VISA ĐI MALI – Liên hệ 036 759 6889

MALI MIỄN VISA CHO QUỐC GIA NÀO ?

Mali - miễn thị thức

+ Công dân các quốc gia có tên trong danh sách dưới đây được miễn visa khi nhập cảnh vào Mali.

 Algeria

Gambia Ma Rốc
Andorra (không được liệt kê bởi IATA)  Ghana

 Niger

 Benin

 Guinea  Nigeria
 Burkina Faso  Guinea-Bissau

 Senegal

 Cameroon (chỉ đượ liệt kê bởi IATA)

 Liberia  Sierra Leone
 Cape Verde  Macau

 Togo

 Chad

 Mauritania  Tunisia
 Bờ biển ngà  Monaco (không được liệt kê bởi  IATA)

 UAE (chỉ đượ liệt kê bởi IATA)

+ Công dân Rwanda có thể xin visa tại cửa khẩu với thời hạn lên đến 3 tháng.

+ Công dân quốc gia Syria bị từ chối nhập cảnh và quá cảnh ngay cả khi không rời khỏi máy bay.

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Mali vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

VISA DU LỊCH MALI

Mali - Visa du lịch

Hồ sơ bao gồm:

1. Hộ chiếu gốc còn hạn 6 tháng

2. 2 ảnh kích cỡ hộ chiếu

3. 2 tờ khai xin visa

4. Giấy xác nhận tiêm sốt vàng da

5. Vé máy bay

6. Đặt phòng khách sạn

7. Lịch trình du lịch chi tiết

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Mali du lịch vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

VISA CÔNG TÁC MALI

Mali - visa công tác

Hồ sơ bao gồm:

1. Hộ chiếu, còn hạn ít nhất 6 tháng, còn tối thiểu 2 trang trống để dán visa

2. 2 tờ khai xin thị thực, điền đầy đủ thông tin, kèm theo chữ ký của đương đơn

3. 2 Ảnh kích cỡ hộ chiếu

4.  Thư mời từ đối tác bên Mali gửi về (kèm theo thông tin chi tiết của người được mời, thông tin địa chỉ chi tiết bên Mali, thông tin liên hệ, email, SĐT,..)

5. Xác nhận đặt phòng khách sạn

6. Xác nhận đặt vé máy bay khứ hồi

7. Chứng nhận tiêm chủng sốt vàng da.

* LƯU Ý:

– Hồ sơ nộp vào Sứ Quán phải là bản có dấu đỏ, được dịch, công chứng bằng tiếng Anh

– Đại Sứ Quán không hoàn lại phí thị thực, kể cả khi bị từ chối cấp visa

 

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Mali công tác vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

TỔNG QUAN ĐẤT NƯỚC MALI

1. Thông tin chung

Tên đầy đủ Cộng hòa Mali
Vị trí địa lý Nằm ở Đông Phi ,phía Tây Nam của Angieri
Diện tích Km2 124
Tài nguyên thiên nhiên Vàng, phôtphat, cao lanh, muối, đá vôi, uranium, đá hoa, thạch cao, thuỷ năng
Dân số (triệu người) 15.97
Cấu trúc dân số 0-14 tuổi: 47.7%
15-24 tuổi: 19%
25-54 tuổi: 26.6%
55-64 tuổi: 3.7%
Trên 65 tuổi: 3%
Tỷ lệ tăng dân số (%) 3.010
Dân tộc Người Mande(Bambara, Malinke, Soninke), Peul, Voltaic , Songhai , Tuareg và Moor, người dân tộc khác
Thủ đô Bamako
Quốc khánh 22/9/1960
Hệ thống pháp luật Dựa theo chế độ luật pháp của Pháp và tập quán
GDP (tỷ USD) 17.35
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) -4.5
GDP theo đầu người (USD) 1100
GDP theo cấu trúc ngành nông nghiệp: 36.9%
công nghiệp: 23.4%
dịch vụ: 39.7%
Lực lượng lao động (triệu) 3.241
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp nông nghiệp: 80%
công nghiệp và dịch vụ: 20%
Sản phẩm Nông nghiệp Bông, cây kê, gạo, ngô, rau, đậu phộng, bò, cừu, dê
Công nghiệp Chế biến thực phẩm, xây dựng, khai thác vàng và phốt phát
Xuất khẩu (triệu USD) 2557
Mặt hàng xuất khẩu Bông, vàng, thú nuôi
Đối tác xuất khẩu Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Băng la đét
Nhập khẩu (triệu USD) 3209
Mặt hàng nhập khẩu Dầu khí, máy móc và thiết bị, vật liệu xây dựng, thực phẩm, dệt may
Đối tác nhập khẩu Senegal, Pháp, Cote d’Ivoire, Trung Quốc

Nguồn: CIA 2013

2. Vị trí địa lý

Mali tên là nước Cộng hòa Mali, một quốc gia không có biển nằm ở Tây Phi, phần phía Bắc nằm sâu vào trung tâm của sa mạc Sahara, trong khi phần trung tâm nằm trong vùng Sahel, hơn một nửa đất nước này nằm ở Sa mạc.


Mali được giáp biên bởi Algeria ở phía bắc, Niger ở phía đông, Burkina Faso và Cote d’Ivoire ở phía nam, Guinea ở phía tây nam, và Senegal và Mauritania ở phía tây. Với diện tích 1.241.238 km², quốc gia này lớn gấp 3,5 lần Đức, hoặc nhỏ hơn một chút so với quy mô của bang Texas của Hoa Kỳ. Nằm ở trung tâm của đất nước là Núi Hombori Tondo, với độ cao 1155 m, đây là điểm cao nhất ở Mali. Khí hậu của Mali ôn hòa  đến khô cằn, nóng và khô.
3. Lịch sử
– Năm 1898, thực dân Pháp chiếm Mali làm thuộc địa. Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Mali nổi lên mạnh mẽ. Năm 1957, thực dân Pháp buộc phải trao quyền tự trị cho nhân dân Mali.
– Ngày 24/11/1958, Liên bang Mali (lúc đó bao gồm cả Sénégal, Burkina Faso, Bénin và Sudan thuộc Pháp – Soudan Francais) tuyên bố gia nhập khối cộng đồng Pháp. Một năm sau Burkina Faso và Bénin ra khỏi liên bang. Ngày 20/6/1960 Liên bang Mali tuyên bố độc lập trong khối cộng đồng Pháp. Ngày 20/8/1960 Sénégal tách khỏi liên bang. Một tháng sau 22/9/1960, Sudan cũng tách ra và tuyên bố độc lập, lấy tên là Mali và ông Modibo Keita trở thành Tổng thống đầu tiên.
– Ngày 19/11/1968, Moussa Traoré làm đảo chính lật đổ Keita, lên làm Tổng thống. Ngày 26/3/1991 chính quyền Moussa Traoré bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự do Trung tá Ahmed Tidiane Touré đứng đầu, đất nước bước vào thời kỳ chuyển tiếp chế độ. Tháng 4/1992, ông Alpha Oumar Konaré, ứng cử viên của Liên minh dân chủ Mali được bầu làm Tổng thống với 69% số phiếu bầu. Ngày 5/5/1997, ông Konaré tái đắc cử Tổng thống lần hai. Tháng 5/2002, ông Amadou Toumani Touré, người đã lên nắm quyền năm 1991 bằng đảo chính, được bầu làm Tổng thống.

4. Kinh tế

Công nghiệp chiếm 17%, nông nghiệp: 49% và dịch vụ: 34% GDP.

Ma-li là một trong những nước nghèo nhất thế giới, 72% dân sống bằng nghề nông.

Nạn hạn hạn trong các thập kỷ 70 và 80 làm giảm sút nghiêm trọng đàn gia súc của Ma-li. Chỉ 1/5 đất đai của Ma-li có thể trồng trọt được. Các cây trồng chủ yếu là lúa, kê và lúa miến dùng cho tiêu thụ trong nước và bông cho xuất khẩu. Công nghiệp hết sức yếu kém, chỉ vài ngành công nghiệp chế biến và hàng tiêu dùng,khai thác vàng. GDP bình quân đầu người đạt 250 USD; điện năng sản xuất đạt 288 triệu kWh, tiêu thụ 288 triệu kWh. Xuất khẩu đạt 590 USD, nhập khẩu: 600 triệu USD; nợ nước ngoài: 3,1 tỷ USD.

5. Văn hóa – xã hội

Số người biết đọc, biết viết đạt 31%; nam: 35,9%; nữ: 23,1%.

Giáo dục kém phát triển, nhất là ở nông thôn. Có một số trường công, trường của người nước ngoài và của tôn giáo. Không có trường đào tạo nghề.

Cứ 20.000 người dân mới có một bác sĩ. Chăm sóc sứckhoẻ cho cộng đồng còn rất kém, bệnh tật, nhất là các bệnh sốt rét, cúm, đường ruột…khá phổ biến.

Tuổi thọ trung bình đạt 47,5 tuổi; nam: 46,09; nữ: 48,96 tuổi.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí Thủ đôCó nhiều danh thắng, sông Ni-giê, sa mạc Xa-ha-ra, những di tích lịch sử xứ Xu đăng – Ma-li thời Trung cổ ở Tim-béc-tu