VISA ĐI ARMENIA – Liên hệ 0367 59 6889

VISA ĐI ARMENIA

Armenia visa - visa đi Armenia

Hồ sơ  xin thị thực Armenia bao gồm các loại giấy tờ sau: 

– Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng, còn tối thiểu 2 trang trống

– Ảnh hộ chiếu kích cỡ 3,5 x 4,5cm (chụp không quá 3 tháng)

– Tờ khai xin thị thực điền đầy đủ thông tin, viết bằng chữ in hoa, có chữ ký của đương đơn

– Các giấy tờ cá nhân: giấy khai sinh/ sổ hộ khẩu/ giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân như đăng ký kết hôn, chứng nhận ly hôn, chứng nhận độc thân

– Giấy tờ công việc: Hợp đồng lao động/ Quyết định cử đi công tác

– Thư mời nêu rõ thời gian của chuyến đi, lịch trình công tác hoặc du lịch cụ thể, ai là người chi trả cho chuyến đi.

– Thông tin đặt vé máy bay khứ hồi

– Thông tin đặt phòng khách sạn hoặc thông tin về nơi ở trong quá trình lưu trú tại Armenia.

– Bảo hiểm du lịch Toàn Cầu

– Biên lai thanh toán lệ phí cấp thị thực.

– Thông tin để điền tờ khai xin thị thực

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Armenia vui lòng liên hệ Vietnam_legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

ARMENIA MIỄN VISA CHO NƯỚC NÀO?

Armenia - MIỄN THỊ THỰC ARMENIA

Công dân của các nước dưới đây với tất cả các loại hộ chiếu không cần xin thị thực để đến Armenia. Họ có thể ở lại Armenia không quá 180 ngày một năm.

Principality of Andorra  Iceland Republic of Poland
Republic of Austria Republic of Ireland Republic of Portugal
Commonwealth of Australia Republic of Italy State of Qatar
Kingdom of Belgium Japan Republic of Romania
Republic of Bulgaria Republic of Korea Republic of San Marino
Republic of Croatia Republic of Latvia Republic of Singaporе
Republic of Cyprus The Principality of Liechtenstein Slovak Republic
Czech Republic Republic of Lithuania Republic of Slovenia
Kingdom of Denmark Grand Duchy of Luxembourg Kingdom of Spain
Republic of Estonia Republic of Malta Kingdom of Sweden
Republic of Finland  Principality of Monaco Swiss Confederation
Republic of France Montenegro Vatican City State
Federal Republic of Germany The Netherlands  United Arab Emirates
Republic of Greece New Zealand  United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland
Hungary Kingdom of Norway United States of America

 

Danh sách các quốc gia mà công dân có hộ chiếu phổ thông có thể xin cấp thi thực tai sân bay ở Armenia:

Republic of Albania Antigua and Barbuda Brunei The Commonwealth of Dominica
Commonwealth of the Bahamas Canada Dominican Republic
Kingdom of Bahrain Kingdom of Cambodia Republic of Ecuador
Barbados Republic of Chile Republic of El Salvador
Belize Republic of Colombia Republic of Fiji
Kingdom of Bhutan Republic of Costa Rica Republic of Maldives
Plurinational State of Bolivia Republic of Cuba Sovereign Military Order of Malta
Bosnia and Herzegovina People’s Republic of China Republic of the Marshall Islands
United Mexican States Grenada Hong Kong Special Administrative Region of the People’s Republic of China
Mongolia Republic of Guatemala Republic of Indonesia
Republic of the Union of Myanmar Co-operative Republic of Guyana Republic of India
Republic of Nauru Republic of Haiti State of Israel
Republic of Nicaragua Republic of Honduras Hashemite Kingdom of Jordan
Sultanate of Oman Jamaica Republic of Kiribati
Republic of Palau Democratic People’s Republic of Korea /North Korea Lao People’s Democratic Republic /Laos
Republic of Panama State of Kuwait Lebanese Republic
Independent State of Papua New Guinea The Former Yugoslav Republic of Macedonia Malaysia
Republic of Paraguay Saint Vincent and the Grenadines Independent State of Samoa
Republic of Peru Republic of Serbia Solomon Islands
Republic of the Philippines Republic of South Africa Republic of Suriname
Federation of Saint Kitts and Nevis Taiwan Kingdom of Thailand
Saint Lucia Democratic Republic of Timor-Leste Kingdom of Tonga
Republic of Trinidad and Tobago Republic of Turkey Turkmenistan
Tuvalu Republic of Vanuatu Bolivarian Republic of Venezuela

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Armenia vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

TỔNG QUAN VỀ ARMENIA

Kinh nghiệm du lịch Armenia giá rẻ tự túc  Kinh nghiệm du lịch Armenia giá rẻ tự túc armenia

1. Thông tin chung

Tên đầy đủ Cộng hòa Acmenia
Vị trí địa lý ThuộcTây Nam Á, phía đông của Thổ Nhĩ Kỳ
Diện tích Km2 29,800
Tài nguyên thiên nhiên Một lượng nhỏ vàng, đồng, kẽm, boxit, Molipden
Dân số (triệu người) 2.97
Cấu trúc dân số 0-14 tuổi: 17.3%
15-24 tuổi: 17.7%
25-54 tuổi: 46%
55-64 tuổi: 9.2%
Trên 65 tuổi: 9.8%
Tỷ lệ tăng dân số (%) 0.107
Dân tộc Armenian 97.9%, Yezidi (Kurd) 1.3%, Russian 0.5%, khác 0.3%
Thủ đô Yerevan
Quốc khánh 21/91991
Hệ thống pháp luật Dựa trên cơ sở hệ thống luật dân sự
GDP (tỷ USD) 18.95
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) 3.8
GDP theo đầu người (USD) 5600
GDP theo cấu trúc ngành nông nghiệp: 19.2%
công nghiệp: 40.8%
dịch vụ: 40%
Lực lượng lao động (triệu) 1.19
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp nông nghiệp: 44.2%
công nghiệp: 16.8%
dịch vụ: 39%
Sản phẩm Nông nghiệp Hoa quả (đặc biệt là nho), rau, gia súc
Công nghiệp chế tác kim cương, máy công cụ cắt kim loại, máy rèn ép, động cơ điện, lốp xe, dệt kim, giày dép, vải lụa, hóa chất, xe tải, thực phẩm chế biến …
Xuất khẩu (triệu USD) 1495
Mặt hàng xuất khẩu gang, đồng nguyên chất, kim loại màu, kim cương, các sản phẩm khoáng sản, thực phẩm, năng lượng
Đối tác xuất khẩu Nga, Đức, Bungari, Hà Lan, Iran, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Bỉ, Canada, Georgia
Nhập khẩu (triệu USD) 3269
Mặt hàng nhập khẩu Khí tự nhiên, dầu khí, sản phẩm thuốc lá, thực phẩm, kim cương
Đối tác nhập khẩu Nga, Trung Quốc, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Iran, Italia

Nguồn: CIA 2013

2. Vị trí địa lí, khí hậu

* Địa lý:  Ác-mê-ni nằm Ở khu vực trung-tây Á (vùng Cáp-ca-dơ). Toàn bộ lãnh thổ của Ác- mê-ni là núi. Chỉ có 10% diện tích thấp hơn 1000m. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh A-ra-rát, 4090m Hồ Sê-van, 1400 km2

* Khí hậu: Khí hậu lục địa khô với nhưng thay đổi mang tính địa phương, theo độ cao và theo.vùng, mùa hè nóng (tháng Bảy 20-250C), mùa đông lạnh (tháng Giêng 50C), lượng mưa trung bình 200-400mm, thường xảy ra hạn hán và động đất.

3. Kinh tế

Cho tới khi độc lập, kinh tế Armenia chủ yếu dựa trên công nghiệp với các sản phẩm hóa chất, điện tử, máy móc, thực phẩm chế biến, cao su nhân tạo, và dệt may và dựa nhiều vào các nguồn tài nguyên từ bên ngoài. Nông nghiệp chiếm khoảng 20% sản phẩm thực và 10% nhân công trước khi Liên bang Xô viết tan rã năm 1991. Các sản phẩm mỏ Armenia là đồng, kẽm, vàng, và chì. Đại đa số năng lượng có từ nguồn nhiên liệu nhập khẩu từ Nga, gồm khí đốt và nhiên liệu hạt nhân (với một nhà máy điện hạt nhân); nguồn năng lượng chủ yếu trong nước là thủy điện. Một lượng nhỏ than, khí đốt, và dầu mỏ vẫn chưa được khai thác.

Tương tự như các quốc gia mới độc lập từ Liên bang Xô viết cũ khác, kinh tế Armenia phải đương đầu với di sản của một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và sự tan vỡ của thị trường thương mại Xô viết truyền thống. Đầu tư và hỗ trợ của Xô viết vào ngành công nghiệp Armenia bị mất, vì thế chỉ một ít doanh nghiệp lớn chủ chốt còn hoạt động. Ngoài ra, những hậu quả của trận động đất Spitak năm 1988, giết hại hơn 25.000 người và khiến 500.000 người mất nhà cửa vẫn còn đó. Cuộc xung đột với Azerbaijan về vùng Nagorno-Karabakh vẫn chưa được giải quyết. Sự đóng cửa biên giới với Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến nền kinh tế bị suy sụp, bởi Armenia phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thô và năng lượng từ bên ngoài. Những con đường bộ qua Gruzia và Iran không đầy đủ và không đáng tin cậy. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm gần 60% từ năm 1989 tới năm 1992–1993. Đồng tiền tệ quốc gia, đồng dram, bị siêu lạm phát trong những năm đầu tiên sau khi được đưa vào lưu hành năm 1993.

Tuy thế, chính phủ vẫn đưa ra được những cuộc cải cách kinh tế ở quy mô lớn, làm giảm đáng kể nạn lạm phát và ổn định tăng trưởng. Cuộc ngừng bắn năm 1994 cho cuộc xung đột Nagorno-Karabakh cũng giúp nền kinh tế. Armenia đã đạt tăng trưởng kinh tế mạnh từ năm 1995, một bước ngoặt so với giai đoạn trước đó, và lạm phát đã ở mức chấp nhận được trong những năm tiếp theo. Những lĩnh vực mới, như gia công đá quý và chế tạo đồ kim hoàn, công nghệ thông tin và công nghệ viễn thông, và thậm chí cả du lịch đang bắt đầu có đóng góp vào nền kinh tế bên cạnh các lĩnh vực truyền thống như nông nghiệp.

Sự tăng trưởng kinh tế ổn định đã giúp Armenia nhận được thêm sự giúp đỡ từ các định chế quốc tế. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD), cùng nhiều định chế tài chính quốc tế khác (IFIs) và nước ngoài đã kéo dài thời hạn trả nợ cũng như cung cấp cho nước này nhiều khoản vay lớn. Từ năm 1993 những khoản cho vay từ Hoa Kỳ đã vượt $1.1 tỷ. Những khoản cho vay đó chủ yếu nhắm mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách, ổn định tiền tệ; phát triển doanh nghiệp tư nhân; lĩnh vực năng lượng; nông nghiệp, chế biến thực phẩm, vận tải và sức khỏe cùng giáo dục; và việc tái thiết đang diễn ra tại các vùng đã phải chịu ảnh hưởng trận động đất. Chính phủ đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới ngày 5 tháng 2 năm 2003. Nhưng một trong những nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài chính chính là cộng đồng Do Thái Armenia, với những khoản tiền lớn cho việc tái thiết cơ sở hạ tầng và các dự án công cộng. Là một quốc gia dân chủ đang phát triển, Armenia cũng hy vọng có được thêm viện trợ tài chính từ phương Tây.

Một luật tự do đầu tư nước ngoài đã được thông qua tháng 6 năm 1994, và Luật về Tư nhân hóa được thông qua năm 1997, cũng như một chương trình tư nhân hóa các tài sản nhà nước. Tương lai phát triển sẽ phụ thuộc vào khả năng của chính phủ trong việc tăng cường quản lý kinh tế vi mộ, gồm cả tăng nguồn thu, cải thiện môi trường đầu tư, và chiến đấu chống tham nhũng.

Năm 2006 Chỉ số Tự do Kinh tế của Armenia xếp hạng 27, tương đương Nhật Bản và đứng trước các nước như Na Uy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Italia. Tuy nhiên, Armenia bị xếp hạng rất thấp về quyền sở hữu, tồi hơn các nước như Botswana và Trinidad và Tobago.

Năm 2005 Chỉ số Minh bạch Tham nhũng Quốc tế xếp hạng Armenia thứ 88, tham nhũng nghiêm trọng.

Tính đến năm 2016, GDP của Armenia đạt 10.754 USD, đứng thứ 131 thế giới và đứng thứ 40 châu Âu.

4. Văn hóa, xã hội

Người biết đọc biết viết chiếm 99%, nam: trên 99%, nữ trên 98%.

Tuổỉ thọ trung bình đạt 66,4 tuổi, nam: 61,98, nữ 71,04 tuổi.

Lòng mến khách của người Armenia đã trở thành truyền thuyết và bắt nguồn từ truyền thống cổ. Những cuộc tụ họp xã hội đều diễn ra quanh những bàn ăn với nhiều món thực phẩm theo mùa xa hoa, chuẩn bị công phu, lần lượt được phục vụ (nhưng không cay). Các vị chủ nhà thường đặt thức ăn trên chiếc đĩa của khách bất kỳ khi nào nó rỗng hay rót đầy cốc khi chúng sắp cạn. Sau một hay hai phần mời mọc, hành động từ chối một cách lịch thiệp hay, đơn giản hơn, chỉ cần để lại một miếng nhỏ thức ăn, là có thể chấp nhận được. Các loại rượu như cognac, vodka, và rượu vvang đỏ thường được dùng tại các bữa tiệc và những dịp hội họp. Hiếm khi hay không bao giờ một người khách vào trong một ngôi nhà người Armenia mà không được mời cà phê, bánh nướng, thức ăn, hay thậm chí là nước.

Những lễ cưới thường khá cầu kỳ và vương giả. Quá trình cưới hỏi bắt đầu khi người nam và nữ “hứa hôn”. Người lớn tuổi phía người nam (Bố mẹ, ông bà, và thường cả Cô và Bác) sang nhà người nữ để xin phép cha cô cho mối quan hệ được tiếp tục và hy vọng một tương lai tươi sáng. Khi cha cô gái đã cho phép, người nam trao cho nữ một “nhẫn hứa hôn” để chính thức hóa công việc. Để kỷ niệm sự đồng thuận của hai gia đình, gia đình người nữ mở một chai cognac Armenia. Sau khi đã hứa hôn, đa số các gia đình đều tổ chức một buổi tiệc hứa hôn khá lớn. Gia đình nhà gái là bên sắp đặt kế hoạch, tổ chức và chi trả chi phí. Gia đình nam rất ít tham dự vào việc này. Trong buổi tiệc, một linh mục được mời tới để cầu nguyện và chúc phúc cho họ. Khi những lời cầu nguyện kết thúc, hai người quấn những dải băng hôn lễ lên tay phải của nhau (nhẫn bị tháo khỏi tay phải khi buổi lễ kết hôn chính thức được nhà thờ Armenia tổ chức). Khoảng thời gian chờ đợi lễ cưới chính thức theo thông lệ là một năm. Không giống như trong các nền văn hóa khác, người nam và gia đình mình không phải trả chi phí buổi lễ. Quá trình sắp đặt kế hoạch và tổ chức thường do nhà gái đảm nhiệm, chú rể chỉ cần tới hiện diện.

Phòng tranh Nghệ thuật Quốc gia tại Yerevan có hơn 16.000 tác phẩm bắt đầu từ Thời Trung Cổ. Nơi đây cũng lưu giữ nhiều tác phẩm của các bậc thầy Châu Âu. Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, Phòng tranh Trẻ em, và Bảo tàng Martiros Saryan chỉ là một trong những nơi sở hữu nhiều bộ sưu tập nghệ thuật có giá trị đang trưng bày tại Yerevan. Hơn nữa, nhiều phòng tranh tư nhân cũng đang hoạt động, nhiều phòng khác được khai trương hàng năm. Nơi đây thường tổ chức các cuộc triển lãm và bán tranh.

Dàn nhạc Giao hưởng Armenia ở mức trình độ quốc tế thường biểu diễn tại Nhà hát thành phố đã được sửa chữa rất đẹp. Ngoài ra, nhiều nhóm trình diễn khác cũng được đánh giá rất cao về trình độ nhạc sĩ, như Nhà hát Giao hưởng Quốc gia Armenia và Dàn nhạc Giao hưởng Serenade. Âm nhạc cổ điển được biểu diễn tại nhiều thính phòng nhỏ hơn, gồm Trường nhạc Quốc gia và Phòng giao hưởng. Nhạc Jazz khá phổ thông, đặc biệt vào mùa hè khi các buổi trình diễn trực tiếp thường được tổ chức tại nhiều quán café ngoài trời trong thành phố.

Vernisage tại Yerevan (thị trường nghệ thuật và thủ công), gần Quảng trường Cộng hoà, luôn rộn rã với hàng trăm người bán các mặt hàng thủ công, nhiều tác phẩm thực sự khéo léo, vào những ngày cuối tuần và thứ tư. Nơi đây có bán đồ khắc gỗ, đồ cổ, đăng ten, và những tấm thảm dệt tay cùng kilim là một đặc sản vùng Kavkaz. Đá Obsidian, có tại địa phương, được khảm vào nhiều đồ trang trí và trang sức. Nghề kim hoàn Armenia có một truyền thống lâu dài và riêng biệt, một khu vực riêng trong chợ được dành cho những bộ sưu tập đồ vàng. Những kỷ vật thời Xô viết và đồ lưu niệm sản xuất gần đây tại Nga như con materiosca (búp bê gỗ) đồng hồ, hộp men và nhiều thứ khác, cũng hiện diện tại Vernisage.

Phía bên kia Nhà hát thành phố là một khu chợ nghệ thuật đông người khác, họp vào dịp cuối tuần. Lịch sử lâu dài của Armenia trên ngã tư đường của các đế chế cổ đại khiến nơi đây trở thành địa điểm tuyệt vời để khám phá những đồ khảo cổ. Các di chỉ khảo cổ Thời Trung Cổ, Thời đồ sắt, Thời đồ đồng và thậm chí Thời đồ đá chỉ cách thành phố vài giờ đi xe. Đa số chúng vẫn ở tình trạng chưa được khám phá, mang lại cho du khách cơ hội tham quan những nhờ thờ, những pháo đài hãy còn ở tình trạng nguyên bản.

Đại học Mỹ tại Armenia cung cấp nhiều khóa về Kinh doanh và Luật. Đại học này được thành lập nhờ những nỗ lực của cả Chính phủ Mỹ, Liên minh Từ thiện Armenia, USAID, và Khoa Luật Boalt tại Đại học California, Berkeley.

Các chương trình mở rộng và tủ sách tại AUA trở thành một địa chỉ mới cho giới trí thức thành phố. Nhiều doanh nhân trẻ thành đạt tại Armenia từng tốt nghiệp từ trường này.

 

5. Ngôn ngữ

Người Armenia có bảng chữ cái và ngôn ngữ riêng biệt và độc đáo. Những chữ cái được Mesrob Mashdots sáng tạo và gồm 36 chữ. 96% dân số trong nước nói tiếng Armenia, tuy 75.8% dân số còn sử dụng các ngôn ngữ khác như tiếng Nga kết quả của chính sách phổ biến tiếng Nga thời Xô viết. Tỷ lệ biết chữ ở người trưởng thành tại Armenia là 99%. Đa số người trưởng thành tại Yerevan có thể sử dụng tiếng Nga, tuy tiếng Anh cũng đang ngày càng phổ biến.

6. Ẩm thực

Bánh Lavash, món bánh truyền thống được làm thủ công của Cộng hòa Armenia. Chỉ bao gồm thành phần là bột rồi nướng lên nhưng nét độc đáo trong kĩ thuật làm bánh lại khiến chúng trở thành một biểu tượng của ẩm thực ở đất nước này. Lavash là loại bánh mì mỏng với nguyên liệu chính là bột, nước và muối. Khi bột được nhào đến độ dẻo dai thì người thợ sẽ cán thật mỏng chúng trên mặt phẳng. Dần dần những chiếc bánh mỏng, dẹt được tạo ra nhưng muốn cho vào lò nướng thì trước đó chúng phải trải qua màn “múa bột” đầy điêu luyện để tạo nên độ mịn và đều bột cho bánh. Điều thú vị trong công đoạn làm ra những chiếc Lavash chính là lò nướng. Yêu cầu để bánh chín đều thì lò nướng phải thật to và sâu lòng. Độc đáo nhất là bánh không nướng trên vỉ như kiểu thông thường mà phải tráng chúng vào thành lò. Có lẽ phương pháp truyền thống này sẽ giúp bánh nhận hơi nóng từ lò và không bị cháy xém cạnh.

 

Không chỉ là món bánh phổ biến ở Cộng hòa Armenia, Lavash còn được ưa chuộng ở Thổ Nhĩ Kỳ, Iran. Bên cạnh là một biểu tượng của nền ẩm thực nước này thì Lavash thậm chí còn được vinh dự góp mặt vào danh sách đại diện văn hóa độc đáo tại đây.

Bàn tiệc đón năm mới của người Armenia gồm một số món khai vị bánh kẹo và hoa quả. Thú ẩm thực của người Armenia khác những nơi khác bởi sự phong phú về màu sắc của các món thịt. Món chính trên bàn tiệc là dăm bông thịt lợn ướp với nhiều loại gia vị đặc trưng như tỏi, lá vang, ớt tiêu cay và ớt đỏ, gà tây nướng với táo đỏ trong lò.

ẩm thực armenia

Thú ẩm thực của người Armenia khác những nơi khác bởi sự phong phú về màu sắc của các món thịt – Ảnh: fischer-wieser

7. Cảnh quan du lịch

Armenia là một vùng đất cổ xưa và huyền bí, một đất nước vẫn chưa bị ngập tràn bởi làn sóng du lịch, song du khách đã từng ghé thăm hẳn sẽ bất ngờ trước vẻ đẹp xinh đẹp của đất nước này. Thủ đô Yerevan hiện đại hơn nhiều so với những gì mọi người hình dung. Đường phố, khu dân cư và công trình công cộng được quy hoạch chỉn chu, bài bản. Trước các cửa hàng sang trọng là hàng dài những chiếc xe hơi đắt tiền phô bày sự giàu có của một tầng lớp trung lưu mới. Thành phố êm đềm và tươi tắn với nhà hàng, quán cà phê đầy hoa. Đặc biệt phụ nữ ở đây nhìn rất thu hút với cặp mắt to đen, nụ cười rạng rỡ và dáng vẻ quyến rũ trong những trang phục thanh lịch. Sự hiếu khách chân thành của người Armenia có thể tìm thấy ở bất cứ đâu. Khi đi qua khu chợ chuyên bán trái cây, có đặc sản là trái cây sấy khô và trái cây muối, bạn sẽ được các bà các chị niềm nở tặng nào mận, nào táo… để ăn thử.

Điểm dừng chân đầu tiên là đền Garni – ngôi đền lâu đời và được lưu giữ tốt nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc gây dựng đất nước Armenia. Ngôi đền nằm ở rìa của vách đá hình tam giác và là một phần của pháo đài Garni. Khi bước chân vào cổng, một kiến trúc quen thuộc đập vào mắt khiến chúng tôi nghĩ mình đang ở Hy Lạp. Trên bục cao, một tòa nhà hình chữ nhật xuất hiện, với sáu cột đá ở bên ngắn và tám cột bên dài, bánh xe nước hình tam giác với phù điêu trang trí như đền Parthenon thu nhỏ. Hai mươi bốn cột đá tượng trưng cho 24 giờ trong ngày. Đến gần khối kiến trúc hai ngàn năm tuổi này du khách nào cũng dễ nhận ra các cột đá bazan ở đây sẫm màu hơn các cột đá cẩm thạch trắng ở Hy Lạp. Niên đại của ngôi đền này vẫn còn tranh cãi, nhưng nhiều người tin rằng được vua Trdat I xây dựng vào thế kỷ thứ II. Sau khi Armenia du nhập Kitô giáo, ngôi đền này trở thành cung điện mùa hè của vua Trdat III. Đền bị các trận động đất phá hủy vào năm 1679 và được khôi phục lại vào năm 1930. Một số người khác lại tin rằng đây là ngôi đền thờ thần Mặt trời Mithra – biểu tượng của ánh sáng và sự thật. Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra dấu tích của một thị trấn ở phía trước của pháo đài được xây dựng từ thời trung cổ. Trên đồi giáp làng từ phía Bắc là nghĩa trang.

 Ngôi đền Garni như một Parthenon thu nhỏ

 Ngôi đền Garni như một Parthenon thu nhỏ

 Do vị trí địa lý thuận lợi, thành Garni bất khả xâm phạm trong hơn 1.000 năm: hẻm núi đá như một rào cản tự nhiên ở ba bên và các bức tường với 14 tòa tháp vuông bảo vệ con đường duy nhất để vào pháo đài. Tường pháo đài được xây dựng bằng các khối đá bazan khổng lồ màu xanh, chiều dài tháp hơn 310m, chiều dày 2m. Nhiều du khách và các nhà khoa học đến đây đều bày tỏ sự ngưỡng mộ các kiến trúc sư cổ đại.

Tu viện trong sườn núi

Rời đền Garni, lái xe thêm 9km dọc theo hẻm sông Arat về phía Đông, chúng tôi đến Tu viện Geghard – có nghĩa là tu viện hình mũi giáo. Xe cộ phải dừng lại bên ngoài rất xa và phải cuốc bộ trên một con đường lát đá gồ ghề để vào cổng chính. Hai bên đường đi là những quầy hàng lưu niệm cùng đặc sản của Armenia là bánh mì gata tròn dẹt to như cái mâm và lavash – một loại bánh tráng làm từ trái cây phơi khô có vị chua ngọt mà ai đến đây một lần đều muốn ăn thử cho biết. Gần lối vào có một hốc đá tương truyền là hố thiêng, nếu ai ném lọt hòn đá vào đấy thì ước gì được nấy. Khi chúng tôi đến đây đang có nhiều người ném những hòn đá vào hố để thử vận may.

 Toàn cảnh Tu viện Geghard

Theo các tư liệu lịch sử, tu viện có tên gốc là Ayrivank, có nghĩa là tu viện trong hang động, được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ thứ IV, nhưng 500 năm sau bị người Ả Rập phá hủy và chỉ được phục hồi vào thế kỷ XIII. Theo quy chuẩn trong kiến trúc Armenia thời trung cổ, cấu trúc các tòa nhà trong tu viện tái tạo hình dáng túp lều nông dân, trong đó cột ở trung tâm hỗ trợ mái nhà bằng một dầm gỗ với một lỗ ở giữa để đón ánh sáng. Không gian bên trong tu viện gây ấn tượng mạnh mẽ với những chạm khắc tinh xảo trên các trụ, mái vòm và bức tường bằng đá. Phần cổ nhất của khu phức hợp tu viện là nhà nguyện nhỏ St Gregory, nằm về phía Đông, bên ngoài nhóm chính, được đẽo trực tiếp vào đá của sườn núi.

 Gian thờ chính với bốn cột đục từ đá nguyên khối

Không biết xuất phát từ đâu mà có truyền thuyết nói rằng chúa Jesus bị treo trên cây thánh giá và được tông đồ Thaddeus đưa đến tu viện này. Trong nhiều thế kỷ, truyền thuyết có vẻ huyễn hoặc này khiến tu viện trở thành nơi hành hương của nhiều tín đồ đạo Kitô ở Armenia. Hằng ngày, kỳ quan này thu hút nhiều du khách khắp nơi trên thế giới và trở thành di sản thế giới được UNESCO công nhận nhờ vào cấu trúc xây dựng độc đáo và được đào sâu trong ngọn núi bazan.

 Một bức tranh khắc trong tu viện

Đi về phía Nam tòa nhà du khách sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh chạm khắc trên đá (khachkar) mô tả cuộc đối đầu của một con sư tử và con bò – biểu tượng của gia đình Zakarian từng sở hữu Tu viện Geghard sau khi họ đã giúp Armenia đánh bại người Seljuks. Phía Đông tu viện các nhà nguyện bằng đá, theo cầu thang lên cao cũng có các nhà nguyện đẽo sâu vào hốc đá dựng đứng cùng những bức chạm khắc tinh xảo. Trong các gian thờ, ánh sáng mặt trời yếu ớt rọi qua các kẽ đá làm tăng thêm vẻ kỳ bí cho các bức tranh chạm khắc trên tường. Giữa một căn phòng hình vuông là nơi ngọn suối thiêng chảy ra. Cho đến hôm nay, những người hành hương về đây vẫn nói rằng muốn được một lần uống nước từ con suối này với niềm tin sẽ được thêm sức mạnh, tránh được mọi tai ương bệnh tật.

 “Bản giao hưởng của đá”

 

 

Khu vực ngoại ô thành phố

Sau khi ra khỏi thành phố, hẳn du khách sẽ chùng xuống trước vẻ đơn sơ đến mức nghèo nàn của những ngôi nhà ngoại ô và nông thôn Armenia. Ở đó người dân di chuyển chủ yếu bằng xe đạp hoặc xe hơi Lada cũ kỹ, cồng kềnh thường thấy trong các bộ phim Liên Xô cũ thuở trước. Nhưng bù lại thiên nhiên Armenia thật tuyệt vời. Sau đó khi bưng qua nhiều con đèo rất ngoạn mục, mọi người được chiêm ngưỡng cảnh tượng thật hùng vĩ với các dãy núi cao ngọn phủ băng tuyết lấp lánh. Dưới chân núi là các thung lũng bạt ngàn hoa dại đua nhau khoe sắc chào nắng ấm.

Một số quan cảnh quanh khu vực hồ Sevan. Ảnh: PKhanh

Một trong những thắng cảnh nổi tiếng nhất Armennia là hồ Sevan, hồ lớn nhất nước này và cũng là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất thế giới nằm ở cao nguyên. Mất gần 1h đồng hồ xe mới đi được hết gần 70 cây số chiều dài của hồ. Nước hồ xanh trong như nước màu ngọc bích, ven hồ thỉnh thoảng lại có những tu viện nhỏ cổ kính nhìn đẹp như tranh. Gần hồ có Noraduz, một nghĩa trang nổi tiếng bởi được tạo tác như những tác phẩm nghệ thuật. Truyền thống Công giáo lâu đời ở Armenia được thể hiện một phần không nhỏ qua những bia đá được làm vô cùng công phu và tinh xảo này. Nơi nhiều bia đá nhất là ở Noraduz. Trên diện tích chừng 7 ha có khoảng một ngàn chiếc chia được chạm trổ cầu kỳ. Một số bia rất đẹp được làm từ thế kỷ XVI và XVII khi mà Armenia còn là thuộc địa của người Ba Tư. Là nghĩa trang có nhưng Noraduz khá đông vui. Phía sau bia đá luôn có mấy bà cụ ngồi đợi du khách đến hỏi mua tất hay mũ len do chính họ đan.Còn có những cô bé xinh xắn như thiên thần bán hàng lưu niệm thì ríu rít nhảy lò cò quanh các bụi hoa dại sặc sỡ.

 

Kết quả hình ảnh cho núi ararat armenia

Đến Armenia du khách không thể không nghe nhắc đến núi thiêng Ararat và đứng ở bất kỳ nơi nào tại Yerevan người ta cũng  nhìn thấy bất kỳ đỉnh núi huyền thoại này. Kinh thánh kể rằng Noah  đã dùng một con tàu để tránh bị diệt vong trong trận đại hồng thủy. Ngày nay trên đỉnh Ararat ( nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) vẫn còn dấu tích của con tàu đó. Núi Ararat là núi cao nhất trong vùng và từng là một phần của Armenia cho tới tận khoảng 1915 khi nó rơi vào tay nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ. Người Armenia luôn coi Ararat là biểu tượng của họ.

Trên đây là những thông tin cần biết về tổng quan đất nước Azmenia mà chúng tôi cung cấp để du khách tham khảo trước khi bắt đầu một chuyến đi đến Azmenia. Chúc các bạn vui vẻ và có một chuyến đi đáng nhớ.