VISA ĐI ĐÔNG TIMO – Liên hệ 036 759 6889

MIỄN VISA ĐÔNG TIMO

Miễn visa: Đông Timor ký một thỏa thuật bãi bỏ thị thực hai chiều với Liên minh châu Âu vào ngày 28 tháng 5 năm 2015 có hiệu lực tạm thời kể từ khi ký và thông qua vào ngày 15 tháng 12 năm 2015. Thỏa thuận này cho phép công dân của tất cả các nước thuộc hiệp ước Schengen ở lại không cần thị thực vớ tối đa 90 ngày trong khoảng thời gian 180 ngày.

Cũng có miễn thị thực đối với người sở hữu hộ chiếu ngoại giao hoặc công vụ của Trung Quốc.

Đến từ biên giới: Tất cả du khách (trừ công dân Indonesia, những người có thể xin khi đến bất cứ chốt biên giới nào) đến biên giới phải xin từ trước một Ủy quyền xin thị thực mà sau đó sẽ đưa cho cơ quan nhập cảnh tại biên giới. Nếu đạt được các điều kiện khác một thị thực nhập cảnh một hoặc nhiều lần có thị thực lên đến 90 ngày được cấp với phí US$30.

Thị thực cửa khẩu: Du khách có thể xin thị thực tại sân bay quốc tế Presidente Nicolau Lobato hoặc tại cảng biển Dili. Nếu đạt được các điều kiện khác một thị thực nhập cảnh một lần có hiệu lực lên đến 30 ngày được cung cấp với phí US$30. Thị thực quá cảnh được cung cấp để ở lại ít hơn 3 ngày với phí US$20. Không có lựa chọn quá cảnh không cần thị thực nào tại Đông Timor.

Trước khi xin: Xin thị thực có thể được nộp trực tuyến hoặc một trong các phái vụ ngoại giao Đông Timor trước khi đến.

Yêu cầu tại cửa khẩu:

Ngoài việc sử hữu hộ chiếu có hiệu lực không ít hơn 6 tháng từ ngày nhập cảnh, du khách phải đạt được các yêu cầu nghiêm ngặt để đến Đông Timor:

  • Ý định chuyến đi thành thật (du lịch hoặc công tác).
  • Thu xếp chỗ ở và vé máy bay khứ hồi hoặc chuyến tiếp theo.
  • US$150 một ngày để ở lại quốc gia này (đối với thị thực du lịch hoặc công tác.
  • US$100 cộng $50 một ngày (đối với thị thực quá cảnh).

Gia hạn thị thực: Tất cả công dân các nước có thể gia hạn thị thực đến tổng ngày ở lại lên đến 90 ngày bằng cách nộp đơn xin cho Cục Nhập cảnh. Phí là US$35 để gia hạn 30 ngày, hoặc US$75 để gia hạn từ 30 đến 60 ngày.

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Đông Timo vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

TỔNG QUAN VỀ ĐÔNG TIMO

Flag of East Timor.svg

1, Thông tin chung

Tên nước: Timor-Leste (Đông Timo)
Tên tiếng Việt: Cộng hòa dân chủ Đông Timo
Vị trí địa lý: Đảo ở Đông Nam Á, gần Indonexia và Úc
Diện tích: 15007 (km2)
Tài nguyên thiên nhiên: vàng, dầu khí, mangan, vật liệu xây dựng
Dân số 1.1 (triệu người)
Cấu trúc độ tuổi theo dân số: 0-14 tuổi: 35.7% 15-64 tuổi: 61.11% 65 tuổi trở lên: 3.2%
Tỷ lệ tăng dân số: 0.02059
Dân tộc: Mỹtronesian (Malayo-Polynesian), Papuan, lượng nhỏ người Hoa
Thủ đô: Dili
Quốc khánh: 28/11/1975
Hệ thống luật pháp: dựa trên luật Indonexia và Bồ Đào Nha
Tỷ lệ tăng trưởng GDP 0.24
GDP theo đầu người: 2000 (USD)
GDP theo cấu trúc ngành: nông nghiệp: 32.2% công nghiệp: 12.8% dịch vụ: 55%
Lực lượng lao động: N/A
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp: N/A
Tỷ lệ thất nghiệp: 0.5
Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo: 0.42
Lạm phát: 0.054
Sản phẩm nông nghiệp: cà phê, gạo, ngũ cốc, khoai ngọt, chuối, vani
Công nghiệp: in ấn, xà phòng, đồ lưu niệm
Xuất khẩu: 10 triệu (USD)
Mặt hàng xuất khẩu: cà phê, một lượng nhỏ dầu, vani
Đối tác xuất khẩu: Mỹ, Đức, Bồ Đào Nha, Australia, Indonesia
Nhập khẩu: 202 triệu (USD)
Mặt hàng nhập khẩu: thực phẩm, gas, dầu lửa, máy móc
Đối tác nhập khẩu: N/A

2, Địa lý, khí hậu

Đông Ti-mo là một phần – phía đông của đảo Ti-mo (riêng vùng Oe-cu-si nằm ở phía Tây của đảo), nằm ở khu vực Đông Nam á. Đảo Ti-mo là nối tiếp của thềm lục địa Ô-xtrây-lia. Cách đây 4 triệu năm, Ti-mo nhô lên mặt biển do sự vận động và kiến tạo của trái đất. Do đó, về mặt địa chất, Ti-mo chủ yếu là trầm tích biển, nhiều nhất là đá vôi. Nhiều núi đá vôi lởm chởm, khúc khuỷu chạy dài theo hòn đảo, ngọn núi cao nhất ở đây là ngọn Con-muy Ta-ta-mai-lan (cao 2963m). Có các đồng bằng duyên hải hẹp. ít sông lớn và thung lũng.

Khí hậu: Đông Ti-mo chia ra hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô kéo dài từ tháng năm đến tháng Mười một và mùa mưa từ tháng Mười một đến tháng Năm. Miền Nam lượng mưa lớn hơn (kể cả mùa khô, nên cây cối xanh tươi quanh năm) và hay gây lụt lội.

Nhiệt độ trung bình ở duyên hải miền Bắc là 350C, vào tháng Mười một có thể cao hơn; ở vùng thấp là miền Nam nhiệt độ 300C, ban đêm xuống còn 200C. Ở miền núi ngày nóng, đêm mát mẻ, ở vùng núi cao rất lạnh.

3, Kinh tế

Trước và trong thời kỳ thực dân, Timor nổi tiếng nhất về gỗ đàn hương.

Cuối năm 1999, khoảng 70% cơ sở hạ tầng kinh tế Đông Timor đã bị phá huỷ bởi quân đội Indonesia và các du kích chống độc lập, và 260,000 người đã phải bỏ chạy về phía tây. Từ năm 2002 tới năm 2005, một chương trình quốc tế do Liên hiệp quốc lãnh đạo, được quản lý bởi các cố vấn dân sự, 5,000 lính gìn giữ hoà bình (8,000 lúc cao điểm) và 1,300 sĩ quan cảnh sát, đã dần khôi phục cơ sở hạ tầng. Tới giữa năm 2002, hầu như toàn bộ 50,000 người tị nạn đã quay trở về.

Năm 2007 một vụ mất mùa khiến nhiều người chết ở nhiều vùng thuộc Timor-Leste. Tháng 11 năm 2007, mười một khu vực vẫn cần sự trợ giúp lương thực quốc tế.

Đông Timor cũng có một ngành công nghiệp cà phê lớn và giàu tiềm năng, nước này bán cà phê cho nhiều nhà bán lẻ Fair Trade và trên thị trường tự do.

Hiện tại ba ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Dili: ANZ của Australia, Banco Nacional Ultramarino của Bồ Đào Nha, và Bank Mandiri của Indonesia.

Đông Timor không có luật sở hữu trí tuệ.

Tính đến năm 2016, GDP của Đông Timor đạt 2.501 USD, đứng thứ 163 thế giới, đứng thứ 43 châu Á và đứng thứ 11 Đông Nam Á

4, Văn hóa

Văn hoá Đông Timor phản ánh nhiều ảnh hưởng, gồm Bồ Đào Nha, Công giáo La mã, và Malaysia, trên các văn hoá Nam Đảo (Austronesia) và Melanesia của Timor. Truyền thuyết cho rằng một con cá sấu khổng lồ đã biến thành hòn đảo Timor, hay Đảo Cá sấu, như nó thường được gọi. Văn hoá Đông Timor bị ảnh hưởng mạnh bởi các truyền thuyết Nam Đảo, dù ảnh hưởng của Ki-tô giáo cũng khá mạnh mẽ. Nước này có truyền thống mạnh về thi ca. Ví dụ, Thủ tướng Xanana Gusmão, là một nhà thơ nổi tiếng. Về kiến trúc, có một số công trình kiến trúc Bồ Đào Nha, cùng với những ngôi nhà totem truyền thống ở vùng phía đông. Chúng được gọi là uma lulik (những ngôi nhà linh thiêng) trong tiếng Tetum, và lee teinu (những ngôi nhà có chân) tại Fataluku. Nghề thủ công cũng phổ biến, như dệt khăn quàng truyền thống hay tais.

5, Ngôn ngữ

Có khoảng 16 ngôn ngữ bản địa, trong đó tiếng Tetum (ngôn ngữ chính thức), Galole, Mambae và Kemak được nhiều người sử dụng nhất. Ngoài ra, tiếng Bồ Đào Nha (ngôn ngữ chính thức), tiếng Indonesia, tiếng Anh cũng được sử dụng.

Hai ngôn ngữ chính thức của Đông Timor là tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Tetum, một ngôn ngữ thuộc nhóm Mã Lai-Đa Đảo. Một dạng ngôn ngữ Tetum chiếm ưu thế, còn được biết đến như Tetun-Dili, phát triển như một phương ngữ được dùng bởi thực dân ở Dili, và do đó bị tác động mạnh bởi tiếng Bồ, nhưng những phương ngữ khác của Tetum vẫn còn được dùng khắp đất nước, trong đó Tetun-Terik ở bờ biển tây nam. Tiếng Indonesia và tiếng Anh được xem là ngôn ngữ đi làm theo Hiến pháp trong Điều khoản Cuối cùng và Chuyển tiếp, mà không có hạn chót. Mặc dù đất nước có khoản 1 triệu cư dân (tháng 8 năm 2005; ước lượng của UNDP ở Dili), có đến 15 ngôn ngữ bản xứ khác được nói: Bekais, Bunak, Dawan, Fataluku, Galoli, Habun, Idalaka, Kawaimina, Kemak, Lovaia, Makalero, Makasai, Mambai, Tokodede và Wetarese.

6, Ẩm thực

Ẩm thực Đông Timor chịu ảnh hưởng lớn của ẩm thực Đông Nam Á và các món ăn của Bồ Đào Nha. Các nguyên liệu mà người dân thường sử dụng là: cá, thịt lợn, húng quế, me, các loại đậu, gạo, ngô, rau củ… và các loại quả nhiệt đới.

Người Đông Timor thường chế biến các món ăn theo hai trường phái: Món chay và món mặn.

+ Món chay: Với các món này thì nguyên liệu chủ yếu gồm: khoai lang, khoai môn, ngô, sắn, rau củ (các loại đậu, rau muống, bắp cải, hành…)

+ Món mặn: Với các món mặn thì nguyên liệu chủ yếu gồm:  thịt gia cầm, thịt lợn, thịt dê và đặc biệt là cá.

7, Cảnh quan du lịch

Núi Tatamailau (hay Ramelau)

Địa điểm này là nóc nhà Đông Timo ở độ cao 2986m cũng đồng thời là đảo Timor, cách thủ đô Dili khoảng 70 km ở huyện Ermera. Theo lời những người đã đi truyền lại, quãng đường đến núi đếm không xuể ổ gà ổ voi và dài gần 100km, vừa hao xăng xe lại vừa thử thách tay lái.

@caromlrd

Ngoài ra, đường lên núi chỉ toàn là những dải đường mòn hẹp, chỉ có dân địa phương mới sành sỏi, những kẻ tay ngang có thể tự dẫn mình vào một khu rừng lạ lẫm trong một chuyến thám hiểm. Tuy nhiên, cảm giác chinh phục được đỉnh Đông Timor lộng lẫy trong mây giăng và ánh bình minh là một trải nghiệm vô cùng xứng đáng để bỏ công.

Đảo Atauro

Là một hòn đảo nhỏ nằm cách Dili, Đông Timor khoảng 25km về phía Bắc, Atauro là thiên đường cho hoạt động lặn ngụp ngắm san hô và đã hơn nữa là bơi giữa đàn cá heo! Y như trong mơ luôn. Đôi khi, trên thuyền đến đây thì bạn có thể nhìn thấy những đàn cá heo đang săn mồi ngay trên mặt nước, thậm chí còn tò mò bơi dọc theo thuyền của bọn mình.

@7ennifer_tl

Không biết lặn cũng đừng lo vì trước khi xuống biển thì người cung cấp dịch vụ sẽ đào tạo sơ một khóa lặn cơ bản trong vòng 3h và sau đó, tầm 40p tham gia lặn biển, khách tham quan sẽ được mãn nhãn với những rặng san hô rực rỡ, những đàn cá tung tăng xung quanh trong cự ly cực gần và cả những ngọn núi nhỏ dưới biển gần Tibar nữa.

@timor.t.k

Đảo Jaco

Dù chỉ vỏn vẹn có 11km vuông nhưng Jaco được người dân bản địa sùng kính gọi là hòn đảo thiêng. Với lợi thế là không có người sinh sống nên thảm thực vật, động vật vẫn rất phong phú. Một khi đã đến được nơi này thì mới thực sự hiểu thế nào là vẻ đẹp trời ban thuở hoang sơ – chỉ có cát trắng, nắng vàng, những cánh chim nhiệt đới và sóng biển xanh ngắt siêu hút hồn!

@smith_okuyama

Chợ thủ công Tais

Tìm kiếm một thứ quà mang đậm bản sắc của quốc gia đầy nhiệt đới nắng vàng Đông Timor? Ghé ngay khu chợ thủ công này để rinh về vài em đồ mỹ nghệ sặc sỡ và tinh tế vô cùng đã mắt, sẵn tiện học hỏi, quan sát thêm đời sống của người dân nước bạn nè.

@tyasincerely

@tyasincerely

Tượng thánh Cristo Rei

Nếu Rio De Jainero có bức tượng chúa là biểu tượng thì Đông Timor cũng có một hình ảnh biểu trưng của riêng mình, nằm trên một phần mũi đất phía đông của trung tâm Dili ở cuối bãi biển Areia Branca. Hành trình từ chân núi đến tượng thánh quả là không dễ dàng do địa hình tương đối hiểm trở nhưng thiên nhiên nơi đây sẽ bù đắp lại cho bạn một cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp. Vùng biển dưới chân núi được recommend khá nhiều vì còn trong xanh hơn cả ở vùng khác, nên nếu leo núi có mệt thì sẵn tiện giải lao cùng biển cả nhé.

@myjolnyr

Phòng trưng bày nghệ thuật Arte Moris

Nếu không ghé thăm Street Art ở Penang, Malaysia thì có thể thử những tấm background chất lừ ở đây nhé! Toà nhà Arte Moris cũ kỹ mà chứa đựng phong cách nghệ thuật địa phương cực kỳ sống động qua các công trình đặc trưng, tác phẩm điêu khắc… chắc chắn sẽ mở mang tầm mắt chúng mình nhiều lắm về quốc gia “nhỏ mà có võ” này nha.

@satraveling

@davidpalazonstudio