VISA ĐI LAOS (LÀO) – Liên hệ 036 759 6889

VISA CÔNG TÁC LAOS (LÀO)

Laos visa - Visa công tác Lào

Hồ sơ bao gồm:

  • Hộ chiếu hợp lệ có giá trị còn lại ít nhất 6 tháng
  • 1 mẫu đơn xin thị thực, hoàn thành và ký tên
  • Hai biểu mẫu đăng ký được điền giống nhau
  • Ba bức ảnh gần đây
  • Thư của công ty nêu rõ mục đích và thời gian của chuyến đi
  • Thư mời của công ty tại Lào
  • Vé máy bay khứ hồi / khứ hồi hoặc hành trình đã được xác nhận
  • Chứng minh tài chính

Chú ý: Tất cả visa Lào phải được sử dụng trong vòng hai tháng kể từ ngày cấp

? Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa công tác Lào vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Công ty Tư vấn Toàn Cầu
 Phone: 024.35626.100/ 036 759 6889
? Email: [email protected] / [email protected]
? Website: Vietnam-legal.com

VISA DU LỊCH LAOS (LÀO)

Laos visa - Visa du lịch Lào

Visa du lịch Lào là một lựa chọn di trú tạm thời của Lào cho phép du khách đến thăm Lào với mục đích du lịch và giải trí.

Hồ sơ bao gồm:

  1. Hộ chiếu hợp lệ có giá trị còn lại ít nhất 6 tháng kể từ ngày bạn nhập cảnh;
  2. Hai trang trống trên hộ chiếu của bạn (dấu visa Lào chiếm toàn bộ trang, cộng với đó cũng phải có khoảng trống cho tem nhập cư);
  3. Hai bức ảnh gần đây (3cmx4cm), màu sắc, chụp mặt trước và nền một màu, sáng
  4. Mẫu đơn xin thị thực đầy đủ hợp lệ với một bức ảnh đính kèm;
  5. Lệ phí visa (số tiền phụ thuộc vào quốc tịch của bạn và nơi bạn áp dụng);
  6. Bản sao hành trình của bạn.

Chú ý: Tất cả visa Lào phải được sử dụng trong vòng hai tháng kể từ ngày cấp.

? Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa Du lịch Lào vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Công ty cổ phần đầu tư thương mại, xây dựng và dịch vụ tư vấn Toàn Cầu
 Phone: 04.35626.100/ 0988.297.732
? Cellphone: 0989.561.390
? Email: [email protected] / [email protected]
? Website: Vietnam-legal.com

LÀO MIỄN VISA CHO QUỐC GIA NÀO?

Laos - Miễn thị thực Lào

Công dân của 15 quốc gia sau có thể đến Lào mà không cần thị thực:

30 ngày:

Campuchia Russia
Indonesia Singapore
Malaysia Thái Lan
Mông Cổ Việt Nam
Philippines

15 ngày:

Đan Mạch 1 Na Uy 1
Phần Lan  1 Hàn Quốc
Nhật Bản Thụy Điển 1
Luxembourg Switzerland

1 — temporary visa exemption from 1 January 2018 to 31 December 2018.

14 ngày: Brunei và Myanmar

? Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Lào vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Công ty cổ phần đầu tư thương mại, xây dựng và dịch vụ tư vấn Toàn Cầu
 Phone: 04.35626.100/ 0988.297.732
? Cellphone: 0989.561.390
? Email: [email protected] / [email protected]
? Website: Vietnam-legal.com

TỔNG QUAN VỀ LÀO

Flag of Laos.svg

1. Thông tin chung

Tên đầy đủ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Vị trí địa lý Nằm ở Đông Nam Á ,phía Đông Bắc của Thái Lan, phía Tây của Việt Nam
Diện tích Km2 236,800
Tài nguyên thiên nhiên Gỗ xẻ ,thuỷ năng, vàng , thạch cao, thiếc, đá quý
Dân số (triệu người) 6.70
Cấu trúc dân số 0-14 tuổi:35.5%
15-24 tuổi: 21.3%
25-54 tuổi: 34.6%
55-64 tuổi: 4.9%
Trên 65 tuổi: 3.7%
Tỷ lệ tăng dân số (%) 1.630
Dân tộc Người Lào vùng trên, vùng dưới và vùng trung, người Hmông và người Dao,người Việt Nam và người Trung Quốc
Thủ đô Vientiane
Quốc khánh 19/7/1949
Hệ thống pháp luật Dựa theo truyền thống, trình tự , quy tắc pháp luật của Pháp và thực tiễn xã hội chủ nghĩa
GDP (tỷ USD) 19.16
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) 8.3
GDP theo đầu người (USD) 3000
GDP theo cấu trúc ngành nông nghiệp: 26%
công nghiệp: 34%
dịch vụ: 40%
Lực lượng lao động (triệu) 3.69
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp nông nghiệp: 75.1%
công nghiệp và dịch vụ: N/A%
Sản phẩm Nông nghiệp Khoai lang, rau, ngô, cà phê, mía, thuốc lá, bông, chè, lạc, gạo, trâu nước, lợn, gia súc, gia cầm
Công nghiệp Khai thác mỏ đồng, thiếc, vàng, thạch cao, thủy điện, chế biến nông sản, xây dựng, dệt may, xi măng, du lịch
Xuất khẩu (triệu USD) 2280
Mặt hàng xuất khẩu Gỗ, cà phê, điện, thiếc,đồng, vàng
Đối tác xuất khẩu Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam
Nhập khẩu (triệu USD) 2645
Mặt hàng nhập khẩu Máy móc và thiết bị, xe tải, nhiên liệu, hàng hóa tiêu dùng
Đối tác nhập khẩu Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam

Nguồn: CIA 2013

2. Vị trí địa lí, khí hậu

Lào là quốc gia nội lục duy nhất tại Đông Nam Á, hầu hết lãnh thổ nắm giữa vĩ độ 14° và 23° Bắc, và kinh độ 100° và 108° Đông. Lào có cảnh quan rừng rậm, hầu hết là các dãy núi gồ ghề, đỉnh núi cao nhất là Phou Bia cao 2.818 m, cùng một số đồng bằng và cao nguyên. Sông Mekong tạo thành một đoạn dài biên giới phía tây với Thái Lan, còn dãy Trường Sơn tạo thành hầu hết biên giới phía đông với Việt Nam, dãy núi Luangprabang tạo thành biên giới tây bắc với các vùng cao Thái Lan. Có hai cao nguyên là Xiangkhoang tại phía bắc và Bolaven tại phía nam. Lào có khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Lào có thể được phân thành ba khu vực địa lý: bắc, trung và nam.

Mùa mưa riêng biệt và kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp đến là mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4. Theo truyền thống địa phương, một năm có ba mùa là mùa mưa, mùa lạnh và mùa nóng, do hai tháng cuối của mùa khô nóng hơn đáng kể so với bốn tháng trước đó. Thủ đô của Lào là Vientiane, các thành thị lớn khác là Luang Prabang, Savannakhet, và Pakse.

Năm 1993, chính phủ Lào dành ra 21% diện tích đất cho bảo tồn môi trường sống tự nhiên. Đây là một trong các quốc gia thuộc khu vực trồng thuốc phiện “Tam giác Vàng”.

3. Kinh tế

Là một quốc gia không giáp biển, lại có cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện và phần lớn lực lượng lao động thiếu kĩ năng. Lào vẫn là một trong những nước nghèo nhất Đông Nam Á. Kinh tế Lào phụ thuộc nhiều vào đầu tư và thương mại với các nước láng giềng. Năm 2009, dù Lào về chính thức xong vẫn là nhà nước cộng sản, song chính quyền Obama tuyên bố Lào không còn là nước Marx-Lenin và bỏ lệnh cấm các công ty Lào nhận tài chính từ ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ. Năm 2011, Sở giao dịch Chứng khoán Lào bắt đầu giao dịch. Năm 2016, Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào kinh tế Lào, tính luỹ kế họ đã đầu tư 5,395 tỷ USD trong giai đoạn 1989–2014, xếp thứ nhì và thứ ba trong giai đoạn này là Thái Lan (4,489 tỷ USD) và Việt Nam (3,108 tỷ USD).

Nông nghiệp tự cấp vẫn chiếm đến một nửa GDP và tạo 80% số việc làm. Chỉ có 4,01% diện tích lãnh thổ là đất canh tác, và chỉ 0,34% diện tích lãnh thổ được sử dụng làm đất trồng trọt lâu dài,đây là tỷ lệ thấp nhất trong Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng. Lúa chi phối nông nghiệp Lào do khoảng 80% diện tích đất canh tác dành cho trồng lúa. Khoảng 77% nông hộ Lào tự cung cấp gạo. Sản lượng lúa tăng 5% mỗi năm từ năm 1990 đến năm 2005 nhờ cải tiến về giống và cải cách kinh tế, và Lào lần đầu đạt được cân bằng ròng về xuất nhập khẩu gạo vào năm 1999. Lào có lẽ có nhiều giống gạo nhất trong Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng. Từ năm 1995, chính phủ Lào làm việc cùng Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế tại Philippines nhằm thu thập các mẫu hạt của hàng nghìn giống lúa tại Lào.

Kinh tế Lào nhận được viện trợ phát triển từ IMF, ADB, và các nguồn quốc tế khác, cũng như đầu tư trực tiếp nước ngoài về phát triển xã hội, công nghiệp thuỷ điện và khai mỏ (đáng chú ý nhất là đồng và vàng). Du lịch là ngành tăng trưởng nhanh chóng. Phát triển kinh tế tại Lào bị cản trở do chảy máu chất xám.

Lào giàu tài nguyên thiên nhiên, song phải nhập khẩu dầu khí. Luyện kim là một ngành quan trọng, và chính phủ hy vọng thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển các mỏ than, vàng, bô xít, thiếc, đồng và kim loại có giá trị khác. Ngoài ra, nguồn tài nguyên nước phong phú và địa hình núi non cho phép Lào sản xuất và xuất khẩu thuỷ điện với số lượng lớn. Lào xuất khẩu điện sang Thái Lan và Việt Nam.

Ngành du lịch Lào tăng trưởng nhanh chóng, đạt gần 4,7 triệu du khách quốc tế trong năm 2015, đông nhất là khách Thái Lan (2,32 triệu), Việt Nam (1,19 triệu) và Trung Quốc (0,51 triệu) Du lịch đóng góp 679,1 triệu USD cho GDP vào năm 2010, dự tính tăng lên 1,5857 tỷ USD vào năm 2020. Năm 2010, 1/10,9 số công việc là trong lĩnh vực du lịch. Thu nhập xuất khẩu từ du khách quốc tế và hàng hoá du lịch dự kiến tăng lên 484,2 triệu USD vào năm 2020, chiếm 12,5% xuất khẩu. Luang Prabang với văn hoá Phật giáo và kiến trúc thuộc địa, cùng tổ hợp đền cổ Khmer Wat Phu là các di sản thế giới UNESCO, Cánh đồng Chum cũng được đề cử.

Các sân bay chính của Lào là sân bay quốc tế Wattay tại Vientiane và sân bay quốc tế Luang Prabang, sân bay quốc tế Pakse cũng có một vài đường bay quốc tế. Hãng hàng không quốc gia của Lào là Lao Airlines. Các hãng hàng không khác có đường bay đến Lào là Bangkok Airways, Vietnam Airlines, AirAsia, Thai Airways International, China Eastern Airlines và Silk Air. Phần lớn nước Lào thiếu cơ sở hạ tầng đẩy đủ. Lào chỉ có một đoạn đường sắt ngắn nối Vientiane với Thái Lan qua cầu Hữu nghị Thái-Lào. Các tuyến đường bộ liên kết các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là Đường 13, được nâng cấp trung thời gian qua, song các làng nằm xa các đường chính chỉ có thể tiếp cận bằng đường mòn. Tồn tại hạn chế về viễn thông, song điện thoại di động trở nên phổ biến tại các trung tâm đô thị. Trong nhiều khu vực nông thôn, ít nhất cũng có điện năng cục bộ. Xe Songthaew được sử dụng để vận chuyển đường dài và địa phương.

4. Văn hóa

Phật giáo Thượng toạ bộ có ảnh hưởng chi phối trong văn hoá Lào, được phản ánh trên khắp đất nước từ ngôn ngữ trong chùa và trong mỹ thuật, văn học, nghệ thuật trình diễn. Nhiều yếu tố trong văn hoá Lào có trước khi Phật giáo truyền đến, chẳng hạn như âm nhạc Lào do nhạc cụ dân tộc là khèn chi phối, nó có nguồn gốc từ thời tiền sử. Tiếng khèn theo truyền thống đi kèm với người hát theo phong cách dân gian lam. Trong các phong cách lam, lam saravane có lẽ được phổ biến nhất.

Gạo nếp là một loại lương thực đặc trưng và có ảnh hưởng văn hoá và tôn giáo đối với người Lào. Gạo nếp thường được ưa chuộng hơn gạo nhài, và trồng lúa nếp được cho là bắt nguồn tại Lào. Tồn tại nhiều truyền thống và nghi lễ liên quan đến sản xuất lúa trong các môi trường khác nhau và trong nhiều dân tộc. Chẳng hạn, các nông dân Khơ Mú tại Luang Prabang trồng loại lúa Khao Kam với số lượng nhỏ gần lều để tưởng nhớ cha mẹ đã mất, hoặc tại góc ruộng để thể hiện cha mẹ vẫn sống.

Trong thời gian gần đây, Beerlao của nhà máy bia quốc doanh Lào đã trở nên phổ biến ở Lào và được người nước ngoài và cư dân trong nước đánh giá rất cao. Năm 2004, tạp chí Time đã ca ngợi Beerlao là loại bia tốt nhất châu Á.

Sinh là một loại trang phục truyền thống mà nữ giới Lào mặc trong sinh hoạt thường nhật. Đây là một loại váy lụa dệt tay, có thể nhận diện nữ giới mặc nó theo nhiều cách, chẳng hạn như khu vực xuất thân.

Đa thê là một tội tại Lào theo pháp luật, song hình phạt ở mức thấp, và đa thê vẫn phổ biến trong người H’Mông.

Toàn bộ báo chí tại Lào đều do chính quyền phát hành, trong đó có nhật báo Anh ngữ Vientiane Times và tuần báo Pháp ngữ Le Rénovateur. Thông tấn xã chính thức của quốc gia là Khao San Pathet Lao, hãng này phát hành các phiên bản tiếng Anh và Pháp tờ báo của họ. Lào hiện có chín nhật báo, 90 tạp chí, 43 đài phát thanh, và 32 đài truyền hình hoạt động khắp đất nước. Tính đến năm 2011, Báo Nhân Dân của Việt Nam và Tân Hoa xã của Trung Quốc là các tổ chức truyền thông ngoại quốc duy nhất được phép mở văn phòng tại Lào. Chính phủ Lào kiểm soát nghiêm ngặt toàn bộ các kênh truyền thông nhằm ngăn chặn phê bình các hành động của họ. Công dân Lào chỉ trích chính phủ là đối tượng bị mất tích, bắt giữ tuỳ tiện và tra khảo.

Kể từ khi thành lập nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, chỉ có rất ít phim được sản xuất tại Lào. Một trong các phim thương mại đầu tiên là Sabaidee Luang Prabang, sản xuất vào năm 2008. Nhà làm phim người Úc Kim Mordount sản xuất The Rocket tại Lào với dàn diễn viên nói tiếng Lào, phim xuất hiện trong Liên hoan Phim quốc tế Melbourne 2013 và thắng ba giải tại Liên hoan Phim quốc tế Berlin. Gần đây, một vài công ty sản xuất địa phương kế tục sản xuất các phim Lào và giành được công nhận quốc tế. Trong số đó có At the Horizon do Anysay Keola làm đạo diễn và Chanthaly do Mattie Do làm đạo diễn.

Muay Lào là môn thể thao quốc gia, tương tự như Muay Thái, Lethwei Myanmar và Pradal Serey Campuchia. Bóng đá phát triển thành môn thể thao phổ biến nhất tại Lào. Giải vô địch Lào là giải đấu chuyên nghiệp cao nhất của các câu lạc bộ bóng đá Lào. Từ khi bắt đầu giải đấu, Câu lạc bộ Quân đội Lào là đội thành công nhất.

5. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính thức: tiếng Lào

6. Ẩm thực

Ẩm thực Lào tuy chưa nổi tiếng trên bản đồ du lịch thế giới, nhưng ai từng đến Lào chắc chắn không thể không mê mẩn những món ăn truyền thống của đất nước triệu voi.

Am thuc Lao binh di nhung thuong thuc mot lan ca doi chang the quen hinh anh 1
Xôi Lào: Trong các bữa tiệc, cơm gia đình, người Lào thường ăn xôi. Ngày nay, nhiều gia đình đã có thói quen ăn cơm nhưng không nhiều. Xôi Lào được làm từ loại nếp được trồng trên nương nên dính và nhuyễn, màu trắng ngà rất đẹp mắt. Người Lào thường ăn xôi với gà nướng, rau luộc và cheo boong – loại nước chấm gần giống mắm nêm ở Việt Nam. Xôi được đựng trong giỏ đan bằng tre, có mùi thơm hấp dẫn.  Ảnh: @Phamhangg.97. 
Am thuc Lao binh di nhung thuong thuc mot lan ca doi chang the quen hinh anh 2
Khausoy: Khausoy là món ăn nổi tiếng tại Luang Prabang, món ăn gần giống với phở nhưng nguyên liệu chế biến đơn giản hơn. Nước dùng khausoy chỉ là nước lọc đun sôi và cho phở sợi to vào chần. Phở và nước dùng được cho vào tô sau đó trộn sốt khausoy lên trên, ăn kèm rau cải, rau muống sống, hành khô, hạt tiêu, tương ớt. Khausoy là thành phần quan trọng nhất của món ăn này, được làm từ thịt lợn xay nhuyễn trộn với tỏi, cà chua, gia vị các loại.Ảnh: @le.babat.tran93

.

Am thuc Lao binh di nhung thuong thuc mot lan ca doi chang the quen hinh anh 3
Sai Oua Kuang: Sai Oua Kuang là loại xúc xích thịt lợn nhồi cùng nhiều loại thảo dược thơm. Món này khi ăn sẽ được cắt nhỏ ra thành từng khoanh. Thực khách có thể chấm xúc xích với tương ớt Jeow đặc trưng của Lào, hoặc dùng luôn vì món ăn khá đậm vị. Ảnh: Theculturetrip.
Am thuc Lao binh di nhung thuong thuc mot lan ca doi chang the quen hinh anh 4
Gà nướng Ping Gai: Ping Gai là món gà nướng nổi tiếng ở Lào. Món ăn này được bán ở nhiều quầy hàng vỉa hè. Gà nướng Ping Gai ở khu vực thị trấn Seno được người dân bản địa đánh giá là đặc sắc hơn cả. Món ăn có thể ăn kèm cùng cơm hoặc ăn liền cũng rất hấp dẫn. Ảnh: Theculturetrip. 
Am thuc Lao binh di nhung thuong thuc mot lan ca doi chang the quen hinh anh 5
Tam Lao: Tam Lao là món salad truyền thống của Lào với thành phần gồm đu đủ, thịt cua đen, tôm khô, cà chua và nước mắm cá padek. Món ăn này có vị cay đặc trưng vì người Lào vốn ăn rất cay vì thế người chế biến thường bỏ thêm đường và chút vỏ cam. Ảnh: Theculturetrip.
Am thuc Lao binh di nhung thuong thuc mot lan ca doi chang the quen hinh anh 6
Pa Mak Now: Là đất nước không có biển, vì thế, cá nước ngọt là thực phẩm đặc sắc trong văn hóa ẩm thực Lào. Đặc biệt, Pa Mak Now là món cá được hấp bằng các loại trái cây có múi như cam, chanh nên sẽ có vị thơm rất đặc trưng. Món ăn này phổ biến với người Lào, xuất hiện cả trong những quán ăn bình dân lẫn các nhà hàng sang trọng. Ảnh: Theculturetrip.
Am thuc Lao binh di nhung thuong thuc mot lan ca doi chang the quen hinh anh 7
Yam Het: Món salad chay này có nguyên liệu chủ yếu là nấm. Yam Het có vị umami – loại gia vị có hương thơm của hàu nướng hoặc nấm. Ngoài ra, trong món Yam Het còn có lá bạc hà, hẹ tây, rau mùi, chanh, nước tương, ớt và sả.
Am thuc Lao binh di nhung thuong thuc mot lan ca doi chang the quen hinh anh 8
Khao Pat: Món tráng miệng thường không phổ biến ở Lào. Người Lào thường sử dụng Khao Pat như một món tráng miệng sau các bữa ăn chính. Đây cũng là một món ăn vặt nổi tiếng đất nước triệu voi. Khao Pat được làm từ các nguyên liệu như sữa, trứng, trái cây, đường, bột gạo. Ảnh: Theculturetrip.
Am thuc Lao binh di nhung thuong thuc mot lan ca doi chang the quen hinh anh 9
Yam Patu: Đây là món salad cá ngừ phong cách Lào. Vì Lào không có biển nên món ăn thường được chế biến từ cá ngừ đóng hộp được trộn với nước mắm, nước cốt chanh, đường, gừng và tỏi. Lá chanh, cà chua, ớt, hành tây, ngò và hành lá được dùng để trang trí khi món ăn hoàn tất. Ảnh: Theculturetrip.

7. Cảnh quan du lịch

 Vang Vieng

Có thể nói, Vang Vieng là “thiên đường khám phá” thu hút hàng triệu dân ba lô du lịch bụi từ khắp nơi trên thế giới. Với một cảnh quan đẹp được xem là nhất nhì ở Lào, thị trấn ven sông Vang Vieng là nơi giới trẻ hội tụ trong những màn chinh phục thác ghềnh hay say sưa bên men rượu nồng chất ngất.

Du lịch Lào - Vang Vieng - iVIVU.com

Bạn nhớ đừng bỏ qua cơ hội ngồi trên chiếc xe đạp rồi thực hiện chuyến du lịch xanh khám phá các hang động cổ và trò chuyện với dân làng trong các buôn làng cổ kính nhé.

Muang Ngoi Neua

Ngược lên dòng sông xanh ở phía Bắc Luang Prabang độ một giờ ô tô, du khách sẽ đến với vùng đất nằm trên tuyến du lịch Đông Nam Á vô cùng hấp dẫn – thị trấn vùng núi Muang Ngoi Neua cổ kính.

Du lịch Lào - Muang Ngoi Neua - iVIVU.com

Nếu là dân du lịch yêu thích việc đi bộ, leo núi thì thị trấn này chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Một bên là dòng sông trở nặng phù sa, một bên là dãy núi cao bao bọc, Muang Ngoi Neua hiện lên thanh bình và yên ả đến không ngờ.

Pha That Luang

Pha That Luang là tên một bảo tháp mạ vàng đồ sộ ở thủ đô Vientiane xinh đẹp, là di tích quan trọng đồng thời là niềm tự hào lớn đối với người dân “đất nước Triệu voi”.

Du lịch Lào - Pha That Luang - iVIVU.com

Được xây dựng trên nền một ngôi đền Khmer cũ hồi thế kỷ 16, ngôi chùa tháp vĩ đại này mặc dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử vẫn luôn giữ cho mình vẻ đẹp của kiến trúc đa dạng và như luôn tỏa ánh hào quang để níu chân bao lữ khách.

Si Phan Don

Si Phan Don là quần đảo rộng lớn nằm ở mũi cực nam của Lào, nơi dòng Mê Kông hiền hòa chảy qua thác Khone trước khi hòa vào dòng sông lớn ở Campuchia. Với 4000 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, Si Phan Don mang đến cho du khách bức tranh thủy mặc đẹp đến mê hồn.

Du lịch Lào - Si Phan Dom - iVIVU.com

Bạn chắc chắn sẽ muốn dành trọn 24 giờ của mình để khám phá nơi đây trên chiếc xe bốn bánh hay chèo thuyền xuôi theo dòng và ngắm nhìn loài cá heo màu hồng Irrawaddy quý hiếm rồi thảnh thơi bên chiếc võng đu mà tận hưởng vại Bia Lào trứ danh.

Luang Prabang

Sẽ là chưa tròn vẹn trong cuộc hành trình du lịch khám phá “đất nước Triệu Voi” nếu bạn chưa đến thăm Luang Prabang – một trong những thành phố được bảo tồn tốt nhất châu Á, nơi khiến bạn phải sừng sỡ bởi vẻ đẹp không phai dấu với thời gian.

Du lịch Lào - Luang Prabang - iVIVU.com

Báu vật của thành phố nằm giữa đôi dòng Mê Kông và Nam Khan trong vùng núi phía Bắc Lào là những đền thờ Phật giáo cổ xưa, cảnh quan tự nhiên tươi mới mang đậm hơi thở cuộc sống bình dị của dân làng nơi đây.

Khu bảo tồn tự nhiên Bokeo

Du khách đến đây vẫn truyền tai nhau về vẻ đẹp và sự hấp dẫn khi đến thăm Khu bảo tồn tự nhiên Bukeo thuộc tỉnh Bukeo. Và kinh nghiệm để khám phá hết vùng đất hoang dã này là tham gia chuyến phiêu lưu Gibbon Experience để khám phá vùng đất hoang dã cùng các loài động vật sinh sống nơi đó.

Du lịch Lào - Khu bảo tồn tự nhiên Bokeo - iVIVU.com

Bạn sẽ chẳng thể nào quên những tán rừng nhiệt đới xanh mát, những căn nhà trên cây ngộ nghĩnh, những cây cầu khỉ và cầu treo chẳng dễ đi tẹo nào.

Động Tham Kong Lo

Động Tham Kong lo được xem là một trong những địa điểm tham quan kỳ thú không dành cho những người yếu tim khi đến thăm ở Lào.

Du lịch Lào - Động Tham Kong Lo - iVIVU.com

Nhờ có 7km dòng sông Nam hun Bun chảy qua cùng các vách động cao hơn 90m, Tham Kong Lo hiện lên vô cùng thích thú mà không kém phần “sởn gai ốc”. Hãy nhớ mang theo mình chiếc đèn pin đã nạp đầy điện cùng một “hoa tiêu” có nghề đi theo bạn nhé.

Thác Kuang Si

Nằm trong danh sách những bộ sưu tập thác nước đẹp nhất Trái đất, thác nước Kuang Si hiền hòa trải rộng chỉ 50m này cũng đủ “đốn tim” bao du khách viếng thăm.

Du lịch Lào - Thác Kuang Si - iVIVU.com

Không gì tuyệt bằng việc ngắm nhìn hồ nước xanh như ngọc lững lờ trôi trong tiết trời thu vàng óng nơi đây. Thêm những thanh âm trong trẻo của tiếng nước róc rách, bạn hẳn phải “tức cảnh sinh tình” mất thôi.

Sông Mê Kông

Là con sông lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á (dài 4.350km), bắt nguồn từ Trung Quốc và đi qua 5 quốc gia trong vùng là Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, sông Mê Kông đem đến cho du khách cảnh quan tựa dòng Amazon xanh mướt ở Nam Mỹ.

Du lịch Lào - Sông Mê Kong - iVIVU.com

Bạn có thể xuôi thuyền trên dòng nước đỏ nặng phù sa từ Huay Xai đến Luang Prabang mà ngắm cảnh ven bờ và cũng có thể đi xa thêm nữa để ngắm cảnh dòng sông cắt xuyên qua khu rừng rậm rạp. Phong cảnh đẹp hút hồn như trong những câu chuyện cổ tích.

Vieng Xai

Được xây dựng ở tỉnh Hua Phan trong những năm 1960, Vieng Xai là một trong những công trình ngầm ngoạn mục nhất thế giới, là nơi ẩn náu trong thời kỳ chiến tranh ở Lào.

Du lịch Lào - Vieng Xai - iVIVU.com

Với sức chứa lên đến 23.000 người, nơi đây có hẳn doanh trại quân đội, rạp chiếu phim, bệnh viện, cửa hàng và nhiều hơn thế nữa. Hãy thử một lần sang Lào và xuống khám phá một “địa đạo Củ Chi” khác với đất nước Việt Nam mình.

Trên đây là những thông tin cần biết về tổng quan đất nước Lào mà chúng tôi cung cấp để du khách tham khảo trước khi bắt đầu một chuyến đi đến Lào. Chúc các bạn vui vẻ và có một chuyến đi đáng nhớ