VISA ĐI LEBANON (LI BĂNG) – Liên hệ 036 759 6889

VISA ĐI LEBANON (LI BĂNG)

VISA ĐI LI BĂNG

Hồ sơ bao gồm:

  1. Tờ khai xin visa + thông tin cá nhân để khai đơn
  2. Hộ chiếu còn hạn, còn trang trống  + bản sao hộ chiếu
  3. 2 ảnh màu 4,5 x 3,5 cm nền trắng, chụp không quá 3 tháng
  4. Giấy tờ chứng minh tình trạng công việc ở Việt Nam
  5. Giấy tờ mục đích chuyến đi
  6. Lịch trình chi tiết
  7. Vé máy bay khứ hồi + booking khách sạn
  8. Với người dưới 18 tuổi đi du lịch hay thăm người thân cần có thư đồng ý của bố mẹ cho phép được đi và giấy ủy quyền công chứng cho người giám hộ đưa con đi.

? Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi lebanon (Li Băng) vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Công ty Tư vấn Toàn Cầu
 Phone: 024.35626.100/ 036 759 6889
? Email: [email protected] / [email protected]

MIỄN VISA LEBANON (LI BĂNG)

MIỄN VISA LI BĂNG

Công dân của 7 nước dưới đây không cần thị thực đến Lebanon và được ở lại tới 6 tháng 1 năm cho mục đích du lịch hoặc kinh doanh nếu  không có tem Israeli, thị thực, hộ chiếu và gồm số điện thoại, địa chỉ ở Lebanon, và không hoàn lại tiền vé chuyến đi khứ hồi. 1 thẻ căn cước được thừa nhận trong hộ chiếu cho công dân Jordan:

Bahrain Oman United Arab Emirates
Kuwait Qatar Jordan 1
Saudi Arabia

1 – cung cấp hộ chiếu có số seri quốc gia.

Visa lấy tại cửa khẩu:

Công dân của các nước dưới đây có thể nộp visa tại sân bay quốc tế Beirut hay sân bay khác để nhập cảnh nếu không có tem Israeli, thị thực, hộ chiếu và gồm số điện thoại, địa chỉ ở Lebanon, và không hoàn lại tiền vé chuyến đi khứ hồi cho tối đa 1 tháng, có thể lên đến 2 tháng cho mục đích du lịch hoặc công tác:

European Union/EFTA China Montenegro
Andorra Costa Rica New Zealand
Antigua and Barbuda Dominican Republic Panama
Argentina Georgia Paraguay
Armenia Hong Kong Peru
Australia Iran Russia
Azerbaijan Japan Saint Kitts and Nevis
Bahamas Kazakhstan Samoa
Barbados Kyrgyzstan San Marino
Belarus Macao Serbia
Belize Macedonia Singapore
Bhutan Malaysia South Korea
Brazil1 Mexico Tajikistan
Canada Moldova Turkmenistan
Chile Monaco Turkey2
Ukraine United States Uruguay
Uzbekistan Venezuela

1 – Có thể xin thị thực nhập cảnh nhiều lần và ở tối đa 1 tháng cho mục đích du lịch hoặc kinh doanh, có thể gia hạn đến 90 ngàyphụ thuộc vào chính sách bảo mật chung.
2 – Có thể xin thị thực nhập cảnh nhiều lần tại sân bay tối đa 3 tháng cho mục đích du lịch hoặc kinh doanh. Có thể gia hạn 1 tháng sau khi hết hạn.

? Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Lebanon (Li Băng) vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Công ty cổ phần đầu tư thương mại, xây dựng và dịch vụ tư vấn Toàn Cầu
 Phone: 04.35626.100/ 0988.297.732
? Cellphone: 0989.561.390
? Email: [email protected] / [email protected]
? Website: Vietnam-legal.com

TỔNG QUAN VỀ LEBANON ( LI BĂNG)

Flag of Lebanon.svg

1. Thông tin chung

Tên đầy đủ Cộng hòa Li băng
Vị trí địa lý Nằm ở Trung Đông ,tiếp giáp biển Địa Trung Hải, nằm giữa Isaren và Xiry
Diện tích Km2 10,400
Tài nguyên thiên nhiên Đá vôi, muối,mỏ sắt, đất trồng trọt,  kẽm, điamit, thuỷ năng, hoàng thạch , thạch cao , thú tự nhiên
Dân số (triệu người) 4.13
Cấu trúc dân số 0-14 tuổi: 22.1%
15-24 tuổi: 17.5%
25-54 tuổi: 42.4%
55-64 tuổi: 8.7%
Trên 65 tuổi: 9.4%
Tỷ lệ tăng dân số (%) -0.040
Dân tộc Người Ả rập , người Amennia, dân tộc khác
Thủ đô Beirut
Quốc khánh 22/11/1943
Hệ thống pháp luật Trộn lẫn giữa luật pháp của Ottoman, giáo hội , Napoleonic
GDP (tỷ USD) 63.69
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) 2
GDP theo đầu người (USD) 15900
GDP theo cấu trúc ngành nông nghiệp: 4.6%
công nghiệp: 19.7%
dịch vụ: 75.8%
Lực lượng lao động (triệu) 1.481
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp nông nghiệp: NA%
công nghiệp: NA%
dịch vụ: NA%
Sản phẩm Nông nghiệp Cam quýt, nho, cà chua, táo, rau, khoai tây, ô liu, thuốc lá, cừu, dê
Công nghiệp Ngân hàng, du lịch, chế biến thực phẩm, rượu, trang sức, xi măng, dệt may, khoáng sản và hóa chất, gỗ và đồ nội thất, lọc dầu, sản xuất kim loại
Xuất khẩu (triệu USD) 5655
Mặt hàng xuất khẩu Trang sức, kim loại cơ bản, hóa chất, hàng tiêu dùng, hoa và rau quả, thuốc lá, vật liệu xây dựng, máy móc và thiết bị chuyển mạch, sợi dệt may, giấy
Đối tác xuất khẩu Thụy Sĩ, Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Syria, I rắc
Nhập khẩu (triệu USD) 20730
Mặt hàng nhập khẩu Sản phẩm dầu khí, ô tô, dược phẩm, quần áo, thịt và động vật sống, hàng tiêu dùng, giấy, vải dệt may, thuốc lá, máy móc và thiết bị, hóa chất
Đối tác nhập khẩu Hoa Kỳ, Pháp, Trung Quốc, Italia, Đức, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ

Nguồn: CIA 2013

2. Vị trí địa lí, khí hậu

Là một quốc gia ở phía đông vùng Trung Đông, Liban giáp với Địa Trung Hải ở phía tây (bờ biển: 225 km) và phía đông giáp với Vùng trũng Syria-Châu Phi. Liban có 375 km biên giới ở phía bắc với Syria và 79 km biên giới ở phía nam với Israel. Biên giới với Israel đã được Liên hiệp quốc thông qua, dù một phần lãnh thổ nhỏ, gọi là Shebaa Farms nằm trong Cao nguyên Golan được Liban tuyên bố chủ quyền nhưng bị Israel chiếm đóng, Israel tuyên bố trên thực tế vùng đất này thuộc Syria. Liên hiệp quốc đã chính thức tuyên bố vùng này thuộc Syria và không phải lãnh thổ của Liban, nhưng Hezbollah thỉnh thoảng tung ra các đợt tấn công vào Israeli vào các vị trí bên trong đó, với danh nghĩa giải phóng lãnh thổ Liban.

Khí hậu: Vùng thấp có khí hậu Địa Trung Hải. Vùng núi có khí hậu mát hơn và các tuyết rơi dày về mùa đông.

3. Kinh tế

Liban có một nền kinh tế dựa trên thị trường. Kinh tế theo định hướng dịch vụ; các lĩnh vực tăng trưởng chính gồm ngân hàng và du lịch. Không hề có hạn chế trao đổi ngoại tệ hay di chuyển đồng vốn, và độ bảo mật ngân hàng rất chặt chẽ. Đặc biệt không hề có hạn chế đối với đầu tư nước ngoài. Tính đến năm 2016, GDP của Liban đạt 51.815 USD, đứng thứ 80 thế giới, đứng thứ 28 châu Á và đứng thứ 10 Trung Đông.

Cuộc nội chiến giai đoạn 1975-1991 đã tàn phá nghiêm trọng hạ tầng kinh tế Liban, làm giảm một nửa sản lượng sản xuất, và chấm dứt vị trí trung tâm phân phối vùng đông Trung Đông và đầu mối ngân hàng của nước này. Hòa bình giúp chính phủ trung ương tái kiểm soát quyền lực ở Beirut, bắt đầu thu thuế và tái kiểm soát cảng biển chính và các cơ sở chính phủ. Kinh tế hồi phục nhờ một hệ thống tài chính ngân hàng lành mạnh và nhờ sự phục hồi nhanh chóng các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa với các khoản tiền hỗ trợ gia đình gửi về từ nước ngoài, các dịch vụ ngân hàng, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, trợ giúp nước ngoài và các nguồn trao đổi ngoại tệ.

Trong những năm qua Liban đã có bước phát triển đáng kể. Mức tài sản của các ngân hàng đạt tới tới hơn 70 tỷ dollar. Thậm chí với mức giảm sút 10% trong lĩnh vực du lịch năm 2005, hơn 1.2 triệu khách đã tới nước này. Sự tư bản hóa thị trường đang ở mức cao nhất. Tư bản hóa đạt hơn 7 tỷ dollar vào cuối tháng 1 năm 2006. Tuy nhiên, với hậu của những cuộc tấn công từ phía Israel vào tháng 7 năm 2006, nền kinh tế nước này bắt đầu bước vào giai đoạn suy thoái nghiêm trọng

4. Văn hóa

Liban từng là ngã ba đường giữa các nền văn minh trong nhiều thiên niên kỷ, vì vậy không ngạc nhiên khi một đất nước nhỏ lại sở hữu một nền văn hóa giàu có và mạnh mẽ đến như vậy. Số lượng lớn các nhóm sắc tộc, tôn giáo ở Liban khiến nước này có một nền văn hóa ẩm thực, âm nhạc và các truyền thống văn học cũng như lễ hội rất lớn và đa dạng. Các trường phái nghệ thuật ở Beirut phát triển đầy sinh khí với nhiều cuộc trưng bày nghệ thuật sắp đặt, triển lãm, các buổi trình diễn thời trang, và các buổi hòa nhạc được tổ chức quanh năm tại các gallery, các bảo tàng, nhà hát và các tụ điểm công cộng. Liban có một xã hội hiện đại, giáo dục cao và có lẽ có thể so sánh được với các nước châu Âu ở vùng Địa Trung Hải. Đa số người Liban có thể sử dụng hai thứ tiếng, tiếng Ả rập và tiếng Pháp, điều này giải thích việc Liban là một thành viên của Cộng đồng Pháp ngữ (La Francophonie); tuy nhiên, tiếng Anh cũng đã dần trở nên phổ biến, đặc biệt trong các sinh viên đại học. Đất nước này không chỉ là nơi giao hòa giữa Thiên chúa giáo và Hồi giáo mà Liban còn là cánh cổng nối thế giới Ả Rập với châu Âu cũng như là cây cầu cho châu Âu tới Ả Rập.

Liban cũng có nhiều trường đại học lớn, gồm Đại học Liban, Đại học Hoa Kỳ tại Beirut, Đại học Saint-Joseph và Đại học Hoa Kỳ Liban.

Nhiều lễ hội quốc tế được tổ chức tại Liban, với những nghệ sĩ và khán giả từ Liban cũng như từ nước ngoài. Những lễ hội mùa hè nổi tiếng nhất tại Baalbek, Beiteddine và Byblos.

5. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính thức: tiếng Ả Rập

6. Ẩm thực

Xưa kia, do ảnh hưởng văn hóa người Macedonia nằm bên kia Địa Trung Hải, người Lebanon tôn vinh hạt ngũ cốc là loại cây lương thực chính đồng thời xem tỏi, trái ô liu và dầu ô liu là ba loại gia vị chính. Khi người La Mã đặt chân đến đây, khoai tây đã được thay thế cho hạt ngũ cốc.
Phát hiện ra những loài thảo dược thuộc chi xạ hương sinh trưởng trên vùng đất Địa Trung Hải, những người La Mã khuyến cáo người bản địa sử dụng thảo dược quý hiếm ấy vào ẩm thực như một loại gia vị và cũng là vị thuốc hay để trừ nhiều loại bệnh.
Đến khi những người Ba Tư xâm nhập, người Lebanon lại yêu quý chiếc bánh mì truyền thống Roti và xem nó như là món quốc hồn quốc túy không thể tách rời trong bữa ăn hằng ngày. Trên vó ngựa chinh yên mở rộng bờ cõi của mình, đế chế Ottoman mang đến vùng đất Lebanon nhiều món ăn mới nhưng người Lebanon vẫn yêu thích món bánh manakish, một sản phẩm “phái sinh” giữa bánh mì roti và kebab.
Manakish đúng nghĩa là những chiếc bánh mì roti màu vàng, trên mặt bánh người ta thường đặt thêm phô mai sợi tan chảy khi nướng, thịt cừu kebab thái nhỏ hạt lựu, ớt chuông đỏ, yoghurt đặc biệt của người Kish, rau chân vịt (spinach) và cà tím nướng. Manakish được cuộn chặt, tròn và gói giấy ăn như chiếc bánh mì.
Manakish món ăn của người Lebanon1

Pizza theo kiểu người Ý

Manakish món ăn của người Lebanon 2
Những chiếc bánh mì truyền thống của người Lebanon – Ảnh: Shutterstock

7. Cảnh quan du lịch

Thánh đường Hồi giáo

Beirut nằm trên một mũi đất nhô ra biển, được những dãy núi cao tới ba ngàn mét bao bọc phía sau. Trời xanh, biển trong và nắng vàng làm thành phố cảng này luôn có vẻ sống động, ấm áp.

Ngoài những cao ốc hiện đại, Beirut chiếm cảm tình của du khách bằng những con đường lát sỏi, những quán cà phê xinh xinh bên đường và những tòa nhà xây bằng sa thạch vàng óng nổi bật giữa bầu trời Địa Trung Hải xanh biếc.

Trên phố, những bóng hồng Lebanon cũng làm nơi này đẹp lên rất nhiều. Phụ nữ Beirut hầu hết đều có làn da màu sứ, đôi mắt to đen láy cùng mái tóc dày, dài óng ả, ăn mặc đẹp và trang điểm rất thu hút.

Người dân ở đây vốn được biết đến là có gu thẩm mỹ tinh tế, chẳng thế mà nhiều nhà thiết kế thời trang nổi tiếng thế giới hiện nay là người Lebanon.

Đi qua khu vực tập trung các biệt thự cổ điển hình của Beirut, du khách đều phải trầm trồ trước những mái ngói màu đỏ thắm giữa vườn hoa xinh tươi rực rỡ, những chiếc cửa sổ hình vòm quý phái, những ban công được trang trí công phu.

Chúng tôi hơi tiếc nuối khi được Rita – cô bạn người địa phương cho biết rằng nhiều kiến trúc cổ đã biến mất để nhường chỗ cho các tòa nhà cao tầng đang đua nhau mọc lên.

Bên ngoài hang động

Beirut còn được biết đến nhờ khả năng phục hồi mạnh mẽ sau mỗi lần bị tàn phá. Thành phố này có lịch sử năm ngàn năm hào hùng nhưng lắm thăng trầm, đã trải qua nhiều thời kỳ huy hoàng và cũng nhiều lần bị hủy diệt.

Beirut từng là thuộc địa của đế quốc La Mã và là nơi có một trường luật nổi tiếng cùng nhiều tòa nhà được xây dựng quy mô.

Tuy nhiên, hầu hết các công trình ấy đã bị động đất, sóng thần và hỏa hoạn phá hủy vào năm 551. Sau đó, thành phố hết bị thế lực Hồi giáo Ả Rập chiếm giữ lại rơi vào tay quân Thập tự chinh.

Một thời gian dài, Beirut nằm dưới quyền kiểm soát của đế quốc Ottoman rồi đến Pháp. Trong cuộc nội chiến Lebanon (1975-1990), thành phố thêm một lần nữa bị tàn phá.

Tuy nhiên, sau mỗi lần bị hủy hoại, Beirut nhanh chóng hồi sinh nhờ những cố gắng khôi phục vẻ huy hoàng một thời của người dân nơi đây. Bước vào thế kỷ XXI, nền kinh tế của Beirut cũng hồi phục và lấy lại vị trí trung tâm thương mại – tài chính của vùng Trung Đông.

Cũng chính bởi bề dày lịch sử hiếm có nên ngày nay, bên cạnh những khu vực đổ nát của thành phố, người ta vẫn tìm thấy ở Beirut những công trình rất cổ còn lại từ thời đế quốc La Mã, những tháp đồng hồ của thời Thập tự chinh, khu quân sự thời Ottoman, những tòa nhà sang trọng từng là trụ sở của Pháp…

Một góc phố ở Beirut

Sự pha trộn giữa các nền văn hóa đã để lại cho thành phố này đời sống tôn giáo – văn hóa phong phú. Trong chuyến tham quan ngắn ngủi, chúng tôi đã được chiêm ngưỡng những phòng tắm khảm trai kiểu La Mã, nhiều nhà thờ Thiên Chúa giáo có kiến trúc cầu kỳ và vài nhà thờ Hồi giáo được xây từ đầu thế kỷ XII.

Ngoài ra, với những bảo tàng đẳng cấp thế giới, những trường đại học danh tiếng và cuộc sống về đêm sôi động, Beirut được du khách ví là “Paris của vùng Trung Đông”.

Nhờ đó, dù tình hình an ninh chưa hoàn toàn yên ổn, ngành du lịch của Lebanon vẫn đang phát triển.

Trên đây là những thông tin cần biết về tổng quan đất nước Lebanon mà chúng tôi cung cấp để du khách tham khảo trước khi bắt đầu một chuyến đi đến Lebanon. Chúc các bạn vui vẻ và có một chuyến đi đáng nhớ.