VISA ĐI ERITREA – Liên hệ 036 759 6889

VISA ĐI ERITREA

Eritrea visa - visa đi Eritrea

Hồ sơ bao gồm:

– Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng, còn tối thiểu 2 trang trống để dán visa

– Tờ khai xin thị thực hoàn chỉnh, điền đầy đủ thông tin, có chữ ký của đương đơn.

– 2 ảnh kích cỡ hộ chiếu, chụp trên phông nền trắng, trong vòng không quá 3 tháng tính đến thời điểm xin visa

– Hồ sơ nhân thân: Chứng minh thư/ Sổ hộ khẩu/ giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân: Đăng ký kết hôn, chứng nhận ly hôn, xác nhận độc thân

– Nếu đi theo diện công tác thì cần có thư mời từ đối tác bên phía Eritrea, trong đó nêu đích danh người được mời, khoảng thời gian đi công tác, ai là người chi trả trong quãng thời gian đương đơn đi công tác.

– Hồ sơ công việc:

* Nếu là nhân viên: Hợp đồng lao động/ Xác nhận lương trong vòng 3 tháng gần nhất/ Quyết định cử đi công tác (nếu đi theo diện công tác) hoặc Đơn xin nghỉ phép (nếu đi theo diện du lịch).

* Nếu là chủ doanh nghiệp: Đăng ký kinh doanh của công ty hoặc doanh nghiệp/ Xác nhận nộp thuế/ Sao kê tài khoản của công ty.

– Hồ sơ chứng minh tài chính:

Sao kê tài khoản ngân hàng 3-6 tháng gần nhất tính đến thời điểm xin visa/ Xác nhận số dư ở thời điểm xin cấp visa/ Các hồ sơ chứng minh tài chính khác như Sổ đỏ, sổ tiết kiệm,… nhằm chứng minh được đương đơn đủ khả năng kinh tế chi trả trong quãng thời gian lưu trú tại Eritrea.

– Xác nhận đặt vé máy bay khứ hồi

– Xác nhận đặt phòng khách sạn hoặc Thông tin chi tiết về nơi ăn ở trong quãng thời gian lưu trú tại Eritrea

– Lịch trình du lịch hoặc công tác chi tiết

– Bảo hiểm du lịch Toàn Cầu

– Các thông tin cá nhân khác để hoàn thành tờ khai xin thị thực

Hồ sơ nộp vào sứ quán là bản có dấu đỏ cần được dịch, công chứng sang tiếng Anh.

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa Eritrea vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

TỔNG QUAN VỀ ERITREA

Flag of Eritrea.svg

1.Thông tin chung

Tên nước: Eritrea
Tên tiếng Việt:  Quốc gia Eritrea
Vị trí địa lý:  Thuộc Đông Phi, giáp với biển Đỏ, giữa Djibouti và Sudan
Diện tích: 121320 (km2)
Tài nguyên thiên nhiên:  Vàng, kalicabonat khô, kẽm, đồng, muối, tiềm năng dầu và khí tự nhiên, cá
Dân số   4.9 (triệu người)
Cấu trúc độ tuổi theo dân số:  0-14 tuổi: 43.5% 15-64 tuổi: 52.9% Từ 65 tuổi trở lên: 3.6%
Tỷ lệ tăng dân số:  0.02461
Dân tộc:  Tigrinya 50%, Tigre và Kunama 40%, Afar 4%, Saho 3%, khác 3%
Thủ đô:  Asmara
Quốc khánh:  24/05/1993
Hệ thống luật pháp:  Cơ bản dựa trên luật của Ethiopia năm 1957 có chỉnh sửa
Tỷ lệ tăng trưởng GDP  0.02
GDP theo đầu người:  1000 (USD)
GDP theo cấu trúc ngành:  Nông nghiệp: 21.7% Công nghiệp: 22.6% Dịch vụ: 55.7%
Lực lượng lao động: N/A
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:  Nông nghiệp: 80% Công nghiệp và Dịch vụ: 20%
Tỷ lệ thất nghiệp:  N/A
Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:  0.5
Lạm phát:  0.155
Sản phẩm nông nghiệp:  Kê, đậu lăng, rau, ngũ cốc, bông, thuốc lá, sợi xidan, gia súc, dê, cá
Công nghiệp:  Chế biến thực phẩm, đồ uống, quần áo và sản phẩm dệt, công nghiệp nhẹ, muối
Xuất khẩu:  16.82 tỉ (USD)
Mặt hàng xuất khẩu:  Vật nuôi, kê, sản phẩm dệt, thực phẩm, sản phẩm sản xuất nhỏ
Đối tác xuất khẩu:  Italia, Pháp, Australia, Sudang, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ả rập xê út, Jordan
Nhập khẩu:  565.9 triệu (USD)
Mặt hàng nhập khẩu:  Máy móc, sản phẩm từ dầu lửa, thực phẩm
Đối tác nhập khẩu: Italia, Ả rập xê út, Trung Quốc, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Brazin

2. Vị trí địa lí

Eritrea nằm ở vùng Sừng châu Phi, phía Đông và Đông Bắc giáp Hồng Hải. Quốc gia này gần như bị chia cắt bởi một trong những dãy núi dài nhất thế giới là địa hào Đông Phi (Great Rift Valley), với đất đai màu mỡ phía Tây, địa hình thấp dần xuống sa mạc ở phía Đông.

Afar Triangle hay còn gọi là Trũng Eritrea có thể là điểm giao nhau của ba mảng nền đang tách giãn là Mảng Arab và hai phần của Mảng Phi châu (phân mảng Nubian và phân mảng Somali). Sự tách giãn của ba mảng này làm cho Địa Hào Đông Phi ngày càng sâu và rộng. Điểm cao nhất cả nước là đỉnh Emba Soira, nằm ở trung tâm cả nước với độ cao 3,018 mét trên mực nước biển.

Các thành phố chính của Eritrea gồm thủ đô Asmara, thành phố cảng Asseb, thành phố Massawa ở phía đông và thành phố Keren ở phía bắc.

3. Kinh tế

Giống như phần lớn các quốc gia Phi Châu khác, nền kinh tế Eritrea chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp với 80% dân số làm việc trong ngành trộng trọt và chăn nuôi. Hạn hán là nguyên nhân thiên tai chủ yếu tác động đến nền nông nghiệp nước này.

Cuộc chiến giành độc lập với Ethiopia đã gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế. GDP giảm 1% vào năm 1999 và 2% vào năm 2000. Năm 2000, quân đội Ethiopia mở một cuộc tấn công lớn và miền Nam Eritrea gây thiệt hại 600 triệu USD cho nền kinh tế với 225 triệu tổn thất từ gia súc và 55,000 nhà cửa bị phá hoại. Cuộc tấn công này nhắm đến vùng sản xuất lương thực chính yếu của Eritrea gây ra việc sụt giảm 62% sảm lượng nông nghiệp

Trong suốt những năm tháng chiến tranh, Eritrea cũng đã nỗ lực phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như mở đường, cải thiện hệ thống cảng, sửa chữa những cung đường và cầu bị tàn phá do chiến tranh như là một phần của chương trình Warsay Yika’alo. Thành quả quan trọng nhất của dự án này là việc xây dựng tuyến quốc lộ ven biển dài hơn 500km nối Massawa với Asseb cũng như khôi phục tuyến đường sắt quốc gia.

Tương lai nền kinh tế Eritrea khá mờ ám. Việc cắt đứt giao thương với Ethioipia, quốc gia trước đây luôn sử dụng các cảng của Eritrea để xuất nhập hàng hóa, để lại cho Eritrea nhiều lỗ hổng cần khỏa lấp. Tương lai nền kinh tế dựa vào nội lực của nền kinh tế cũng như giải quyết những vấn đề bức thiết như nạn mù chữ cao, lao động thiếu tay nghề, cơ sở hạ tầng lạc hậu.

4. Văn hóa

Eritrea có sự giao lưu thượng mại từ lâu đời với nhiều quốc gia trên thế giới, điều này thể hiện rõ nét trong một nền văn hóa đa dạng của đất nước. Thủ đô Asmara là nơi diễn ra sự giao lưu mạnh mẽ nhất. tại đây người ta có thể thấy sự hiện diện của các quán cà phê phục vụ các thức uống tương tự như tại Ý. Ở đây cũng đồng thời hiện diện sự pha trộn ven hóa bản xứ của người Tigrinya với văn hóa Ý. Điều này gần như không thấy xuất hiện tại các vùng nông thôn.

Trong thời thuộc địa và những năm đầu lập quốc, các phim Ấn của Bollywood thịnh hành tại thành thị trong khi phim Mỹ và Ý thì được trình chiếu trong các rạp. Sự thay đổi đã diễn ra vào những năm 1980 và khi Eritrea độc lập từ Ethiopia, phim Mỹ dần trở nên phổ biến. Sự cạnh tranh còn có sự tham gia của những nhà làm phia địa phương.
Trang phụ truyền thống của người Eritriea tương đối đa dạng. Phụ nữ vùng thấp mặc đầm truyền thống có màu nhạc trong khi áo đầm truyền thống của người Tigrinya có màu trắn nhẹ. Người Hồi giáo vẫn giữ trang phục truyền thống của họ với mạn che đầu.
Các môn thể thao phổ biến ở Eritrea có bóng đá và cưỡi xe đạp. Trong những năm gần đây, các vận động viên điền kinh của Eritrea đạt được những thành công nhất định trên đấu trường quốc tế.
Gần như duy nhất ở lục địa đen có một giải đua xe đạp quy mô lớn là Tour of Eritrea. Giải đấu này được hình thành từ thời thuộc địa, năm 1946 [33]. Đường đua bắt đầu từ những bãi biển của Masawa để leo lên vùng cao với các thung lũng và hẻm vực của thủ đô Asmara. Từ đây, các courer để đèo để xuống vùng đất thấp Gash-Barka Zone, và trở về thủ đô từ hướng Nam.

5. Ngôn ngữ

Có rất nhiều ngôn ngữ hiện đang được sử dụng thường nhật tại Eritrea. Quốc gia này có hai ngôn ngữ chính thức đồng thời là ngôn ngữ văn phòng chủ yếu là tiếng Tigrinya và tiếng Ả Rập. Tiếng Ý và tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi.
Phần lớn ngôn ngữ tại Eritrea có nguồn gốc từ ngôn ngữ Sematic và Cushitic của họ Afro-Asiatic. Tiếng Sematic là tiếng Ả Rập cổ được sử dụng bởi các nhóm người Rashaida Arabs), Tigre, Tigrinya,và Dahlik. Tiếng Sematic của người Tigre và Tigrinya được sử dụng rộng rãi bởi 80% dân số. Tiếng Anh được sử dụng phổ biến trong giới học thức như là di sản của thời thuộc địa Anh. Tiếng Ý là di sản còn lại của thời thuộc địa Ý.

6. Ẩm thực

Thói quen thực phẩm Eritrea thay đổi theo vùng. Ở vùng cao nguyên, injera là chế độ ăn uống chủ yếu và ăn hàng ngày trong số các Tigrinya. Khi ăn, thực khách thường chia sẻ thức ăn từ một khay lớn đặt ở giữa bàn ăn thấp. Nhiều miếng bánh được xếp lớp trên khay này và được phủ lên với nhiều món hầm cay khác nhau. Thực khách cắt phần của injera ở phía trước của họ, xé ra miếng và nhúng chúng vào các món hầm.

Các món hầm đi kèm với injera thường được làm từ thịt bò, thịt gà, thịt cừu hoặc rau. Hầu hết Eritreans, ngoại trừ Saho, như thức ăn nóng và cay. Berbere, một hỗn hợp gia vị bao gồm một loạt các loại thảo mộc và gia vị phổ biến và khác thường, đi kèm với hầu như tất cả các món ăn. Các món hầm bao gồm zigni, được làm bằng thịt bò; dorho tsebhi, được làm bằng thịt gà; alicha, là một món rau được làm mà không có berbere; và shiro, một người có nhiều loại đậu khác nhau.

Ở vùng đất thấp, món chính là akelet (còn được gọi là ga’at), một món cháo được làm từ bột bột mì. Một cái lò được sử dụng để làm cho một vết lõm trong bột, sau đó được làm đầy với một hỗn hợp của berbere và bơ tan chảy, và được bao quanh bởi sữa hoặc sữa chua. Khi ăn, một miếng Ga’at nhỏ được nhúng vào nước sốt và nước sốt bơ sau đó vào sữa hoặc sữa chua.

Bị ảnh hưởng bởi quá khứ của nó như là một thuộc địa của Ý, ẩm thực Eritrean cũng mang những nét đặc trưng của các món ăn cổ điển Ý.  Một trong số những đặc sản đó là nước sốt mì ống gia vị với berbere.

7. Cảnh quan du lịch

Asmara
Thủ đô của Eritrea
Asmara hay Āsmera, là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Eritrea. Thành phố toạ lạc trên một cao nguyên gần cảng Massawa bên Hồng Hải. Thành phố này là một trung tâm đường sắt và đường bộ quan trọng dựa vào cảng Massawa. Các ngành công nghiệp của thành phố có: thuộc da, các nhà máy bột mỳ, chế biến rau quả, sản xuất nước hoa, kính, gạch. Một nhà máy thủy điện và các mỏ đồng và vàng nằm gần thành phố này. Thành phố có Đại học Asmara. Asmara thay thế Massawa làm thủ đô của Eritrea vào năm 1900, khi Eritrea là một thuộc địa của Italia. Eritrea vào liên bang với Ethiopia năm 1952. Khi Eritrea độc lập năm 1993, Asmara lại trở thành thủ đô
Kidane Mehret Cathedral, Asmara
Eritrea từng là thuộc địa của Ý, vì vậy nơi đây còn lại rất nhiều tàn tích từ thời thuộc địa

Những gì còn lại của lâu đài Haile Selassie ở ngoại ô thị trấn cổ Massawa

Những gì còn lại của lâu đài Haile Selassie ở ngoại ô thị trấn cổ Massawa.

Eritrea từng là thuộc địa Ý, vì vậy nơi đây có rất nhiều tàn tích từ thời thuộc địa

Khung cửa cổ ở Massawa

Khung cửa sổ ở Massawa

Tòa nhà này từng là ngân hàng của người Ý

Tòa nhà này từng là ngân hàng của người Ý

Eritrea không phải là nơi bạn dễ đi du lịch. Không chỉ xin thị thực khó khăn, có nhiều điều bạn không được làm ở nước này nếu chưa xin phép.

Nếu muốn đi khỏi thủ đô, bạn phải có người đi cùng. Ngoài ra Eritrea không có ATM, còn Internet chậm thuộc hàng nhất nhì thế giới…

Trên đây là những thông tin cần biết về tổng quan đất nước Eritrea mà chúng tôi cung cấp để du khách tham khảo trước khi bắt đầu một chuyến đi đến Eritrea. Chúc các bạn vui vẻ và có một chuyến đi đáng nhớ.

MIỄN THỊ THỰC ERITREA

Eritrea- Miễn thị thực Eritrea

Công dân của  Uganda có thể đến Eritrea không cần xin thị thực.

Miễn thị thực với trẻ dưới 18 tuổi nếu được đi cùng bởi bố mẹ có thẻ căn cước được cấp bởi Eritrea.

Công dân Sudan có thể xin thị thực tại cửa khẩu để vào Eritrea.

Người sở hữu hộ chiếu ngoại giao và công vụ và hộ chiếu làm việc công của Trung Quốc được miễn thị thực 60 ngày.

Người sở hữu chứng nhận thị thực được sắp xếp từ trước có thể xin thị thực tại cửa khẩu, nếu người bảo lãnh tại Eritrea gửi yêu cần đến Ủy ban Nhập cư 48 giờ trước khi du khách đến.

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin thị thực đi Eritrea xin vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.