VISA ĐI AFGHANISTAN – Liên hệ 0367 59 6889

VISA ĐI AFGHANISTAN

Afghanistan visa

Hồ sơ yêu cầu diện công tác:

  1. Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng.
  2. Ảnh kích cỡ hộ chiếu
  3. Tờ khai xin thị thực điền đầy đủ thông tin, có chữ ký của đương đơn
  4. Thư mời từ đối tác bên phía Afghanistan
  5. Xác nhận công việc: Quyết định cử đi công tác/ Hợp đồng lao động/ Giấy chứng nhận nhân viên/ Thư giới thiệu từ công ty nơi đương đơn làm việc
  6. Đăng ký kinh doanh công ty ở Việt Nam/ Hoặc Chứng nhận thành lập văn phòng đại diện
  7. Booking vé máy bay khứ hồi
  8. Thông tin cá nhân để điền tờ khai xin thị thực

LƯU Ý: – Các danh mục hồ sơ nêu trên là những hồ sơ bắt buộc đương đơn cần phải chuẩn bị để nộp hồ sơ vào Đại Sứ Quán.

– Ngoài ra quý khách hàng cũng cần cung cấp: Chứng minh thư và Giấy  khai sinh để phục vụ cho việc hoàn thiện Tờ Khai xin thị thực

– Đối với đương đơn đi theo diện công tác mà được đối tác đài thọ về nơi lưu trú tại Afghanistan thì không cần phải có Xác nhận đặt phòng khách sạn. Đối với đương đơn đi theo diện tự túc thì ngoài các danh mục hồ sơ nêu trên thì cần có Xác nhận đặt phòng khách sạn.

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Afghanistan vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com  để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

MIỄN VISA AFGHANISTAN

Afghanistan - Miễn thị thực Afghanistan

Công dân các quốc gia có thể xin visa tại cửa khẩu với hộ chiếu còn hạn 6 tháng ngoại trừ các quốc gia sau:

Australia Finland Italy
Belgium France Japan
Bulgaria Germany Kazakhstan
Canada Hungary Kyrgyzstan
China India Netherlands
Czech Republic Indonesia New Zealand
Denmark  Iran Norway
Egypt Iraq Pakistan
Poland Romania Russia
Saudi Arabia South Korea Spain
Sweden Tajikistan Turkey
Turkmenistan United Kingdom United States
Uzbekistan

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Afghanistan vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

TỔNG QUAN VỀ AFGHANISTAN

H1-Afghanistan-2662-1393468901.jpg

Afghanistan thanh bình hiếm có trong ánh hoàng hôn

1. Thông tin chung

Tên đầy đủ Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan
Vị trí địa lý Phía nam giáp châu Á, Phía Tây Bắc giáp Pakistan, Phía đông giáp Iran
Diện tích Km2 647,500
Tài nguyên thiên nhiên Khí tự nhiên, dầu, than đá, đồng, cromit, chì, bari, lưu huỳnh, kẽm, quặng sắt, muối, đá quí
Dân số (triệu người) 31.11
Cấu trúc dân số 0-14 tuổi: 42.6%
15-24 tuổi: 21.9%
25-54 tuổi: 29.1%
55-64 tuổi: 3.8%
Trên 65 tuổi: 2.5%
Tỷ lệ tăng dân số (%) 2.220
Dân tộc Pashtun 42%, Tajik 27%, Hazara 9%, Uzbek 9%, Aimak 4%, Turkmen 3%, Baloch 2%, dân tộc khác 4%
Thủ đô Kabul
Quốc khánh 19/8/1919
Hệ thống pháp luật Dựa trên luật dân sự và luật Shari’a
GDP (tỷ USD) 33.55
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) 11
GDP theo đầu người (USD) 1,000
GDP theo cấu trúc ngành nông nghiệp: 20%
công nghiệp: 25.6%
dịch vụ: 54.4%
Lực lượng lao động (triệu) 15
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp nông nghiệp: 78.6%
công nghiệp: 5.7%
dịch vụ: 15.7%
Sản phẩm Nông nghiệp Lúa mì, hoa quả, lạc, len, da cừu, thịt cừu
Công nghiệp Các sản phẩm dệt, xà phòng, đồ gỗ, giày dép, phân bón, may mặc, sản phẩm thực phẩm, đồ uống không cồn, nước khoáng, xi măng, thảm dệt bằng tay, khí tự nhiên, than đá,đồng đỏ
Xuất khẩu (triệu USD) 376
Mặt hàng xuất khẩu Hoa quả và lạc, thảm dệt bằng tay,len, bông, da và tấm da sống, đá quí
Đối tác xuất khẩu Nga, Ấn Độ, Pakistan, Iran
Nhập khẩu (triệu USD) 6390
Mặt hàng nhập khẩu Máy móc và sản phẩm đầu tư khác, thực phẩm, dệt may, sản phẩm Dầu khí
Đối tác nhập khẩu Pakistan, Nga, Uzbekistan, Iran

Nguồn CIA 2013

2. Vị trí địa lí, khí hậu

*Địa lý- Nằm ở Trung-Nam Á. Cao nguyên Trung Phần, nơi có dãy núi Hin-đu Ku-sơ, chiếm 3/4 cliện tích lãnh thổ của Ap-ga-ni-xtan. Trên cao nguyên Trung phần có môt số đỉnh cao hơn 6.400 m. Giao thông giữa miền Đông và miền Tây phải qua một đường hầm nhân tạo dài trên 3 km. Phía bắc cao nguyên là đồng bằng quan trọng cho phát triển nông nghiệp. Phía tây-nam Ap-ga-ni-xtan là sa mạc và nửa sa mạc.

Sông chính: A-mua Đa-ri-a, 2.500 km

Khí hậu: Tại cao nguyên Trung phần, mùa đông rất lạnh, mùa hạ mát mẻ, nh ng ngắn. Tại khu vực sa mạc, mùa đông mát mùa hạ nóng. Khí hậu khô, trừ một số vùng trên cao nguyên.

3. Kinh tế

Công nghiệp chiếm 28,5%, nông nghiệp: 53% và dịch vụ 18,5% GDP.

Phần lớn đất đai sử dụng được là đồng cỏ chăn nuôi cừu, ngũ cốc, đặc biệt là lúa mì và ngô cũng đóng vai trò quan trọng. Cây thuốc phiện được trồng ở nhiều nơi (nhất là dưới thời chính phủ Ta-li-ban). Các sản phẩm xuất khẩu chính là len, bông, hoa quả tươi và khô. Khí đốt tự nhiên khai thác tại các đòng bàng phía bắc cũng được xuất khẩu. Có nhiều quặng than và sắt nhưng việc khai thác còn kém. Sản xuất điện năng 430 triệu kWh, nhiệt điện 42%, thủy điện 58% tiêu thụ 510 triệu kWh, phải nhập 110 triệu kWh. Xuất khẩu đạt 80 triệu USD, nhập khẩu: 150 tnệu USD; nợ nước ngoài: 5,5 tỷ USD. .

Cuộc nội chiến suốt 23 năm (1978-2001), gây ra cảnh nồi da nấu thịt, đất nước bị tàn phá làn cho nền kinh tế kiệt quệ. Người dân đói khổ đã rời bỏ quê hương chạy trốn sang Iran, Pa-ki-xtan và các nước láng giềng khác.

4. Văn hóa – xã hội

Người Afghanistan tự hào về tôn giáo, quốc gia, tổ tiên, và trên tất cả là nền độc lập của họ. Như những người dân vùng cao nguyên khác, người Afghanistan được cho là nhanh nhạy và mến khách, vì họ rất coi trọng danh dự cá nhân, vì sự trung thành với dòng tộc và vị sự sẵn sàng mang theo và sử dụng vũ khí để giải quyết các tranh chấp.Vì các cuộc tranh chấp bộ tộc và những cuộc tàn sát phong kiến đã trở thành một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của họ từ xa xưa, kiểu chủ nghĩa cá nhân tiêu biểu này đã là một trở ngại lớn đối với những kẻ xâm lược từ bên ngoài.

Afghanistan có một lịch sử phức tạp thể hiện qua những nền văn hóa hiện nay của họ cũng như dưới hình thức nhiều ngôn ngữ và công trình kiến trúc khác. Tuy nhiên, nhiều công trình kiến trúc lịch sử quốc gia đã bị tàn phá trong những cuộc chiến gần đây. Hai pho tương Phật tại Tỉnh Bamiyan đã bị lực lượng Taliban, những kẻ coi đó là sự sùng bái thần tượng, phá huỷ. Các địa điểm nổi tiếng khác gồm các thành phố Kandahar, Herat, Ghazni và Balkh. Tháp Jam, tại thung lũng Hari Rud, là một địa điểm di sản văn hóa thế giới của UNESCO. Tấm áo choàng của Muhammad được cất giữ bên trong Khalka Sharifa nổi tiếng tại Thành phố Kandahar.

Buzkashi là một môn thể thao quốc gia tại Afghanistan. Nó tương tự như polo và những người chơi cưỡi trên lưng ngựa chia thành hai đội, mỗi bên tìm cách chiếm và giữ xác một con dê. Chó sói Afghanistan (một kiểu chó đua) cũng có nguồn gốc từ Afghanistan.

Dù tỷ lệ người biết chữ thấp, thi ca Ba Tư đóng một vai trò rất quan trọng trong văn hóa Afghanistan. Thi ca luôn là một môn học quan trọng tại Iran và Afghanistan, tới mức nó đã thống nhất vào trong văn hóa. Văn hóa Ba Tư, từng, và luôn luôn, có ảnh hưởng lớn trong văn hóa Afghanistan. Những cuộc thi thơ giữa cá nhân được gọi là “musha’era” thường xuất hiện trong những người bình dân. Hầu như mọi gia đình đều sở hữu một hay nhiều tập thơ ở mọi kiểu, thậm chí khi chúng không được mang ra đọc thường xuyên.

Các thổ ngữ phía đông của ngôn ngữ Ba Tư thường được gọi là “Dari”. Cái tên này xuất xứ từ từ “Pārsī-e Darbārī”, có nghĩa Tiếng Ba Tư của các triều đình hoàng gia. Thuật ngữ Darī cổ – một trong những cái tên gốc của ngôn ngữ Ba Tư – was đã được tái sinh trong hiến pháp Afghanistan năm 1964, và có mục tiêu “biểu thị rằng người Afghanistan coi quốc gia của họ là cái nôi của ngôn ngữ. Vì thế, cái tên Fārsī, ngôn ngữ của người Fārs, thường bị tránh nhắc tới. Theo quan điểm này, chúng ta có thể coi sự phát triển của Dari hay văn học Ba Tư trong thực thể chính trị được gọi là Afghanistan.”

Nhiều nhà thơ Ba Tư nổi tiếng trong giai đoạn thế kỷ thứ mười đến thế kỷ mười lăm xuất thân từ Khorasan nơi được coi là Afghanistan ngày nay. Đa số họ cũng là các học giả trong nhiều trường phái khác nhau như ngôn ngữ, khoa học tự nhiên, y học, tôn giáo và thiên văn học.

  • Mawlānā Rumi, sinh ra và học tập tại Balkh ở thế kỷ mười ba và đã tới Konya ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay
  • Rabi’a Balkhi (nhà thơ nữ đầu tiên trong Lịch sử Thi ca Ba Tư, thế kỷ thứ mười, nguồn gốc Balkh)
  • Daqiqi Balkhi (thế kỷ thứ mười, nguồn gốc Balkh)
  • Farrukhi Sistani (thế kỷ thứ mười, nhà thơ hoàng gia Ghaznavids)
  • Unsuri Balkhi (nhà thơ thế kỷ thứ mười/mười một, xuất thân Balkh)
  • Khwaja Abdullah Ansari (thế kỷ mười một, từ Herat)
  • Anvari (thế kỷ mười hai, sống và qua đời tại Balkh)
  • Sanā’ī Ghaznawi (thế kỷ mười hai, xuất thân Ghazni)
  • Jāmī xứ Herāt (thế kỷ mười lăm, xuất thân tại Herat phía tây Afghanistan), và cháu trai của ông Abdullah Hatifi Herawi, một nhà thơ nổi tiếng khác
  • Alī Sher Navā’ī, (thế kỷ mười lăn, Herat).

Đa số những nhân vật trên đều là người Ba Tư (Tājīk) theo sắc tộc và đây vẫn là nhóm sắc tộc lớn thứ hai tại Afghanistan. Tương tự, một số nhà thơ và tác gia tiếng Ba Tư hiện đại, những người khá nổi tiếng trong thế giới sử dụng tiếng Ba Tư, gồm Ustad Betab, Qari Abdullah, Khalilullah Khalili,Sufi Ghulam Nabi Ashqari, Sarwar Joya, Qahar Asey, Parwin Pazwak và những người khác. Năm 2003, Khaled Hosseini đã xuất bản cuốn The Kiterunner, dù chỉ là tiểu thuyết nhưng đã thể hiện đa phần lịch sử, chính trị và văn hóa xảy ra tại Afghanistan từ thập niên 1930 tới nay.

Ngoài các nhà thơ và tác gia, nhiều nhà khoa học Ba Tư cũng có nguồn gốc từ nơi hiện được gọi là Afghanistan. Nổi tiếng nhất là Avicenna (Abu Alī Hussein ibn Sīnā), cha ông xuất thân từ Balkh. Ibn Sīnā, người đã tới Isfahan để lập ra một trường y tại đó, được một số học giả coi là “người cha của y học hiện đại”. George Sarton đã gọi ibn Sīnā là “nhà khoa học nổi tiếng nhất của Hồi giáo và một trong những người nổi tiếng nhất ở mọi sắc tộc, địa điểm và thời đại”. Các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông gồm Sách chữa vết thương (The Book of Healing) và Luật lệ ngành y (The Canon of Medicine), cũng được gọi là Qanun. Câu chuyện về Ibn Sīnā thậm chí đã xuất hiện trong văn học hiện đại Anh qua cuốn Thầy thuốc (The Physician) của Noah Gordon, hiện đã được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng. Hơn nữa, theo Ibn al-Nadim, Al-Farabi, một nhà khoa học và triết học nổi tiếng, cũng xuất thân từ Tỉnh Faryab Afghanistan.

Trước khi Taliban lên nắm quyền lực, thành phố Kabul là nơi có nhiều nhạc sĩ bậc thầy cả về âm nhạc truyền thống và hiện đại Afghanistan, đặc biệt trong lễ hội Nauroz. Ở thế kỷ hai mươi Kabul từng là trung tâm văn hóa được coi như Viên ở thế kỷ mười tám và mười chín.

Hệ thống bộ tộc, quy định cuộc sống của hầu hết mọi người bên ngoài các khu đô thị, và có ảnh hưởng mạnh mẽ theo các thuật ngữ chính trị. Những người đàn ông có một lòng trung thành cuồng nhiệt với bộ tộc của mình, tới mức, khi được kêu gọi, họ sẵn sàng tập trung lại với vũ khí trong tay dưới quyền lãnh đạo của người đứng đầu bộ tộc cũng các lãnh đạo dòng họ (Khans). Trên lý thuyết, theo luật Hồi giáo, mọi tín đồ đều phải đứng lên cầm vũ khí theo lời hiệu triệu (Ulul-Amr) của thủ lĩnh.

Heathcote coi hệ thống bộ tộc là cách thức tốt nhất để tổ chức những nhóm người lớn trong một quốc gia với những khó khăn địa lý, và trong một xã hội, từ quan điểm duy vật, có phong cách sống đơn giản

5. Ngôn ngữ

Theo CIA factbook các ngôn ngữ được sử dụng ở Afghanistan gồm: tiếng Ba Tư (chính thức được gọi là Dari, nhưng được biết đến rộng hơn dưới cái tên Farsi) 50% và Pashto 35%; cả hai đều là các ngôn ngữ Ấn-Âu trong ngữ chi Iran. Tiếng Pashto và Ba Tư là các ngôn ngữ chính thức của quốc gia. Tiếng Hazara, của cộng đồng thiểu số Hazara, là một thổ ngữ của tiếng Ba Tư. Các ngôn ngữ khác gồm các ngôn ngữ Turk (chủ yếu là Uzbek và Turkmen) 9%, cũng như 30 ngôn ngữ nhỏ khác chiếm 4% (chủ yếu gồm Baloch, Nuristan, Pashai, Brahui, các ngôn ngữ Pamir, Hindko, Hindi/Urdu, vân vân.). Số người thạo nhiều ngôn ngữ rất đông.

Các ngôn ngữ Afghanistan

  50% Ba Tư (thường là thổ ngữ Dari)
  35% Pashto
  8% Uzbek
  3% Turkmen
  2% Baloch

2% khác (Nuristan, Pashai, Brahui, vân vân.)

Theo Từ điển bách khoa Iran, tiếng Ba Tư là ngôn ngữ mẹ đẻ của khoảng một phần ba dân số Afghanistan, và nó cũng là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trong nước, với khoảng 90% dân số. Từ điển bách khoa này cũng cho rằng tiếng Pashto được khoảng 50% dân số sử dụng.

 

6. Ẩm thực

 

Thưởng thức gà hầm Chainaki và cơm Kichiri Quroot ở Afghanistan - ảnh 1                                      Kebab là món ăn khá nổi tiếng ở Afghanistan

 

Thưởng thức gà hầm Chainaki và cơm Kichiri Quroot ở Afghanistan - ảnh 2

Món cơm gà cà ri

Thịt gà Herat quả là danh bất hư truyền! Hương vị gà thơm tự nhiên, nó không như những miếng gà kebab ở Kabul được cắt nhỏ ra từ những miếng ức gà to đùng trắng muốt.

Thưởng thức gà hầm Chainaki và cơm Kichiri Quroot ở Afghanistan - ảnh 3                        Món gà hầm Chainaki

Súp Chainaki đúng nghĩa là súp sườn cừu được nấu trong những chiếc bình đất có hình dáng như bình trà. Phần ăn Chainaki nóng bao gồm: chiếc bình đất chứa súp bên trong, bánh mì tròn Taftan hoặc bánh mì truyền thống Naan và một đĩa salad nhỏ gồm củ hành trắng to bào lát đi cùng với cà chua. Do thịt cừu là loại thịt hảo hạn đắt giá ở Afghanistan, nên nhà bếp của quán Jaam thay nguyên liệu thịt cừu bằng thịt gà và nấu súp trong chiếc nồi to để có giá rẻ phục vụ tầng lớp bình dân. Sườn cừu (còn gọi là trừu) hay những miếng gà chặt lớn giữ nguyên xương được ướp qua trước một tiếng các loại gia vị hồi, quế cây, bột ớt đỏ, lá cà ri tươi. Những miếng sườn cừu và gà được xếp trên lớp đậu Hà Lan, hành tây, một ít muối và nước trong chiếc bình đất. Món súp Chainaki sẽ tuyệt ngon khi được hầm trên bếp than hoa cháy đỏ rực độ chừng nửa tiếng. Người Herat vẫn chưa giải thích được vì sao súp Chainaki lại không quyến rũ hương vị khi được hầm bằng củi đốt. Có lẻ, việc cháy liu riu nhưng vẫn luôn đủ nhiệt của than hoa giúp cho mọi thứ bên trong bình đất tan chảy hòa quyện vào nhau một cách từ từ tạo nên vị chất lừ. Trang trí trên món súp hầm Chainaki thường là các loại rau mùi, và người Herat thường sử dụng những nhánh bạc hà nhỏ thơm lừng.

Thưởng thức gà hầm Chainaki và cơm Kichiri Quroot ở Afghanistan - ảnh 4

Món cơm Kichiri Quroot

Món cơm thịt viên Kichiri Quroot chế biến rất công phu. Người Herat luôn yêu thích hương vị của nó khi những ngày đầu hè vừa sang bởi tính thanh nhiệt nhẹ nhàng. Kichiri Quroot gồm ba phần cơ bản: Shola (cơm hấp đậu xanh trộn gia vị), Kufta (thịt viên xốt cà) và nước chấm Quroot. Người Herat chọn những hạt gạo dẻo mềm trộn với những hạt đậu xanh cà vỏ chưng cách thủy để tạo nền cho Shola. Đun sôi dầu ăn, cho một ít bột nghệ tây vàng hừng cùng với hành tây, tỏi băm nhuyễn vào chấy vàng cháy cạnh. Shola sẽ thơm lừng khi những hạt xôi đậu xanh hòa quyện vào độ vàng của nghệ, bóng mượt dầu ăn và hương thơm tỏi cháy. Thịt bò xay nhuyễn được ướp với tiêu đen, gừng và vo tròn thành viên. Để những viên thịt xốt cà thật ngon, người Herat cần đến hai loại xốt hòa lẫn vào nhau tạo thành dung dịch đồng nhất: xốt cà băm bình thường và xốt cà rưới trên những đĩa mì Spaghetti của người Ý theo tỉ lệ 1 – ½.
Khi phục vụ hành khách, món cơm Kichiri Quroot là đĩa cơm to với những viên thịt xốt cà xếp hình tròn trên lớp cơm và chén xốt màu trắng nhỏ nằm giữa. Món cơm tối Kichiri Quroot trong nhà nghỉ Jaam của tôi không được “chuẩn” như những gì anh Hanif miêu tả, vì đây là nhà nghỉ bình dân. Phần Shola của tôi chỉ là cơm trắng bình thường, những viên thịt Kufta không được xốt trong dung dịch thượng hạng của người Ý và nước chấm Quroot chỉ có yogurt non. Người Herat cho rằng, món cơm Kichiri Quroot là món ăn ưa thích trong ngày hè bởi lượng cơm đủ làm ấm bao tử, nhiều chất dinh dưỡng bồi bổ và cơ thể không quá “nặng nhọc”.
7. Cảnh quan du lịch

Không chỉ có chiến tranh, Afghanistan còn có rất nhiều những điểm đến đẹp và kỳ vĩ như di tích tượng phật khổng lồ ở Bamyan, hồ Band-e-Amir và thành phố cổ Bost,… Hãy thử ghé qua những địa điểm sau để có thể cảm nhận vẻ đẹp và một phần lịch sử của quốc gia nhiều biến cố này.

Tượng phật khổng lồ ở Bamyan

Được xây vào thế kỷ thứ 6 và bị phá huỷ gần hết năm 2001, ngày nay đến Bamyan du khách vẫn có thể nhìn thấy vách đá lớn nơi hai thân tượng được tạc vào. Các nhà khoa học đã công bố họ khám phá ra một bức tượng Phật nằm khác dài 18 m đã thoát nạn nhờ được chôn dưới đất. Hiện tại có nhiều hy vọng cho việc khôi phục lại những bức tượng Phật nhờ vào nguồn quỹ tài trợ của Nhật Bản nhằm cố gắng tìm lại ánh sáng một thời hoàng kim Phật giáo tại quốc gia Trung Á này.

Chỉ cần đứng dưới vách đá lớn bạn sẽ hiểu được ngày xưa bức tượng có kích thước ra sao cũng như sự lớn mạnh của Phật giáo trong lịch sử. Việc xây dựng bức tượng mới dự kiến tốn khoảng 10 triệu USD và hiện tại chưa có thông tin về thời gian công trình hoàn thành. Một trong những trở ngại đó là sự bất ổn về chính trị tại Afghanistan.

H3-Afghanistan-4409-1393468901.jpg

Những hình ảnh trước và sau khi tượng Phật bị đánh sụp năm 2001 bởi quân Taliban.

Hồ Band-e-Amir

Hồ Band-e-Amir được miêu tả đơn giản là đẹp đến ngỡ ngàng và đôi khi được mệnh danh Grand Canyon của Afghanistan. Mặt hồ gần với khu vực tượng phật Bamyan nên bạn có thể cùng ghé thăm trong hành trình. Điểm nhấn của những khu hồ thuộc rặng núi Hindu Kush là nước được trữ hoàn toàn tự nhiên. Những vách đá được dòng nước giàu carbon dioxide bồi đắp. Qua nhiều thiên niên kỷ, nước đã cung cấp lượng calcium carbonate và từ từ vôi hoá các bức tường.

Khu vực này đòi hỏi một chút can đảm và niềm đam mê với thiên nhiên khi bạn phải vượt qua những con đường nhỏ trong khi khá nhiều mìn của quân Taliban vẫn có thể nằm rải rác.

H4-Afghanistan-4479-1393468901.jpg

Hồ Band-e-Amir có vẻ đẹp trong lành và ấn tượng không kém mặt hò nào tại châu Âu.  Ảnh: Afghanistan Matter/Flickr.

Shar-e Gholghola

Những người dân ở Shar-e Gholghola trong thế kỷ 13 đã giết chết cháu trai của Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan) vì thế ông đã cho phá huỷ thành phố và giết chết hơn 150 nghìn người. Shar-e Gholghola đã không bao giờ được xây dựng lại và từ từ rơi vào hoang phế. Tuy vậy nó trở thành một di chỉ đáng để xem từ xa do mìn của quân đội Nga vẫn còn. “The City of Silence” hay “the City of Screams” – thành phố của sự im lặng hay thành phố của những tiếng gào thét là tên ngày tay người ta hay nhắc về Shar-e Gholghola.

H6-Afghanistan-6555-1393468902.jpg

Bia mộ của một người đã mất phía sau là thành phố của sự im lặng Shar-e Gholghola.  Ảnh: Tracy Hunter

Mazar-e Sharif

Thành phố Mazar-e Sharif là nơi toạ lạc của một trong những thánh đường hồi giáo đẹp nhất mà bạn từng chứng kiến. Tên của thành phố có nghĩa là “Tomb of the Exalted – Lăng mộ cao quý” và “Blue Mosque – nhà thờ màu xanh”. Mazar-e Sharif được biết đến là nơi chôn cất của Ali. Ali là con rể của nhà tiên tri Muhammad.

Người ta tin rằng, sau khi đã mất, thi thể của Ali đã bị đe dọa vì thế những tín đồ đi theo ông đã chọn cách đặt ông lên lưng con lạc đà cái màu trắng. Họ cứ theo lối đi của con lạc đà nhiều tuần trời cho đến khi nó kiệt sức và ngã xuống. Nhà thờ màu xanh là công trình gần đây nhất được xây dựng tại vị trí đó. Mặc dù được xây từ thế kỷ 15 thánh đường vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp của nó nhờ những lần trùng tu.

H7-Afghanistan-9609-1393468902.jpg

Thánh đường màu xanh lộng lẫy đẹp bậc nhất đất nước được tin là nơi an nghỉ của con rể nhà tiên tri Muhammed. Ảnh: Johannes Zielcke

Minarets – Những ngọn tháp

Ghazni ở phía đông đất nước là nơi nổi tiếng với những tháp nhọn của thánh đường hồi giáo vốn được biết đến với tên gọi minaret. Một vài trong số đó đã hơn 1.000 năm tuổi. Thành phố là sự pha trộn của những nét văn hoá tín ngưỡng bản địa và gần giống như phần còn lại của đất nước, người đạo Sikh hay Hindu đều bị quân Taliban càn quét.

H8-Afghanistan-2363-1393468902.jpg

Ngọn tháp ở Ghazni chụp năm 2011 nằm sát bên con đường đầy bụi đất. Ảnh: US Embassy Kabul

Ancient Bost – Thành phố cổ Bost

Thủ phủ của tỉnh Helmund là Lashkar Gah đang nắm giữ một bí mật – thành phố cổ đại nay đã rơi vào hoang phế mang tên Bost. Không ai biết được người thực sự xây dựng nên đô thị này mặc dù đã có những thông tin về thời điểm Bost tồn tại (ít nhất 3 nghìn năm tuổi). Năm 661, thành phố này đã được người Hồi giáo chiếm giữ và trở thành lãnh thổ của đế chế Ghaznavid. Thành phố bị Thành Cát Tư Hán tấn công và phá hủy năm 1220. Những gì còn lại xứng đáng để du khách làm một chuyến ghé thăm Bost khi mà đường đi đến Lashkar Gah đã khá tốt.

H10-Afghanistan-7021-1393468902.jpg

Nếu là người yêu khảo cổ học và các di tích, bạn hẳn sẽ có ấn tượng với Bost. Ảnh: Wikimedia

The Khyber Pass – Ngọn đèo Khyber

Một trong những điểm đến nổi tiếng nhất là cung đường quanh co Khyber Pass nối đất nước với quốc gia Pakistan láng giềng.

Con đèo thường xuyên là lối giao thông quan trọng cho quân đội và những đoàn xe của thương lái buôn bán. Tuy vậy nó vẫn được coi là không an toàn với du khách. Tháng 2/2009, cây cầu chính trên trục đường đèo này đã bị đánh sập bởi lực lượng bị tình nghi là những người ủng hộ Taliban. Tuy vậy, nếu khi đã được đảm bảo an toàn, bạn chắc chắn không nên bỏ qua chuyến đi trên những khúc cua tay áo đong đầy cảm xúc.

Bên cạnh đó là Salang Pass, ngọn đèo cao gần 4.000 m so với mặt nước biển kết nối phía bắc đất nước (Mazar Sharif) với Kabul.

H11-Afghanistan-4070-1393468902.jpg

Một góc con đèo Khyber trên độ cao 4.000m. Ảnh Wikipedia

Ngắm nhìn những phong cảnh và di chỉ trên đất nước Trung Á nổi tiếng về bạo lực và khủng bố này, hẳn có khá nhiều người ngạc nhiên vì vẻ đẹp thiên nhiên và các công trình do bàn tay con người Afghan tạo nên. Nếu bạn quyết định dành những ngày nghỉ quý giá của mình để phiêu lưu ở Afghanistan, việc đầu tiên là nên mua một gói bảo hiểm thật lớn đồng thời cân nhắc hết sức cẩn thận trước khi quyết định lên đường.

Trên đây là những thông tin cần biết về tổng quan đất nước Afghanistan mà chúng tôi cung cấp để du khách tham khảo trước khi bắt đầu một chuyến đi đến Afghanistan. Chúc các bạn vui vẻ và có một chuyến đi đáng nhớ.