VISA ĐI ALBANIA – Liên hệ 036 759 6889

VISA ĐI ALBANIA

VISA ĐI ALBANIA

Hồ sơ xin visa đi Albania gồm:

  1. Đối với du khách muốn xin visa  diện du lịch tự túc
  • Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng, còn ít nhất 2 trang trống để dán visa
  • Tờ khai xin thị thực online, điền đầy đủ thông tin, có chữ ký của đương đơn
  • Ảnh kích cỡ hộ chiếu
  • Booking vé khứ hồi
  • Booking khách sạn hoặc chi tiết về nơi lưu trú tại Albania
  • Bằng chứng chứng minh tài chính đủ để chi trả trong thời gian lưu trú tại Albania
  • Bằng chứng chứng minh đương đơn sẽ trở về Việt Nam sau khi kết thúc lịch trình tại Albania.
  • Các thông tin khác để điền tờ khai xin thị thực
  1. Đối với đương đơn đi Du lịch Albania có sự bảo lãnh của tổ chức hoặc đại lý tour
  • Thư mời từ đại lý tour bên Albania
  • Copy hộ chiếu
  • Bản sao công chứng các thông tin liên quan đến đại lý tour mà mời đương đơn sang du lịch
  1. Visa công tác, thương mại
  • Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng, còn ít nhất 2 trang trống để dán visa
  • Tờ khai xin thị thực online, điền đầy đủ thông tin, có chữ ký của đương đơn
  • Ảnh kích cỡ hộ chiếu
  • Thư mời từ đối tác, có chữ ký kèm theo copy tài liệu xác thực danh tính người mời (HC, ID Card, work permit, chứng thực bởi chính quyền tại Albania)
  • Các giấy tờ chứng minh đại vị xã hội, nghề nghiệp, hoạt động kinh doanh
  • Các giấy tờ chứng minh sự hợp pháp của doanh nghiệp
  • Copy giấy chứng nhận đăng ký theo mục đích của loại thị thực được cấp (visa loại 60-90 ngày) theo điều lệ 73 Luật 108/2013) đối với người nước ngoài”.
  • Các thông tin khác để hoàn thành tờ khai xin thị thựC

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Albania vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com  để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

TỔNG QUAN VỀ ALBANIA

visa đi Albania

1. Thông tin nhanh

Hành chính

Tên đầy đủ: Cộng hòa Albania

Tên tiếng Anh: Albania Loại chính phủ: Quốc hội với Nghị viện ISO: al, alb

Tên miền quốc gia: al

Múi giờ: +1:00

Mã điện thoại: +355

Thủ đô: Tirana

Các thành phố lớn: Durres, Shkoder , Vlore

2. Địa lý

Diện tích: 28.748 km².

Địa hình: Nằm ở vùng phía tây nam của bán đảo Balkan, Albania chủ yếu là núi non và phẳng dọc theo bờ biển Adriatic Khí hậu: Địa Trung Hải, ôn đới, ẩm ướt; Mùa hè nóng và khô. Nhân khẩu Dân số: 2.910.910 người.

Dân tộc chính: người Albanian 98,6%, người Hy Lạp 1,17%, người khác, 0,23% (Vlachs, Roma, Serbs, Montenegrins, Macedonians, Ai Cập và Bulgarians). Tôn giáo: Hồi giáo (Sunni và Bektashi) 70%, Chính thống giáo Albanian 20%, và Công giáo Rôma 10%. Ngôn ngữ: tiếng Albania

3. Kinh tế

Tài nguyên: Dầu khí, khí tự nhiên, than đá, bauxite, chromite, đồng, quặng sắt, niken, muối, gỗ, thủy điện.

Sản phẩm Nông nghiệp: Lúa mì, ngô, khoai tây, rau, trái cây, củ cải đường, nho; Thịt, sản phẩm sữa.

Sản phẩm Công nghiệp: Chế biến thực phẩm, hàng dệt may; Gỗ, dầu, xi măng, hoá chất, khai thác mỏ, kim loại cơ bản, thủy điện.

Xuất khẩu: hàng dệt và giày dép; Nhựa đường, kim loại và quặng kim loại, dầu thô; Rau, hoa quả, thuốc lá.

Đối tác xuất khẩu: Ý 43,4%, Kosovo 9,8%, Mỹ 7,7%, Trung Quốc 6,2%, Hy Lạp, Tây Ban Nha 4.8% (2015) Nhập khẩu: máy móc, thiết bị, thực phẩm, hàng dệt, hoá chất Đối tác nhập khẩu: Ý 33,5%, Hy Lạp 9%, Trung Quốc 10,1%, Đức 5,2%, Thổ Nhĩ Kỳ 6,7% (2015)

Tiền tệ: Lek (ALL)

GDP: 11,40 tỷ USD

4. Tổng quan:

Albania chính thức được gọi là Cộng hòa Albania, là một quốc gia ở Đông Nam châu Âu có tổng diện tích 28.750 km². Albania giáp với Montenegro ở phía tây bắc, Kosovo ở phía đông bắc, Cộng hòa Macedonia ở phía đông và Hy Lạp ở phía nam và đông nam. Nó có một bờ biển trên Biển Adriatic ở phía tây và trên biển Ionian ở phía tây nam. Có chiều dài hơn 72 km (45 dặm) từ Ý, qua eo biển Otranto nối Biển Adriatic tới Biển Ionian.

Những vùng đất thấp có mùa đông ôn hòa, trung bình khoảng 7°C. Mùa hè nhiệt độ trung bình 24°C. Trong các vùng đất thấp phía Nam, nhiệt độ trung bình khoảng 5 °C cao hơn trong suốt cả năm. Nhiệt độ nội địa bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự khác biệt về độ cao so với sự thay đổi vĩ độ hoặc bất kỳ yếu tố nào khác. Nhiệt độ mùa đông thấp ở vùng núi là do khối không khí lục địa chi phối thời tiết ở Đông Âu và khu vực Balkan.

Albania chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung xã hội chủ nghĩa để đi theo con đường tư bản thị trường thành công. Có những dấu hiệu đầu tư ngày càng tăng và việc cắt điện được giảm tới mức mà Albania hiện đang xuất khẩu năng lượng. Trong năm 2012, nó có GDP bình quân đầu người đứng ở mức 30% mức bình quân của EU, trong khi AIC là 35%. Albania, Síp và Ba Lan là những quốc gia số ít ở châu Âu ghi nhận tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý đầu tiên của năm 2010.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng 2,6% cho Albania trong năm 2010 và 3,2% trong năm 2011. Phần lớn của thu nhập quốc dân của Albania đến từ du lịch. Albania đón khoảng 4,2 triệu du khách trong năm 2012, chủ yếu là từ các nước láng giềng và Liên minh châu Âu. Trong năm 2011, Albania đã được khuyến cáo như là một điểm đến du lịch hàng đầu, bởi Lonely Planet. Trong năm 2014, Albania đã được đề cử là một trong 4 điểm đến du lịch toàn cầu của New York Times. Số lượng khách du lịch đã tăng lên 20% vào năm 2014.

MIỄN THỊ THỰC ALBANIA

Miễn thị thực Albania

1. Bất cứ du khách nào sở hữu hộ chiếu có hiệu lực, nhập cảnh nhiều lần và đã qua sử dụng được cấp bởi quốc gia thành viên khối Schengen, Hoa Kỳ, hoặc Anh Quốc có thể đến Albania không cần thị thực 90 ngày. Thị thực phải được sử dụng ít nhất một lần trước khi nhập cảnh Albania. Miễn thị thực cũng áp dụng với người sở hữu Thẻ Xanh có hiệu lực, người sở hữu thẻ cư trú của quốc gia khối Schengen, hoặc người ở hữu giấy tờ tị nạn và giấy tờ du hành của người vô quốc tịch được cấp bởi quốc gia thành viên EU hoặc EFTA.

2. Du khách người gốc Albanian được miễn thị thực 90 ngày trong mỗi chu kỳ 180 ngày.

3. Hộ chiếu không phổ thông

  • Ngoài ra, người sở hữu hộ chiếu ngoại giao hoặc công vụ của Algérie, Trung Quốc, Ai Cập, Gruzia, Ấn Độ, Indonesia, Jordan, Mông Cổ, Maroc, Peru, Nga, Nam Phi và Việt Nam và người sở hữu hộ chiếu ngoại giao của Tunisia được miễn thị thực đến Albania.
  • Thỏa thuận miễn thị thực với hộ chiếu ngoại giao và công vụ được ký với Philippines, và chưa có hiệu lực.