VISA ĐI CAMBODIA – Liên hệ 036 759 6889

MIỄN VISA ĐI CAMBODIA

Cambodia - Miễn thị thực Campuchia

Người sử hữu hộ chiếu phổ thông của các quốc gia sau không cần thị thực để đến Campuchia lên đến 30 ngày (trừ khi có chú thích):

Brunei  ( 14 ngày) Seychelles (14 ngày)
Indonesia Singapore
Lào Thái Lan ( 14 ngày)
Malaysia Việt Nam
Philippines (21 ngày)

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Cambodia vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

TỔNG QUAN VỀ CAMPUCHIA

 

Flag of Cambodia.svg

1. Thông tin chung

Tên đầy đủ Vương quốc Campuchia
Vị trí địa lý Thuộc Đông Nam Á, giáp với Vịnh Thái Lan, giữa Thái Lan, Việt Nam và Lào
Diện tích Km2 181,040
Tài nguyên thiên nhiên Dầu và khí, gỗ xẻ, đá quí, một số quắng sắt, mangan, phophat, tiềm năng thủy năng
Dân số (triệu người) 152055.00
Cấu trúc dân số 0-14 tuổi: 31.7%
15-24 tuổi: 21.2%
25-54 tuổi: 38.2%
55-64 tuổi: 4.9%
Trên 65 tuổi: 3.9%
Tỷ lệ tăng dân số (%) 1687.000
Dân tộc Khmer 90%, Vietnamese 5%, Chinese 1%, khác 4%
Thủ đô Phnom Penh
Quốc khánh 11-09-53
Hệ thống pháp luật Căn bản dựa trên luật của Pháp và ảnh hưởng của các điều luật của Cơ quan Quá độ Liên hợp quốc ở Campuchia
GDP (tỷ USD) 36.64
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) 6.6
GDP theo đầu người (USD) 2400
GDP theo cấu trúc ngành nông nghiệp: 34.7%
công nghiệp: 24.3%
dịch vụ: 41%
Lực lượng lao động (triệu) 7.9
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp nông nghiệp: 55.8%
công nghiệp: 16.9%
dịch vụ: 27.3%
Sản phẩm Nông nghiệp Gạo, cao su, ngô, rau, hạt điều, khoai mì, lụa
Công nghiệp Du lịch, dệt may, xây dựng, bột gạo, cá, gỗ và sản phẩm gỗ, cao su, xi măng, khai thác đá quý, dệt may
Xuất khẩu (triệu USD) 6148
Mặt hàng xuất khẩu Quần áo, gỗ, cao su, gạo, cá, thuốc lá, giày dép
Đối tác xuất khẩu Hoa Kỳ,Đức, Anh, Canada,Việt Nam, Nhật Bản
Nhập khẩu (triệu USD) 6148
Mặt hàng nhập khẩu sản phẩm dầu mỏ, thuốc lá, vàng, vật liệu xây dựng, máy móc, xe có động cơ, sản phẩm dược
Đối tác nhập khẩu Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Hong Kong

Nguồn: CIA 2013

2. Vị trí địa lí, khí hậu

– Vị trí địa lý : Campuchia nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, phía Tây và Tây Bắc giáp biên giới với Thái Lan dài 805 km ; Phía Đông giáp biên giới với Việt Nam dài 1.270 km ; Phía Đông Bắc giáp biên giới với Lào dài 540 km ; Phía Nam giáp Vịnh Thái Lan dào 400 km

– Tài nguyên thiên nhiên : Rừng chiếm khoảng 70 % diện tích ; Khoáng sản có đá quý ( đá Saphia, Rubi ) quặng sắt, quặng Boxit, dầu mỏ, Măng gan, đá granit, than, đá vôi, cát .v.v….

– Campuchia có dòng sông Mê Kông, Tonlesap và Biển bồ là nơi chứa và cung cấp lượng nước khổng lồ, đảm bảo điều tiết cung cấp nguồn nước cho phát triển nông nghiệp, thủy sản và thủy điện.

3- Khí hậu :
– Khí hậu nhiệt đới hai mùa rõ rệt ( mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 ; Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau ) . Nhiệt độ trung bình giao động từ 21 – 35 độ C . Tháng Ba và tháng Tư là hai tháng nóng nhất trong năm, còn tháng Giêng là tháng mát nhất trong năm .

3. Kinh tế

– Kinh tế Campuchia bắt đầu phát triển từ những năm 1990 khi Chính phủ thực hiện nền kinh tế thị trường tự do. Đặc biệt trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP liên tục đạt mức tăng trưởng 2 con số, cụ thể năm 2001 là 6,2 % ; năm 2002 là 8,6 % ; năm 2003 là 10 % ; năm 2004 là 10,3 % ; năm 2005 là 13,3 % ; năm 2006 là 10,8 % và năm 2007 là 10,1 %, năm 2010 là khoảng 5,9% . Mức tăng trưởng này có được là nhờ sự tăng mạnh của ngành du lịch, xuất khẩu may mặc và nông nghiệp, trong khi đó tỷ lệ lạm phát năm 2007 là 10,8 %, năm 2010 là 4%.

– Các ngành kinh tế quan trọng: Công nghiệp ( chủ yếu là công nghiệp may mặc ); Ngành nông nghiệp ( chủ yếu sản xuất thóc gạo ), Ngành dich vụ ( chủ yếu là du lịch ) . Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng còn yếu kém, chủ yếu là phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước.

– Ngành sản xuất nông nghiệp : Giá trị ngành này chiếm 28,5 % trong GDP. Năm 2003 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 10,2% ; năm 2004 giảm 1,0 % ; năm 2005 tăng 15,5 % ; năm 2006 tăng 5,5 % và năm 2007 tăng 5,2 % . Campuchia là nước nông nghiệp với hơn 75 % dân số sống bằng nghề nông, sản phẩm chủ yếu là lúa, ngô, đậu các loại, cao su, lá thuốc lá, hải sản.v.v…và nhiều loại khoảng sản khác .

– Ngành sản xuất công nghiệp : Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2003 tăng 12,4 % ; năm 2004 tăng 17,0 % ; năm 2005 tăng 12,9 % ; năm 2006 tăng 18,4 % và năm 2007 tăng 8,0 % .

– Ngành dịch vụ : Năm 2007 ngành dịch vụ du lịch tăng 10,2 %, trong khi đó năm 2003 tăng 5,9 % ; năm 2004 tăng 13,2 % ; năm 2005 tăng 13,1 % ; năm 2006 tăng 10,1 % . Sự tăng trưởng ngành này trong năm 2007 chủ yếu là do tăng lượng khách du lịch đến Campuchia, tăng cường các hoạt động kinh tế, thương mại, vận chuyển, viễn thông và dịch vụ tài chính ngân hàng.

– Thương mại:
+ Xuất khẩu : Gần 75 % kim ngạch xuất khẩu của Campuchia là hàng may mặc, năm 2003 xuất khẩu đạt 2,087 tỷ USD ; năm 2004 đạt 2,589 tỷ USD ; năm 2005 đạt 2,910 tỷ USD ; năm 2006 đạt 3,694 tỷ USD và năm 2007 đạt 4,042 tỷ USD tăng 9,4 % so với năm 2006, năm 2010 đạt 3,494 tỷ USD.

+ Nhập khẩu : Năm 2003 nhập khẩu đạt 2,087 tỷ USD ; năm 2004 đạt 3,269 tỷ USD ; năm 2005 đạt 3,928 tỷ USD ; năm 2006 đạt 4,749 tỷ USD và năm 2007 đạt 5,377 tỷ USD tăng 13,2 % so với năm 2006, năm 2010 là 4,778 tỷ USD.

– Dự án đầu tư : Năm 2007 Hội đồng phát triển Campuchia cấp phép 130 dự án đầu tư với tổng số vốn 2,7 tỷ USD, tăng 31,3 % so với năm 2006. Năm 2010, Hội đồng phát triển Campuchia cấp phép tổng cộng 102 dự án đầu tư, tổng giá trị vốn đăng ký tính theo giá trị tài sản cố định đạt 2,690 tỷ USD.

4. Văn hóa

– Phong tục tập quán : Người Campuchia sống kín đáo, giản dị và nhã nhặn, họ thường chào nhau theo kiểu truyền thống chắp hai tay vào nhau như cầu nguyện , đầu hơi cúi. Họ coi trọng gia đình là hạt nhân, trong đó người phụ nữ đóng vai trò chính, gia đình bên vợ quan trọng hơn gia đình bên chồng. Khi đi dự đám cưới nên mặc quần áo màu sắc, tránh đen và trắng. Đám cưới thường mời 9 nhà sư đến làm lễ từ sáng sớm .

– Lễ hội : Người Campuchia thường tổ chức một lễ hội theo một chừng mực nào đó và tập trung các gia đình, bạn bè đi xa một nơi nào đó hoặc ngoài tỉnh thành là điều bình thường, lễ hội là thời gian tốt nhất để người Khmer đi chơi và mua sắm .
+ Ngày lễ hội lớn nhất trong năm là Bonn Chol Chnam Thmey ( tết đón năm mới ) vào giữa tháng 4 dương lịch. Tết là dịp để các thành viên trong gia đình xum họp và đi lễ chùa chiền. Vào thời điểm đó các chùa chiềm rất bận rộn để trang hoàng lại cổng chùa bằng hoa và lá cây dừa, các tượng phật được lau rửa sạch sẽ và mặc những bộ quần áo casa mới. Các gia đình cùng bạn bè mặc quần áo đẹp nhất đến chùa để làm lễ và cầu nguyện. Khi đi chùa họ chuẩn bị và mang theo đồ lễ cẩn thận để dâng như hoa quả, bánh kẹo, cơm, thức ăn và đồ uống. Lễ vật sẽ thay đổi tùy theo năm 12 con giáp ( giống như năm con vật tương ứng 12 con giáp của Trung Hoa).

+ Ngày hội tín ngưỡng quan trọng khác là ngày Bonn Phchum Ben thường diễn ra vào khoảng gần cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 hàng năm. Theo phong tục truyền thống, mọi gia đình đều tin rằng đi lễ 7 chùa khác nhau để tỏ lòng kính trọng tổ tiên, nếu không sẽ phải gánh chịu những điều không may mắn trong năm tới.

+ Lễ hội bơi thuyền ( Bonn Oum Tuk ) diễn ra từ ngày 14,15,16/11 hàng năm vào dịp trăng tròn, đây là một trong những lễ hội lớn theo phong tục truyền thống của người Khmer, báo hiệu chấm dứt mùa mưa, khởi đầu mùa khô vào chào đón sự thay đổi dòng chảy từ sông Tonlesap chảy ra sông Mêkông.

5. Ngôn ngữ, dân số, tiền tệ

– Dân số 14,1 triệu người ( 2010)
– Tỷ lệ tăng dân số 1,54 % / năm.
– Dân tộc: Người Khmer chiếm 90 %; dân tộc thiểu số khác chiếm 10 % bao gồm người Chàm, người Hoa, người Việt .
– Tôn giáo : Đạo phật ( tiểu thừa ) chiếm 95 % được coi là quốc đạo. Đạo Hồi và đạo Thiên chúa giáo chiếm 5 %.
– Ngôn ngữ chính thức : Tiếng khmer, ngoài ra tiếng Anh, Trung Quốc, Việt Nam, Pháp cũng được sử dụng trong một số giao dịch .

6. Ẩm thực

  Num Pang

Kết quả hình ảnh cho num pang

Chịu ảnh hưởng từ nền ẩm thực Pháp, bánh mì là một trong những món ăn đường phố phổ biến và đặc trưng của Campuchia. Món ăn được chế biến với đa dạng nguyên liệu bên trong như bơ, pate, sốt mayonaire, ớt cay, salad đu đủ, thịt lớn, đi kèm với nước mắm và nước tương.

Địa điểm nên ghé: chợ Kandal, Street 5, Phnom Penh.

Nom banh chok

Đây là món ăn đường phố dân dã, thường được phụ nữ bán hàng rong gánh trên vai và đi dọc các con phố. Món ăn được xem là “quốc thực” của Campuchia. Nom banh chok được làm đơn giản từ các nguyên liệu như mì sợi, sả, giá đỗ, hoa chuối, dưa chuột.

Địa điểm nên ghé: chợ Rusisan, Đường 440, Phnom Penh.
Kết quả hình ảnh cho nom banh chok

 

Num Plae Ai

Những chiếc bánh gạo nhỏ và ngon miệng được nhồi nhân là loại caramen đường thốt nốt, phủ lớp cơm dừa thái sợi. Đây là một trong những món tráng miệng nổi tiếng tại Campuchia.

Địa điểm nên ghé: đường 258 và Sisowath Quay, Phnom Penh.
Kết quả hình ảnh cho Num Plae Ai

 

Mi char

Mì xào là món ăn phổ biến với giới trẻ Campuchia. Các loại mì xào rất đa dạng: mì gói, mì trứng vàng, mì gạo. Mì được xào với nước tương, nước mắm, thịt bò và rau xanh, đi kèm với trứng rán. Mi char luôn được đi kèm với các loại tương ớt.

Địa điểm nên ghé: chợ trung tâm, đường 53, Phnom Penh.
7. Cảnh quan du lịch

Quần thể di tích đền đài của Angkor, Sihanoukville, công viên quốc gia Bokor, Kampot,… là một trong những điểm đến tuyệt đẹp du khách không nên bỏ qua khi du lịch Campuchia.

Quần thể di tích đền đài của Angkor

 

Không một ngôn ngữ và cảm xúc nào có thể diễn tả hết cảnh đẹp và sự tuyệt vời của Angkor, trừ khi bạn đến tận nơi và tận mắt nhìn thấy tất cả. Những kiến trúc sư từ thế kỷ thứ 8 cùng các tay thợ tài hoa nơi này đã tạo dựng nên một quần thể kiến trúc vĩ đại với 600 công trình nằm rải rác trong một vùng rừng núi rậm rạp rộng 45 km2. Tuy nhiên, điểm đến hấp dẫn và quan trọng nhất vẫn là Angkor Thom, Angkor Wat, đền Bayon và Ta Prohm.

Siem Reap

Kết quả hình ảnh cho Quần thể di tích đền đài của Angkor

Nằm ở phía Tây Bắc Campuchia, Siem Reap là thành phố thu hút nhiều du khách nhất ở Campuchia nhờ những ngôi đền Angkor hùng vĩ. Từng là kinh đô của đế quốc Khmer xưa, cố đô Siem Reap ngày nay tuy phát triển sầm uất, nhưng vẫn còn mang nhiều nét huyền bí, cổ xưa của một trong những nền văn minh huy hoàng nhất một thời.

Phnom Penh

Là thủ đô của Vương quốc Campuchia và là điểm đến quan trọng nhất của du lịch Campuchia, nơi đây được biết đến là thành phố ngã ba sông, nơi hợp lưu của ba con sông lớn Tonle Sap, Bassac và Mekong. Đến với Phnom Penh, du khách không thể bỏ qua các danh thắng và di tích nổi tiếng như bảo tàng Quốc Gia, chùa Wat Phnom và chùa Bạc. Ngoài ra, khách sạn ở Phnom Penh khá rẻ, nếu bạn bỏ thời gian tham khảo trước sẽ thấy những khách sạn hạng trung có chất lượng tốt với mức giá phù hợp cho khách du lịch bụi.
Kết quả hình ảnh cho phnom penh

Sihanoukville

Kết quả hình ảnh cho Sihanoukville

Sihanoukville là một thành phố cảng và khu nghỉ mát bãi biển nổi tiếng của Campuchia nằm bên vịnh Thái Lan. Đây là thành phố có cảng nước sâu duy nhất ở Campuchia, hấp dẫn du khách bởi những bãi biển cát trắng và các hòn đảo nhiệt đới ấm áp được bao quanh bởi rừng cây thốt nốt. Sihanoukville là một điểm du lịch thích hợp để du khách lựa chọn nghỉ ngơi và thư giãn, tránh cái nóng của khí hậu nhiệt đới.
Công viên quốc gia Bokor

Kết quả hình ảnh cho Công viên quốc gia Bokor

Nếu bạn là du khách yêu thích khám phá thiên nhiên thì công viên quốc gia Bokor sẽ là điểm đến bạn không nên bỏ qua. Công viên này được thành lập từ năm 1993 trên một diện tích vô cùng lớn, bên trong khuôn viên của công viên có rất nhiều những loài thực vật và động vật quý hiếm.
Ngoài ra, khu vực Bokor Hill Station tại đây là nơi được du khách lui đến nhiều nhất bởi đó là di tích còn sót lại của cả một khu nghỉ dưỡng một thời của thực dân Pháp. Có thể nói trong khu nghỉ dưỡng này gần như không thiếu bất cứ điều gì, từ trường học, bưu điện, sòng bài đến cả nhà thờ và khách sạn,…. nhưng đã bị bỏ hoang, tạo ra một không khí vừa ảm đạm vừa có phần âm u, rùng rợn.

Kết quả hình ảnh cho Bokor Hill Station

 

 

 

Bài chia sẻ Tổng quan về nước Campuchia của Vietnam-legal.com sẽ giúp bạn có cái nhìn cơ bản về nước Campucia và có sự chuẩn bị  hành trang tốt nhất cho chuyến đi của mình.