Visa Tây Tạng – Liên hệ 036 759 6889

1.    Hộ chiếu còn hạn trên 6 tháng
2.    Danh sách tên tuổi như trong hộ chiếu
3.    Scan mặt hộ chiếu
4.    Scan visa đi Trung Quốc
5.    Yêu cầu cung cấp cho du lịch Vietnam-legal.com trước  25 ngày khởi hành.

Để được cấp visa du lịch Tây Tạng, ngoài visa Trung quốc,  tất cả công dân mang quốc tịch Việt Nam hoặc công dân nước ngoài tại Việt Nam đều cần có giấy phép. Có 3 loại giấy phép khác nhau khi du lịch Tây Tạng phụ thuộc vào khu vực mà khách du lịch muốn ghé thăm trong Tây Tạng:
Giấy phép vào Tây Tạng:  do tổng cục du lịch Tây Tạng phát hành. Nếu bạn vào Tây Tạng bằng đường không, bạn cần lấy được giấy phép này trước thì hãng hàng không mới có thể xuất vé. Nếu đi bằng đường bộ thì bạn phải xuất trình giáy phép này tại cửa khẩu Tây Tạng.
• Chi phí trung bình cho loại giấy phép này từ 50-70 đô la Mỹ
• Chú ý rằng mỗi giấy phép vào Tây Tạng đều có 2 trang, thiếu bất kỳ trang nào giấy phép sẽ mất giá trị.
Giấy phép đi du lịch Tây Tạng do an ninh du lịch cấp. Giấy phép này cho phép bạn đi ra ngoài phạm vi Lhasa như Xigatse và Ali.
Giấy phép vào khu vực cấm do quân đội cấp, dùng để vào các khu đóng như Mt.Kailash. Loại này chỉ được cấp trong những trường hợp rất đặc biệt và thường mất vài ngày.

Visa Tây Tạng

Visa Tây Tạng

Nằm ở độ cao trung bình 4200m so với mực nước biển, đường xá đi lại phức tạp, địa hình hiểm trở, không khí loãng, tình hình an ninh chưa được ổn định nhưng bù lại, vùng đất Tây Tạng huyền bí có những điều thú vị đáng để khám phá. Mỗi năm, có hàng ngàn du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ tới Tây Tạng.

Bầu trời Tây Tạng xanh thăm thẳm

Hiện nay ở Việt Nam, du lịch Tây Tạng là một tour rất ít công ty lữ hành tổ chức, ít người đi, thủ tục phức tạp  chi phí cao, đặc biệt là vấn đề  sức khỏe của du khách và không phải ai cũng có điều kiện đi được nhất là tự mình tổ chức. Vậy để khám phá miền đất Tây Tạng, bạn nên tích cho mình những kinh nghiệm cần thiết cho chuyến đi này.Đôi Nét Về Tây TạngTây Tạng hiện là khu tự trị của Trung Quốc. Có bốn tuyến vào được Tây Tạng là: Thanh Tạng, Xuyên Tạng, Điền Tạng (từ hai địa điểm này trèo lên cao nguyên với độ cao vài ngàn mét nguy hiểm nhưng nhiều cảnh đẹp) và Tân Tạng (vô cùng gian khổ, nguy hiểm nhưng phong cảnh tuyệt đẹp).
Thủ Tục Xin VisaTây Tạng là khu tự trị nên ngoài phải xin visa Trung Quốc còn phải xin thông hành riêng do đại sứ quán cấp riêng vào Tây Tạng.Bạn nên đặt tour ở một công ty du lịch tại Trung Quốc để làm thủ tục để nhập cảnh vào Tây Tạng, đảm bảo các dịch vụ an toàn đặc biệt và an toàn về sức khỏe, và có hướng dẫn viên người địa phương. Nếu đặt các công ty du lịch, họ sẽ chuẩn bị luôn cho khách bình dưỡng khí, oxy dự phòng. Ở Lhasa có rất nhiều công ty tour ngay ở sân bay đã có quảng cáo và giới thiệu.Đi khi nào?

Nằm trên dãy Hymalaya với độ cao trung bình khoảng 4.900m, Tây Tạng được xem là “nóc nhà của thế giới” với những ngọn núi cao sừng sững phủ băng tuyết quanh năm.

Mùa xuân và hè là thời gian thích hợp nhất cho du lịch hành hương và tham quan Tây Tạng, bởi mùa đông nhiệt độ của miền đất này có thể xuống âm vài chục độ. Thời gian này cũng là mùa lễ hội của Tây Tạng, người hành hương từ khắp nơi tề tựu về đây, trong bầu không khí lễ hội đầy màu sắc.

Phương tiện đến và di chuyển:

Có 3 cách để đến Tây Tạng theo đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Tuy nhiên, đường bộ thì hầu như ít có du khách nào đi, kể cả người Trung Quốc. Đi đường sắt thì phải đi đến ga Bắc Kinh  hoặc ga Thanh Hải. Mất rất nhiều thời gian và tiền bạc.

Còn nếu đi đường hàng không bạn có thể qua hãng Air China có đại diện ở Việt Nam đặt vé từ chặng trước. Nếu bạn ở TP. Hồ Chí Minh có thể đặt vé chặng Hồ Chí Minh – Nam Ninh. Nếu bạn ở  Hà Nội bạn có thể đi xe bus lên  Lạng Sơn qua cửa khẩu Hữu Nghị, hoặc tàu Liên Vận sang TP. Nam Ninh

Từ Nam Ninh, đáp máy bay sau 2 giờ bay đoàn có mặt ở sân bay  Thành Đô –  Tỉnh Tứ Xuyên tùy theo các chuyến bay bạn có thể phải ngủ qua đêm mới có máy bay tới TP.  Lhasa .

Ở thủ đô Lhasa bạn có thể di chuyển bằng đi bộ, xe máy kiểu tuk tuk bên Thái Lan hoặc taxi với giá 10 tệ một lần. Còn những điểm du lịch ngoài Lhasa chúng ta phải di chuyển bằng xe bus mất rất nhiều thời gian.

Lưu ý:
Tây Tạng là vùng đất có khí áp thấp, mật độ không khí loãng hơn so với vùng đồng bằng từ 25 đến 30% vì vậy, Bạn nên đi lên Tây Tạng bằng xe lửa để quen dần độ cao và sự loãng khí. Khi đi xuống bạn có thể đi bằng máy bay. Những người có sức khỏe yếu như huyết áp thấp hoặc có những bệnh về tim mạch nên từ bỏ ngay ý định chinh phục Tây Tạng.

Lhasa ở độ cao 3800m khi xuống tới sân bay bạn có thể cảm thấy rất khó thở, không nên đi nhanh  nói nhiều. Ở sân bay, có bán các bình oxi bạn nên dùng khi cảm thấy khó thở. Thông thường bạn phải nghỉ ngơi 1 ngày đêm cho quen môi trường rồi mới đi thăm quan. Buổi tối ta thường thấy đau đầu khó ngủ, sau từ 3-4  ngày hiện tượng đó sẽ bớt dần.

Đồ đạc mang theo

Bạn phải chuẩn bị quần áo ấm loại hai lớp có thể chống thấm nước, nếu đi vào mùa đông thì phải mang theo giày lội tuyết. Nên mang giày thể thao, ưu tiên nhẹ và thoáng khí, mua một ba lô nhỏ đựng vật dụng thiết yếu theo người (nên mua loại có khe thoát khí ở lưng), một túi to hoặc vali đựng tất cả những thứ khác còn lại.

Khi thăm các điểm du lịch ở Tây Tạng, bạn nên mang theo một bình đựng nước ấm – không nên uống nước lạnh, mang theo trà gừng để uống nhằm chống cảm, tăng nhiệt lượng rất tốt.
Điểm tham quan

– Cung điện Potala: theo tiếng Sankrit nghĩa là Cung điện của Bồ Tát. Đây là nơi ở và làm việc của các vị Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng. (Thăm quan cung điện Potala phải đăng ký hẹn giờ trước. Họ kiểm tra an ninh như ở sân bay.)

– Chùa Đại Chiêu (Jokhang): được xây dựng từ năm 693, nằm ngay tại trung tâm thành phố Lhasa có khu vườn rộng 25.000m2 và 370 phòng. Đây vừa là ngôi chùa cổ, vừa là tu viện nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng.

– Tu viện Dzongchen – “cõi Phật” thuần khiết: 1 trong 6 tu viện lớn theo truyền thống Phật giáo nguyên thủy ở Tây Tạng.

– Nên dành thời gian xem biểu diễn nghệ thuật, đó là một chương trình rất hay và độc đáo.

Chú ý :

-Không chụp ảnh nhân viên an ninh, quân đội. Trong hầu hết các các nơi thăm quan chụp ảnh thường phải trả tiền từ 20 -50 Tệ.

– Không nên vào các ngõ phố nhỏ nếu không có hướng dẫn viên đi cùng, tránh hỏi những vấn đề tôn giáo nhạy cảm.

– Mua bán hàng lưu niệm có thể mặc cả, có ý định mua thì hãy hỏi, hỏi mà không rất mua dễ gây mâu thuẫn.

– Nên đổi tiền Tệ ở Việt Nam, bên đó đổi từ USD không có lợi , có thể tiêu bằng thẻ Visa nhưng tương đối khó .

– Thức ăn ở Tây Tạng tương đối giống ở Trung Quốc. Đồ ăn của người Tạng rất khó ăn. Dù vậy  bạn cũng nên ăn thử cho biết.

Hiện ở Việt Nam có một số công ty tổ chức tour đi Tây Tạng, nếu các bạn có nhu cầu có thể tham khảo chương trình và đặt tour từ VN để chuyến đi an toàn cho cá nhân và người thân.

Nguồn: Tham khảo tại Yeuthichdulich và Internet

KẾT QUẢ VISA CÔNG TÁC ẤN ĐỘ, NHẬP CẢNH THÁNG 9 NĂM 2019

KẾT QUẢ VISA CÔNG TÁC ẤN ĐỘ, NHẬP CẢNH THÁNG 9 NĂM 2019

Ấn Độ trải qua ít nhất ba mùa một năm: mùa hè, mùa mưa (hay gió mùa) và mùa đông (nhiệt độ cũng không thấp lắm ở vùng phía Nam nhiệt đới). Miền Bắc chịu một vài đỉnh điểm nắng nóng vào mùa hè và lạnh giá vào mùa đông, nhưng ngoại trừ khu vực dãy núi Himalaya ra thì hầu như không có tuyết....

Read More


Page 53 of 137« First...102030...5152535455...607080...Last »