VISA ĐI IRAQ – Liên hệ 036 759 6889

MIỄN VISA IRAQ

Iraq - Miễn thị thực Iraq

Thị thực tại sân bay:

Các quốc gia dưới đây có thể  xin thị thực tại sân bay quốc tế Al Najaf.

Bahrain Oman Saudi Arabia
Kuwait Qatar United Arab Emirates
Turkey*

*Có thể nộp thị thực tại sân bay quốc tế Baghdad.

Iraqi origin:

– Không yêu cầu thị thực nếu có nơi sinh trong hộ chiếu là Iraq hay có giấy khai sinh tại Iraq.

– Không yêu cầu thị thực nếu có căn cước công dân cấp bởi Iraq.

– Thị thực cấp tại sân bay cho những người dưới 18 tuổi. Phải đi cùng bố mẹ và có ít nhất 1 người bố hoặc mẹ có hộ chiếu Iraq.

– Thị thực cấp tại sân bay cho người Iraq hoặc có bố mẹ người Iraq. Chứng minh bằng cách có bản photo căn cước công dân, của hộ chiếu hay giấy khai sinh của bố mẹ

– Xin thị thực tại sân bay nếu kết hôn với người Iraq đến tại Basra (BSR) có thể xin thị thực tại sân bay. Họ phải có chứng nhận kết hôn Iraq hay một bằng chứng chứng nhận kết hôn tại ĐSQ Iraq.

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Iraq vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

VISA ĐI IRAQ

Iraq visa - visa đi Iraq

Hồ sơ bao gồm:

  1. Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng.
  2. Điền thông tin vào mẫu đơn kèm 2 ảnh.
  3. Khả năng trang trải chi phí cuộc sống trong thời gian lưu trú tại Iraq cho những người có hộ chiếu phổ thông.

4 – Không có sự phản đối ngăn cản bạn  vào  lãnh thổ của Cộng hòa Iraq về sức khỏe cộng đồng, an ninh, đạo đức, hoặc nền kinh tế quốc gia.

5 – Cung cấp lý do thuyết phục để nhập cảnh tùy thuộc vào loại Visa.

6 – Người yêu cầu không bị buộc tội hoặc kết án về tội phạm bên ngoài Iraq có thể bị dẫn độ.

7 – Không có lệnh trục xuất bạn khỏi Cộng hòa Iraq và để đạt được điều này phải kiểm tra hồ sơ về việc cấm nhập cảnh Iraq theo mẫu đính kèm (1).

8 – Địa chỉ đầy đủ ở nơi mà bạn sẽ ở lại Cộng hòa Iraq.

(Luật cư trú người nước ngoài số (118) cho năm 1987, và sửa đổi (Điều V).

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Iraq vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

TỔNG QUAN VỀ IRAQ

Flag of Iraq.svg

1. Thông tin chung

Tên đầy đủ Cộng hòa Irac
Vị trí địa lý Nằm ở  Trung Đông, tiếp giáp vịnh Ba Tư, nằm giữa Iraq và Kuwait
Diện tích Km2 437,072
Tài nguyên thiên nhiên Dầu,  khí tự nhiên, sunfua, phot phat
Dân số (triệu người) 31.86
Cấu trúc dân số 0-14 tuổi: 37.2%
15-24 tuổi: 19.6%
25-54 tuổi: 35.8%
55-64 tuổi: 4.2%
Trên 65 tuổi: 3.2%
Tỷ lệ tăng dân số (%) 2.290
Dân tộc Người Ả rập, Kurdish, Turkoman, Át xi ri hay dân tộc khác
Thủ đô Baghdad
Quốc khánh 10-03-32
Hệ thống pháp luật Dựa theo hệ thống luật pháp của Châu Âu và hồi giáo
GDP (tỷ USD) 155.4
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) 10.2
GDP theo đầu người (USD) 4600
GDP theo cấu trúc ngành nông nghiệp: 8.7%
công nghiệp: 63.8%
dịch vụ: 25.1%
Lực lượng lao động (triệu) 8.9
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp nông nghiệp: 21.6%
công nghiệp: 18.7%
dịch vụ: 59.8%
Sản phẩm Nông nghiệp Lúa mì, lúa mạch, gạo, rau, quả chà là, bông, bò, cừu, gia cầm
Công nghiệp Dầu khí, hóa chất, dệt may, da, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, phân bón, chế tạo kim loại
Xuất khẩu (triệu USD) 88270
Mặt hàng xuất khẩu Dầu thô, nhiên liệu thô, thực phẩm và động vật sống
Đối tác xuất khẩu Hoa Kỳ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan
Nhập khẩu (triệu USD) 56890
Mặt hàng nhập khẩu Thực phẩm, dược phẩm, nhà sản xuất
Đối tác nhập khẩu Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc

Nguồn: CIA 2013

2. Vị trí địa lí, khí hậu

Phần lớn đất đai Iraq là sa mạc, nhưng khu vực giữa hai con sông lớn Euphrates và Tigris là đất màu mỡ do hai con sông này bồi đắp phù sa cho đồng bằng châu thổ khoảng 60 triệu mét khối hàng năm. phía bắc đất nước là khu vực miền núi rộng lớn với đỉnh cao nhất là Haji Ibrahim cao 3.600 m. phía nam Iraq có bờ biển ngắn nhìn ra vịnh Ba Tư. Gần phía bờ biển và dọc theo Shatt al-Arab là những khu đầm lầy, tuy nhiên phần lớn khu vực này đã được cải tạo tưới tiêu những năm thập niên 1990.

Khí hậu phần lớn là khí hậu miền xa mạc với mùa đông ôn đới lạnh và mùa hè khô, nóng, ít mưa. Vùng núi phía bắc có mùa đông lạnh, thỉnh thoảng có nhiều tuyết rơi có thể gây ngập lụt. Thủ đô Baghdad nằm ở phần trung tâm đất nước trên bờ sông Tigris. Các thành phố lớn khác như Basra ở phía nam, Mosul ở phía bắc. Iraq được coi là một trong số 15 quốc gia thuộc “cái nôi của nhân loại”

3. Kinh tế

Kinh tế Iraq phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lợi thu được từ dầu mỏ, hàng năm thu được khoảng 95% cho nguồn ngoại tệ của đất nước. Việc thiếu sự phát triển trong các lĩnh vực khác làm cho tỉ lệ thất nghiệp 18%–30% và kéo tụt GDP đầu người còn 4.000 USD.[8] Việc làm trong lĩnh vực công chiếm gần 60% số lao động toàn thời gian năm 2011.[9] Ngành công nghiệp xuất khẩu dầu tạo ra rất ít việc làm. Hiện nay chỉ có một tỷ lệ khiêm tốn phụ nữ (ước tính cao nhất cho năm 2011 là 22%) tham gia vào lực lượng lao động. Tính đến năm 2016, GDP của Iraq đạt 156.323 USD (đứng thứ 56 thế giới, đứng thứ 20 châu Á và đứng thứ 6 Trung Đông).

Trong thập niên 1980 các chi phí khổng lồ cho Chiến tranh Iraq-Iran do Saddam Hussein phát động cũng như các tổn thất nặng nề cho ngành khai thác dầu khí đã gây ra nhiều khó khăn về tài chính cho Iraq và chính quyền Saddam phải sử dụng các biện pháp bắt buộc như thực hiện chính sách tài chính buộc chặt, vay lãi, chậm trả nợ. Thiệt hại của Iraq do cuộc chiến tranh này gây ra ước độ 100 tỷ đô la Mỹ. Sau khi kết thúc chiến tranh vào năm 1988, xuất khẩu dầu mỏ của Iraq lại tăng lên do việc xây dựng các đường ống dẫn dầu mới và phục hồi của các cơ sở khai thác dầu.

Iraq xâm lược Kuwait vào tháng 8 năm 1990 với hậu quả là trừng phạt kinh tế của cộng đồng quốc tế cũng như tổn thất của chiến tranh Vùng Vịnh do liên quân, đứng đầu là Mỹ, tiến hành tháng 1 năm 1991 đã làm suy giảm các hoạt động kinh tế của I-rắc. Chính sách sử dụng vũ lực cũng như các chi phí để duy trì an ninh của chính quyền Iraq đã làm cho nền kinh tế suy yếu.

Việc Liên Hiệp Quốc cho phép Iraq thực thi chương trình “đổi dầu lấy lương thực” vào tháng 12 năm 1996 đã góp phần cải thiện đời sống cho người dân Iraq. Trong sáu tháng giai đoạn đầu tiên của chương trình này Iraq được phép xuất khẩu một lượng giới hạn dầu mỏ để đổi lấy lương thực, thuốc men và một số nhu yếu phẩm khác.

Tháng 12 năm 1999 Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho phép Iraq xuất khẩu dầu mỏ theo chương trình này với một lượng đủ để đảm bảo các nhu cầu dân sự. Dầu mỏ đã được xuất khẩu nhiều hơn 3/4 sản lượng của thời kỳ trước chiến tranh. Tuy nhiên 28% thu nhập của Iraq từ xuất khẩu dầu mỏ theo chương trình này đã bị chiết trừ vào quỹ đền bù và dành cho các chi phí quản lý của Liên Hiệp Quốc. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2001 đã bị giảm mạnh do kinh tế thế giới đi xuống cũng như giá dầu mỏ giảm mạnh.

Kể từ sau sự kiện xâm chiếm Iraq vào 2003 đã có những cố gắng để đưa nền kinh tế nước này thoát khỏi các hậu quả chiến tranh cũng như thế giới tội phạm tràn lan.

4. Văn hóa

Só người biết đọc, biết viết đạt 58%, nam: 70,79%, nữ: 45%.

I-rắc thực hiện chế độ giáo dục miễn phí; cấp tiểu học và bắt buộc, song trẻ em nông thôn vẫn thất học nhiều. Có 7 trường đại học và 20 viện nghiên cứu kỹ thuật.

Dịch vụ y tế kém phát triển. Chính quyền quản lý toàn bộ hoạt động y tế. Do chính sách cấm vận của Mỹ-Anh, I-rắc gặp nhiều khó khăn thiếu thuốc men, trẻ em suy dinh dưỡng và chế yểu nhiều.

Tuổi thọ trung bình đạt 66,53 tuổi, nam: 65,54, nữ: 67,56 tuổi.

I-rắc là cái nôi của văn minh Lưỡng hà – một nền văn minh cổ rực rỡ của nhân loại.

5. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Ả Rập, tiếng Kurd

6. Ẩm thực

Iraq

Là đất nước luôn nằm trong vòng vây các cuộc đe dọa, bắt cóc, khủng bố, bạo loạn, văn hóa ẩm thực Iraq vẫn dễ làm bạn xao xuyến. Trong đó, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ là 2 nước láng giềng có ảnh hưởng lớn nhất đến những đồ ăn ở Iraq như kebab hay các món từ thịt cừu, thịt bò… Du khách có thể ghé thăm nhà hàng Iraqi Touch ở thành phố Erbil để thưởng thức ẩm thực truyền thống trong môi trường vừa đặc biệt vừa hiện đại.

7. Cảnh quan du lịch

khong ngo que huong cac cau thu u23 iraq lai co nhung dia danh dep me hon the nay hinh anh 1

Erbil: Thành phố 7000 năm tuổi này có một lâu đài lớn ở trung tâm thành phố, đây cũng là di sản thế giới được UNESCO công nhận. Bạn cũng không thể bỏ lỡ bảo tàng Văn minh Erbil và Trung tâm dệt may Kurdish, đó là những nơi tuyệt vời để tìm hiểu tất cả về một nền văn hóa tuyệt vời.

khong ngo que huong cac cau thu u23 iraq lai co nhung dia danh dep me hon the nay hinh anh 2

Ur: Nơi đây nổi tiếng với những câu chuyện về trận lụt trong Kinh Thánh và các vị vua Babylon đáng sợ. Nằm ở sa mạc miền nam Iraq, Ur là ngôi nhà của Ziggurat, một tòa kiến trúc cao với cầu thang dốc đứng để thờ thần linh Mặt trăng ở Akkadian. Chắc chắn đây là một trong những điểm tham quan kỳ bí nhất ở Iraq.

khong ngo que huong cac cau thu u23 iraq lai co nhung dia danh dep me hon the nay hinh anh 3

Baghdad: Mặc dù gần đây phải hứng chịu nhiều sự tàn phá bởi chiến tranh, nhưng thành phố này vẫn có những góc đẹp rạng ngời, với những khu chợ bán đồ đồng, kho báu của người Assyria tại Bảo tàng quốc gia hay những kiến trúc độc đáo khác.

khong ngo que huong cac cau thu u23 iraq lai co nhung dia danh dep me hon the nay hinh anh 4

Basra: Được bao quanh bởi rừng cọ, thành phố này nằm trên sông Shatt al-Arab, nơi bạn có thể đi dạo bên bờ sông đầy nắng và tận hưởng từng trận gió dịu mát mang theo hương cọ thoang thoảng.

khong ngo que huong cac cau thu u23 iraq lai co nhung dia danh dep me hon the nay hinh anh 5

Karbala: Đây là nơi linh thiêng đối với các tín đồ Hồi giáo dòng Shiite vì đền Imam Husayn là nơi yên nghỉ cuối cùng của vị tử đạo Husayn ibn Ali. Hằng năm, thị trấn này đón hàng ngàn tín đồ đến dự Ngày Atonn của Ashura.

khong ngo que huong cac cau thu u23 iraq lai co nhung dia danh dep me hon the nay hinh anh 6

Hatra: Nằm giữa sa mạc đầy cát bịt ở phía tây Iraq là các cột đá cao chót vót và những ngôi đền được trạm trổ công phu. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng kỳ quan từ thời Parthia đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

khong ngo que huong cac cau thu u23 iraq lai co nhung dia danh dep me hon the nay hinh anh 7

Babylon: Nhắc tới địa danh này mọi người đều sẽ nhớ tới đế quốc thời cổ đại với khu vườn treo nổi tiếng và các trận đánh lịch sử. Tuy đã trôi qua rất lâu nhưng nhờ được phục hồi và bảo quản tốt, bạn vẫn có thể tìm thấy nhiều lâu đài hùng vĩ hay những tàn tích của Homera.

khong ngo que huong cac cau thu u23 iraq lai co nhung dia danh dep me hon the nay hinh anh 8

Ctesiphon: Mái vòm Sassanid, hay còn được gọi là Taq Kasra là một trong những mái vòm lớn nhất trên thế giới, đồng thời là di tích khảo cổ quan trọng trong khu vực.

khong ngo que huong cac cau thu u23 iraq lai co nhung dia danh dep me hon the nay hinh anh 9

Kirkuk: Nơi đây có những tòa lâu đài cổ và những thành lũy từ xa xưa vô cùng hoành tráng, nhưng sau chiến tranh tất cả chỉ còn là những tàn tích đổ nát, ảm đạm.

khong ngo que huong cac cau thu u23 iraq lai co nhung dia danh dep me hon the nay hinh anh 10

Zakho: Là một thị trấn biên giới nhỏ nằm sát Thổ Nhĩ Kỳ, thành phố này vô cùng yên bình với cây cầu Delal xinh đẹp và những tàn tích của lâu đài Zakho cổ xưa.

Trên đây là những thông tin cần biết về tổng quan đất nước Iraq mà chúng tôi cung cấp để du khách tham khảo trước khi bắt đầu một chuyến đi đến Iraq. Chúc các bạn vui vẻ và có một chuyến đi đáng nhớ.