cho khách hai bát canh một to một nhỏ, khách sẽ chắt nước từ bát to sang bát nhỏ mà chấm bánh mỳ. Sau khi ăn hết bát nhỏ mới ăn nốt phần thịt còn sót lại ở bát to với bánh mỳ, rau sống, hành tươi và một số thảo dược. Để ăn no bụng tốn khoảng 10 nghìn IR. Ngoài ra là món ăn tây như bánh pizza, hamburger,  bít tết…

ẩm thực
Món ăn nhanh truyền thống Iran (Nguồn: Chefkkoch-cdn)

Người Iran cũng uống trà và gọi trà là chai. Mọi người thường uống trà đen với cách thưởng thức ẩm thực đặc biệt: ngậm một cục đường sau đó nhấp một ngụm trà. Tùy nơi uống trà vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Riêng ở tỉnh Khorasan, người dân lại uống trà trước và sau bữa trưa. Ngoài giải khát, các quán trà đồng thời là nơi tụ tập của nam giới để hút ống điếu và chơi cờ.
ẩm thực
Một loại trà thảo mộc Iran (Nguồn: Wiki-travel)

Người dân ít khi uống cà phê song gần đây đã uống nhiều hơn và làm nảy sinh nhiều quán cà phê phục vụ kiểu Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, các loại cà phê tan và cà phê Cappucino…Tại Iran, do đa số dân chúng theo đạo Hồi nên có luật cấm uống rượu, sản xuất cũng như lưu hành rượu, nếu vi phạm sẽ bị phạt rất nặng thậm chí là nhục hình.

ẩm thực
Buổi sáng ở Iran thật bắt mắt (Nguồn: Pbs Twimg)

Bữa sáng người Iran gọi là sobhaneh hay nashtayi bao gồm các loại bánh mỳ, bơ, sữa, pho mát trắng, kem, mứt hoa quả… Bữa trưa gọi là naahaar, bữa tối là shaam. Lúc này, mọi người phải sửa soạn nấu nướng khá lâu. Bữa cơm này nói chung sinh động, đa sắc, giàu dưỡng chất. Khác nhiều nước, người Iran dùng bữa ăn trưa bắt đầu từ một giờ đến ba giờ trưa và bữa ăn tối sau chín giờ tối. Khi bữa cơm đã bày sẵn, cả nhà ngồi quây quần bên nhau.

Nguồn: Ẩm thực 365

7. Cảnh quan du lịch

Những điểm du lịch đẹp nhất Iran

Một bến tàu ngập nắng ở đảo Kish, thuộc vịnh Persian, Iran. Năm 2010, đảo Kish được New York Times chọn vào top 10 đảo đẹp nhất thế giới.

Những điểm du lịch đẹp nhất Iran

Vườn Eram tại thành phố Shiraz, tỉnh Fairs. Vườn và cung điện đã qua tay quý tộc phong kiến, các tù trưởng bộ lạc ở Fars, sau đó đến hoàng gia Iran. Ngày nay, công trình trở thành bảo tàng mở cửa cho khách tham quan.

Những điểm du lịch đẹp nhất Iran

Cung điện riêng của Cyrus, bức ảnh thực hiện vào một đêm trời đầy sao. Đây là điểm quan trọng nhất trong quần thể ở Pasarghadae – thành phố cổ nằm gần thành phố Shiraz. Ngày nay, nơi đây là điểm khảo cổ nổi tiếng và được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Những điểm du lịch đẹp nhất Iran

Trần của Vakil, một nhà tắm công cộng cổ ở Shiraz, trông như “kính vạn hoa”.

Những điểm du lịch đẹp nhất Iran

Tháp Azadi (tháp tự do) có tên cũ là Shahyad nằm ở quảng trường Azadi, Tehran, cũng là nơi đánh dấu cửa ngõ phía tây vào thành phố. Công trình được xây bằng đá cẩm thạch trắng lấy từ tỉnh Isfahan. Lối vào tháp dẫn thẳng xuống tầng hầm tới bảo tàng Azadi nằm ở dưới tháp.

Những điểm du lịch đẹp nhất Iran

Những bể tắm ở Isfahan được trang trí đẹp mắt với thiết kế mái vòm cùng nhiều chi tiết minh họa trên gạch ốp tường.

Những điểm du lịch đẹp nhất Iran

Sa mạc Maranjab rộng dài như bất tận nằm ở phía bắc thành phố Aran Bidgol, tỉnh Isfahan. Sa mạc nằm ở độ cao 850 m so với mực nước biển. Đây là một trong những vùng sa mạc đẹp nhất Iran với nhiều đồi cát trải dài. Ở đây du khách có thể tham quan thêm hồ muối Aran Bidgol với phong cảnh ngoạn mục.

Những điểm du lịch đẹp nhất Iran

Một xưởng sửa thảm truyền thống nằm gần lối vào thánh đường Vakil và chợ Vakil. Những tấm thảm trong ảnh đều được làm thủ công.

Những điểm du lịch đẹp nhất Iran

Trang trí trên trần của thánh đường Jameh, ở tỉnh Isfahan. Du khách có thể kết hợp thăm thú chợ Grand Bazaar nằm ở cánh tây nam của thánh đường. Công trình tôn giáo này được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 2012.

Những điểm du lịch đẹp nhất Iran

Những cánh đồng xanh mát ở thành phố Kiasar, phía bắc Iran.

Những điểm du lịch đẹp nhất Iran

Thánh đường Pink, hay tên khác là Nasil al-mulk, một địa điểm lịch sử ở thành phố Shiraz, tỉnh Fars.

Những điểm du lịch đẹp nhất Iran

Si o Seh Pol (nghĩa là cầu 33 cổng vòm), còn gọi là cầu Allah-Verdi Khan, một trong 11 cây cầu ở Isfahan. Cầu bắc qua sông Zayandeh và có hai hàng cổng vòm. Ban đêm đèn thắp sáng suốt chiều dài cầu, kết hợp sự phản chiếu của mặt hồ mà cảnh tượng càng thêm lung linh, kỳ ảo.

Những điểm du lịch đẹp nhất Iran

Cảnh tượng ở Badab e Soort vào một đêm mùa xuân. Badab e Soort là bậc thang tự nhiên thuộc tỉnh Mazandaran, miền bắc Iran. Với cấu tạo đá vôi, các bậc thang ở đây làm du khách phải choáng ngợp vì vẻ kỳ vỹ của nó. Nhờ hai dòng suối khoáng chảy từ trên núi xuống, qua hàng nghìn năm, vùng này thành những bậc thang lớn cùng nhiều hồ nước có màu cam, đỏ, vàng.

Theo The Guardian

Trên đây là những thông tin cần biết về tổng quan đất nước Iran mà chúng tôi cung cấp để du khách tham khảo trước khi bắt đầu một chuyến đi đến Iran. Chúc các bạn vui vẻ và có một chuyến đi đáng nhớ.

MIỄN THỊ THỰC IRAN

IRAN - Miễn thị thực Iran

Công dân của các quốc gia sau có thể đến Iran không cần thị thực

Armenia (90 ngày trong mỗi chu kỳ 180 ngày)

Azerbaijan (30 ngày)

Bolivia ( 30 ngày)

Ai Cập (20 ngày)

Gruzia ( 45 ngày)

Liban ( 30 ngày)

Malaysia ( 15 ngày)

Serbia (30 ngày trong mỗi chu kỳ 1 năm)

Syria (90 ngày trong mỗi chu kỳ 180 ngày)

Thổ Nhĩ Kỳ ( 3 tháng)

Venezuela (15 ngày)

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin thị thực đi Iran xin vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất