VISA ĐI AZERBAIJAN – Liên hệ 0367 59 6889

VISA ĐI AZERBAIJAN

visa đi azerbaijan

Hồ sơ bao gồm:

  • Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng, còn tối thiểu 2 trang trống
  • Tờ khai xin thị thực điền đầy đủ thông tin
  • 2 ảnh 3 x4, chụp trong vòng 3 tháng gần nhất
  • Giấy tờ cá nhân: Sổ Hộ Khẩu, giấy khai sinh, giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân
  • Giấy tờ công việc: Hợp đồng lao động/ Thư mời
  • Xác nhận đặt vé máy bay khứ hồi
  • Xác nhận đặt phòng khách sạn  hoặc thông tin địa chỉ sẽ ở trong quãng thời gian lưu trú tại Azerbaijan.
  • Bảo hiểm du lịch toàn cầu, có giá trị trong khoảng thời gian lưu trú tại Azerbaijan và các nước điểm đến khác sau Azerbaijan.
  • Các thông tin khác cần để điền tờ khai xin thị thực

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Azerbaijan vui lòng liên hệ Vietnam_legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

AZERBAIJAN MIỄN VISA CHO QUỐC GIA NÀO?

MIỄN VISA AZERBAIJAN

Công dân của những quốc gia sau có thể đến Azerbaijan mà không cần thị thực lên đến 90 ngày:

Albania Iran Serbia
Austria Ý Slovakia
Argentine Jordan Slovenia
Belarus Kazakhstan Tây Ban Nha
Brazil Kuwait Hàn Quốc
Bungari Libya Syria
Trung Quốc Lithuania Tajikistan
Hồng Kông Mexico Thổ Nhĩ Kỳ
Columbia Moldova Turkemistan
Croatia Montenegro Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
Cuba Morocco Ukraine
Estonia Pakistan Uzbekistan
Pháp Ba Lan Việt Nam
Georgia Bồ Đào Nha Uruguay
Hungary Rumani
Indonesia Nga

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Azerbaijan vui lòng liên hệ Vietnam_legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

TỔNG QUAN VỀ AZERBAIJAN

Hình ảnh có liên quan

1. Thông tin chung

Tên đầy đủ Cộng hòa Azecbaizan
Vị trí địa lý Thuộc tây nam châu Á, giáp với biển Caspia, giữa Iran và Nga, với một phần nhỏ phía Bắc nằm trong vùng Caucaus
Diện tích Km2 86,600
Tài nguyên thiên nhiên Dầu, khí tự nhiên, quặng sắt, kim loại cơ bản không có sắt, boxit
Dân số (triệu người) 9.59
Cấu trúc dân số 0-14 tuổi: 22.6%
15-24 tuổi: 18.3%
25-54 tuổi: 44,9%
55-64 tuổi: 7,9%
Trên 65 tuổi: 6,3%
Tỷ lệ tăng dân số (%) 1.017
Dân tộc Azeri 90.6%, Dagestani 2.2%, Russian 1.8%, Armenian 1.5%, khác 3.9%
Thủ đô Baku
Quốc khánh 30/08/1991
Hệ thống pháp luật Dựa trên hệ thống luật dân sự
GDP (tỷ USD) 98.16
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) 3.8
GDP theo đầu người (USD) 10700
GDP theo cấu trúc ngành nông nghiệp: 5.7%
công nghiệp: 59.5%
dịch vụ: 34.7%
Lực lượng lao động (triệu) 6.206
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp nông nghiệp: 38.3%
công nghiệp: 12.1%
dịch vụ: 49.6%
Sản phẩm Nông nghiệp Bông, ngũ cốc, gạo,nho, hoa quả, rau,chè, thuốc lá, gia súc, lợn,cừu,dê
Công nghiệp dầu mỏ và khí tự nhiên, sản phẩm dầu mỏ, thiết bị cho mỏ dầu, thép, quặng sắt, xi măng, hóa chất và hóa dầu, dệt may
Xuất khẩu (triệu USD) 30580
Mặt hàng xuất khẩu dầu và khí, máy móc, bông, thực phẩm
Đối tác xuất khẩu Italia,Pháp, Hoa Kỳ, , Đức, CH Séc, Indonesia
Nhập khẩu (triệu USD) 10780
Mặt hàng nhập khẩu máy móc và thiết bị, sản phẩm dầu,thực phẩm, kim loại, hóa chất
Đối tác nhập khẩu Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Đức, Ukraina, Trung Quốc, Italia

Nguồn: CIA 2013

2. Vị trí địa lí, khí hậu

Azerbaijan có chín trong mười một vùng khí hậu. Đây là quốc gia khô cằn, khô và khí hậu cận nhiệt đới với mùa hè nóng và mùa đông ôn hoà. Nhiệt độ thay đổi theo mùa và theo vùng. Ở vùng đất thấp phía tây nam, nhiệt độ trung bình là 6 °C (43 °F) và mùa đông và 26 °C (79 °F) vào mùa hè — dù nhiệt độ tối đa thông thường ban ngày có thể tới 32 °C (90 °F). Ở những rặng núi phía bác và phía tây nhiệt độ trung bình 12 °C (54 °F) vào mùa hè và −9 °C (16 °F) vào mùa đông.

Lượng mưa hàng năm trên hầu hết đất nước thay đổi trong khoảng từ 200 mm (8 in) tới 400 mm (16 in) và nói chung ở mức thấp nhất phía đông bắc. Tuy nhiên, ở vùng viễn đông nam khí hậu ẩm hơn và lượng mưa hàng năm có thể cao tới 1.300 mm (51 in). Trên hầu hết đất nước, những giai đoạn ẩm nhất là vào mùa xuân và mùa thu, mùa hè khô nhất.

3. Kinh tế

Kinh tế Azerbaijan chủ yếu dựa vào công nghiệp. Các ngành công nghiệp gồm chế tạo máy, dầu mỏ và các ngành khai mỏ khác, lọc dầu, các sản phẩm dệt may và chế biến hóa chất. Nông nghiệp chiếm một phần ba nền kinh tế Azerbaijan. Đa số các nông trang nhà nước đã được tưới tiêu. Tại các vùng đất thấp, nông dân chủ yếu canh tác các loại cây bông, cây ăn quả, lúa gạo, chè, thuốc lá, và nhiều loại rau. Tằm được nuôi để sản xuất tơ tự nhiên cho ngành may mặc. Những người chăn thả gia súc Azerbaijan nuôi gia súc, cừu và dê gần các rặng núi. Hải sản, gồm trứng cá muối và cá khai thác từ Biển Caspia. Azerbaijan có nền kinh tế rất năng động, chủ yếu nhờ dầu khí, và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nước này tăng vọt 34.5% để đạt tới 20.6 tỷ dollar năm 2006, biến nước này thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong hai năm liên tục. GDP trên đầu người tăng 33% đạt $5,739.Tăng trưởng GDP năm 2007 được dự đoán trong khoảng 18% tới 22%.

Tính đến năm 2016, GDP của Azerbaijan đạt 35.686 USD, đứng thứ 96 thế giới và đứng thứ 32 châu Âu.

4. Văn hóa, tôn giáo

Ngư­ời biết chữ đạt 97%; nam: 99%, nữ: 96%. Giáo dục bắt buộc 11 năm, học sinh đ­ợc miễn phí trong tất cả cảc hệ học .

Tuổi thọ trung bình: 63,08 tuổi, nam: 58,76 nữ: 67,63 tuổi.

93.4% người Azerbaijan là tín đồ Hồi giáo và đa số họ thuộc dòng Twelver Shia. Số người này chiếm hơn 85% tín đồ Hồi giáo. Các tôn giáo hay đức tin khác được nhiều người theo là Hồi giáo Sunni, Nhà thờ Tông đồ Armenia (tại Nagorno-Karabakh), Nhà thờ Chính thống Nga, và nhiều nhánh Thiên chúa giáo cũng như Hồi giáo khác. Người Do Thái miền núi tại Quba, cũng như hàng ngàn người Do Thái Ashkenazim tại Baku, theo Do Thái giáo. Theo truyền thống, các làng quanh Baku và vùng Lenkoran được coi là cứ địa của dòng Shi‘ism, và tại một số vùng phía bắc nơi sinh sống của người Dagestan Sunni, phái Salafi được nhiều người theo. Phong tục dân gian Hồi giáo rất phổ biến, nhưng chưa có một phong trào Sufi được tổ chức.

5. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính thức của Azerbaijan là tiếng Azerbaijan, một thành viên trong phân nhánh Oghuz của ngữ hệ Turk, và được khoảng 95% dân số sử dụng, cũng như khoảng một phần tư dân số Iran. Những ngôn ngữ có quan hệ gần nhất với tiếng Azerbaijan là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmen, và Gagauz. Vì chính sách ngôn ngữ của Liên bang Xô viết, tiếng Nga cũng được sử dụng nhiều như một ngôn ngữ thứ hai đối với dân cư thành thị.

6. Ẩm thực

Ở Azerbaijan, thịt nướng được biết đến như là một món ăn ngon và hết sức dễ làm. Vì lý do này việc chế biến thịt nướng luôn được cho là một công việc hoàn toàn dành cho nam giới.

Thịt nướng được làm từ thịt cừu, thịt dê, thịt bê, thịt gà, thịt chim cút và rau. Có nhiều loại nước xốt và gia vị cũng như các sản phẩm từ bột. Thịt được nướng trên ‘Mangal’ là lò nướng đặc biệt được sử dụng cho việc nướng cả con.

Thành tố quan trọng nhất của từ này ‘gal’ xuất phát từ “galamag’ – nó có nghĩa là đốt và duy trì ngọn lửa bằng cách chất đống tất cả than củi vào một nơi.

Người lành nghề chuyên nghiệp được gọi là “kebachi” có nhiều bí quyết. Đầu tiên, thịt phải tươi. Thứ hai, các phần thịt tươi, béo và nhiều phần khác của động vật phải được chế biến riêng biệt.

Điều quan trọng nhất là đảm bảo rằng bạn phải có một tâm trạng tốt! Đây là cách tốt nhất để nấu ăn theo tiêu chuẩn cao.

Các món thịt nướng nổi tiếng của người Azerbaijan như thịt nướng Gabyrg, thịt nướng Basdyrma cá tầm, thịt nướng Lyulya, thịt nướng Lyulya từ khoai tây, thịt nướng cà tím và mỡ thận và thịt nướng Mezesi.

               Thịt nướng Gabyrga (Ảnh: Bộ Văn hóa và Du lịch Azerbaijan)

Thịt nướng Basdyrma cá tầm.(Ảnh: Bộ Văn hóa và Du lịch Azerbaijan)

Thịt nướng Lyulya. (Ảnh: Bộ Văn hóa và Du lịch Azerbaijan)

Thịt nướng Lyulya từ khoai tây (Ảnh: Bộ Văn hóa và Du lịch Azerbaijan)

 

   
Thịt nướng cà tím và mỡ thận.(Ảnh: Bộ Văn hóa và Du lịch Azerbaijan)

 

                             Thịt nướng Mezesi.(Ảnh: Bộ Văn hóa và Du lịch Azerbaijan)

7. Cảnh quan du lịch

Thành phố Baku

thanh pho Baku

Baku, thủ đô của Azerbaijan, là trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế của quốc gia này và của vùng Kavkaz. Thành phố Baku có nhiều di sản văn hóa lâu đời như thành phố cổ Icheri Sheher, cung điện Shirvan Shahs và tháp Maiden. Baku thường được ví như một Dubai của vùng Caucacus bởi sự sang trọng và tràn ngập nhãn hàng hiệu.

Bảo tàng ngoài trời nổi tiếng Qobustan

bao tang ngoai troi

Qobustan là bảo tàng ngoài trời nổi tiếng với những bức tranh được khắc, vẽ trên đá của thời kỳ đồ đá mới (Neolithic). Địa điểm có một không hai này hiện đang lưu giữ khoảng 4.000 bức tranh được khắc từ khoảng 12.000 năm trước. Năm 2007, UNESCO đã đưa địa danh này vào danh sách di sản thế giới.

Thành phố Ganja

Thanh pho Ganja

Ganja là một thành phố ở tây bắc Azerbaijan. Sử học hiện đại tin rằng tên Ganja (Ganjeh) xuất phát từ Ganj tiếng Ba Tư (kho tàng, kho bạc). Ganja được biết đến với những địa danh nổi tiếng như lăng mộ của Nizami, Bảo tàng Trung ương, lăng mộ của Javad Khan, nhà thờ Hồi giáo Shah Abbas, bồn tắm thời trung cổ, nhà khách thời trung cổ “Karvansaray.”

Thành phố Sumgayit

thanh pho Sumgayit

Sumgayit là thành phố lớn thứ 3 của Azerbaijan. Thành phố nằm gần biển Caspi, cách thủ đô Baku khoảng 31 km. Với số dân dân số 308.700 (tổng điều tra dân số năm 2009), làm cho nó trở thành thành phố lớn thứ ba tại Azerbaijan sau khi thủ đô Baku và Ganja. Thành phố có sân vận động hoành tráng được Liên đoàn bóng đá Châu Âu công nhận.

Thành phố Lankaran

Thanh pho Lankaran

Thành phố Lankaran tọa lạc trên bờ biển Caspi, giáp với biên giới Iran ở phía nam. Vùng này được biết nhiều đến là nhờ có những bãi biển cát vàng, các dòng suối khoáng và nhiều vườn hoa công viên với rất nhiều loài động vật, thực vật định cư ở đó. Lankaran cũng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, bởi đất đai ở đây phì nhiêu, màu mỡ và khí hậu ôn hòa. Ngoài ra, tại các ngôi làng lân cận, người dân vẫn còn làm các nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, làm đồ trang sức.

Phố cổ Inner
 

pho co Inner

Một trong những địa điểm mang ý nghĩa lịch sử được biết đến nhiều nhất ở Cộng hòa Azerbaijan, nằm trên bờ biển Caspi – đó chính là phố cổ Inner ở thủ đô Baku. Vẻ bề ngoài của nó được coi là đặc trưng cho một thành phố phương đông điển hình, với những con ngõ cong, nhỏ hẹp. Những căn nhà có mái bằng hoặc mái vòm với những ô cửa sổ nhỏ khác hoàn toàn với những tòa nhà được người Nga xây dựng vào thế kỷ 19 theo phong cách châu Âu.

Núi lửa bùn

nui lua bun

Núi lửa phun bùn ở phía tây nam Baku được một hồ chứa khổng lồ dưới lòng đất “nuôi dưỡng”. Nó không chỉ phun ra bùn mà còn phun lên cả các chất khí khác như: metan, khí cacbon, ni-tơ. Thỉnh thoảng, các khí này tác dụng với nhau gây nổ, có khi còn tạo thành ngọn lửa bắn lên khỏi mặt đất. Núi lửa phun bùn ở đây có khi phun cao tới 200m.

Núi Caucasus

Thanh pho Caucasus

Núi Caucasus là ngọn núi nằm trên lục địa Á-Âu, giữa biển Đen và biển Caspi. Ngọn núi này gồm hai phần khác biệt, đó là Greater Caucasus nằm ở phía bắc và Leser Caucasus nằm ở phía nam. Phần phía tây của Caucasus là nơi duy nhất mà hệ sinh thái và các loài động thực vật còn khá nguyên sơ. Nó được coi là vùng núi lớn duy nhất ở châu Âu chưa chịu tác động đáng kể của con người.

(theo Dân Trí)
Trên đây là những thông tin cần biết về tổng quan đất nước Azerbaijan mà chúng tôi cung cấp để du khách tham khảo trước khi bắt đầu một chuyến đi đến Azerbaijan. Chúc các bạn vui vẻ và có một chuyến đi đáng nhớ.