Giấy phép Lao động

Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Liên hệ tư vấn: 0988 297 732

Giấy phép lao động tại Việt Nam là Giấy phép được các Sở Lao động Thương Binh và Xã hội/ Các Ban quản lý các khu công nghiệp/ khu chế xuất tại các tỉnh thành cấp phép cho người lao động nước ngoài làm việc trong các đơn vị sử dụng lao động nước ngoài có trụ sở đặt trên địa bàn các Sở Lao động Thương Binh và Xã hội/ Các Ban quản lý các khu công nghiệp/ khu chế xuất tại các tỉnh thành này. Giấy phép này cho phép người nước ngoài được phép làm việc tại Việt Nam một cách hợp pháp, làm việc cho đúng đơn vị sử dụng lao động nước ngoài quản lý trên Giấy phép lao động Việt Nam. Giấy phép lao động Việt Nam có thời hạn tối đa 2 năm tính từ ngày cấp phép.

Hồ sơ xin cấp mới Giấy phép lao động Việt Nam Theo vị trí Công việc

  1. Giấy tờ chứng minh người lao động là nhà quản lý và giấy tờ chứng minh tại doanh nghiệp, tổ chức người lao động làm việc, vị trí làm việc này được xác định là nhà quản lý. Nếu giấy tờ được cấp tại nước ngoài cần hợp pháp hoá lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.
  2. Giấy khám sức khoẻ
  3. Lí lịch tư pháp/ Chứng nhận không phạm tội. Nếu được cấp tại nước ngoài cần hợp pháp hoá lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.
  4. Công văn chấp thuận UBND về việc cho phép Doanh nghiệp/ Tổ chức được tuyển dụng Lao động nước ngoài phù hợp với vị trí.
  5. 02 ảnh màu 4cm x 6cm nền trắng.
  6. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
  7. Bản sao Giấy phép kinh doanh của Doanh nghiệp/ Tổ chức mà người lao động nước ngoài đang làm việc.
  1. Văn bản chứng minh người lao động là Giám đốc điều hành và giấy tờ chứng minh vị trí làm việc của người lao động tại doanh nghiệp, tổ chức được quy định là Giám đốc điều hành. Nếu giấy tờ được cấp tại nước ngoài cần hợp pháp hoá lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.
  2. Giấy khám sức khoẻ
  3. Lí lịch tư pháp/ Chứng nhận không phạm tội. Nếu được cấp tại nước ngoài cần hợp pháp hoá lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.
  4. Công văn chấp thuận UBND về việc cho phép Doanh nghiệp/ Tổ chức được tuyển dụng Lao động nước ngoài phù hợp với vị trí.
  5. 02 ảnh màu 4cm x 6cm nền trắng.
  6. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
  7. Bản sao Giấy phép kinh doanh của Doanh nghiệp/ Tổ chức mà người lao động nước ngoài đang làm việc.
  1. Văn bản xác nhận là Chuyên gia phù hợp với vị trí đang tuyển dụng:a) Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam; b) Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam; c) Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Nếu được cấp tại nước ngoài cần hợp pháp hoá lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.
  2. Giấy khám sức khoẻ
  3. Lí lịch tư pháp/ Chứng nhận không phạm tội. Nếu được cấp tại nước ngoài cần hợp pháp hoá lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.
  4. Công văn chấp thuận UBND về việc cho phép Doanh nghiệp/ Tổ chức được tuyển dụng Lao động nước ngoài phù hợp với vị trí.
  5. 02 ảnh màu 4cm x 6cm nền trắng.
  6. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
  7. Bản sao Giấy phép kinh doanh của Doanh nghiệp/ Tổ chức mà người lao động nước ngoài đang làm việc.
  1. Được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo; hoặc có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam phù hợp với vị trí đang tuyển dụng. Nếu được cấp tại nước ngoài cần hợp pháp hoá lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.
  2. Giấy khám sức khoẻ
  3. Lí lịch tư pháp/ Chứng nhận không phạm tội. Nếu được cấp tại nước ngoài cần hợp pháp hoá lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.
  4. Công văn chấp thuận UBND về việc cho phép Doanh nghiệp/ Tổ chức được tuyển dụng Lao động nước ngoài phù hợp với vị trí.
  5. 02 ảnh màu 4cm x 6cm nền trắng.
  6. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
  7. Bản sao Giấy phép kinh doanh của Doanh nghiệp/ Tổ chức mà người lao động nước ngoài đang làm việc.

Trình tự giải quyết thủ tục Giấy phép lao động Việt Nam cho người nước ngoài

1. Hồ sơ

  • Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật hoặc các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện làm việc ở vị trí tương ứng. Nếu được cấp tại nước ngoài cần hợp pháp hoá lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.
  • Giấy khám sức khoẻ
  • Lí lịch tư pháp/ Chứng nhận không phạm tội. Nếu được cấp tại nước ngoài cần hợp pháp hoá lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.
  • Công văn chấp thuận UBND về việc cho phép Doanh nghiệp/ Tổ chức được tuyển dụng Lao động nước ngoài phù hợp với vị trí.
  • 02 ảnh màu 4cm x 6cm nền trắng.
  • Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
  • Bản sao Giấy phép kinh doanh của Doanh nghiệp/ Tổ chức mà người lao động nước ngoài đang làm việc.

2. Thời gian xử lý:

7 ngày làm việc kể từ khi cơ quan nhà nước nhận đủ hồ sơ hợp lệ

1. Có Giấy phép lao động còn hiệu lực – Vẫn làm vị trí công việc cũ nhưng chuyển công tác sang đơn vị/ doanh nghiệp/ tổ chức khác.

a. Hồ sơ:

  • Giấy phép lao động hiện tại – Còn hiệu lực
  • Công văn chấp thuận UBND về việc cho phép Doanh nghiệp/ Tổ chức được tuyển dụng Lao động nước ngoài phù hợp với vị trí.
  • 02 ảnh màu 4cm x 6cm nền trắng.
  • Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
b. Thời gian xử lý:

7 ngày làm việc kể từ khi cơ quan nhà nước nhận đủ hồ sơ hợp lệ

2. Có giấy phép lao động còn hiệu lực – Thay đổi vị trí làm việc trong cùng Doanh nghiệp.

a. Hồ sơ:
  • Giấy phép lao động hiện tại – Còn hiệu lực
  • Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
  • Công văn chấp thuận UBND về việc cho phép Doanh nghiệp/ Tổ chức được tuyển dụng Lao động nước ngoài phù hợp với vị trí.
  • 02 ảnh màu 4cm x 6cm nền trắng.
  • Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
b. Thời gian xử lý:

7 ngày làm việc kể từ khi cơ quan nhà nước nhận đủ hồ sơ hợp lệ

3. Đã từng có Giấy phép lao động nhưng hết hiệu lực – Tiếp tục muốn làm việc ở vị trí công việc đã từng ghi trên Giấy phép lao động.

a. Hồ sơ:
  • Giấy Khám sức khoẻ được cấp trong vòng 12 tháng
  • Lí lịch tư pháp/ Chứng nhận không phạm tội: Nếu được cấp tại nước ngoài cần hợp pháp hoá lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.
  • Bản sao Giấy phép lao động đã được cấp
  • Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật. Nếu được cấp tại nước ngoài cần hợp pháp hoá lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.
  • Công văn chấp thuận UBND về việc cho phép Doanh nghiệp/ Tổ chức được tuyển dụng Lao động nước ngoài phù hợp với vị trí.
  • 02 ảnh màu 4cm x 6cm nền trắng.
  • Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
b. Thời gian xử lý:

7 ngày làm việc kể từ khi cơ quan nhà nước nhận đủ hồ sơ hợp lệ

1. Hồ sơ

  • Giấy phép lao động sắp hết hạn
  • Giấy khám sức khoẻ
  • Công văn chấp thuận UBND về việc cho phép Doanh nghiệp/ Tổ chức được tiếp tục tuyển dụng Lao động nước ngoài phù hợp với vị trí.
  • 02 ảnh màu 4cm x 6cm nền trắng.

2. Thời gian xử lý:

5 ngày làm việc kể từ khi cơ quan nhà nước nhận đủ hồ sơ hợp lệ

3. Lưu ý:

Hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động do hết hạn cần được nộp trong khoảng thời gian trước khi Giấy phép lao động hết hạn 5-45 ngày.

Theo quy định mới tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/2/2021, các Giấy phép lao động cấp sau ngày này có thể tiến hành gia hạn 1 lần, thời hạn tối đa 2 năm. Các giấy phép lao động đã được cấp từ trước thì thực hiện thủ tục như cấp mới khi Giấy phép lao động chuẩn bị hết hạn.

1. Hồ sơ

  • Giấy phép lao động đang có
  • 02 ảnh màu 4cm x 6cm nền trắng.
  • Bản sao công chứng Giấy tờ có thông tin đã thay đổi

2. Thời gian xử lý:

5 ngày làm việc kể từ khi cơ quan nhà nước nhận đủ hồ sơ hợp lệ

1. Hồ sơ

  • Công văn chấp thuận UBND về việc cho phép Doanh nghiệp/ Tổ chức được tuyển dụng Lao động nước ngoài phù hợp với vị trí.
  • 02 ảnh màu 3cm x 4cm nền trắng.
  • Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
  • Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật. Nếu được cấp tại nước ngoài cần hợp pháp hoá lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.
  • Văn bản chứng minh người lao động không thuộc diện Cấp Giấy phép lao động.

2. Thời gian xử lý:

3 ngày làm việc kể từ khi cơ quan nhà nước nhận đủ hồ sơ hợp lệ

1. Hồ sơ

  • Giấy phép lao động đang có
  • Thanh lý hợp đồng lao động

2. Thời gian xử lý:

5 ngày làm việc kể từ khi cơ quan nhà nước nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Tại sao chọn Vietnam-legal.com?

Thủ tục, trình tự, hồ sơ xin Cấp Giấy phép lao động Việt Nam, xác nhận miễn Giấy phép lao động Việt Nam cho người nước ngoài làm việc ở Việt Nam là một tổ hợp bao gồm nhiều hồ sơ đơn lẻ phức tạp, thời gian xử lý kép dài, mỗi hồ sơ đơn lẻ lại được cấp bởi một cơ quan khác nhau.

Hơn nữa, hàng ngày với số lượng hồ sơ quá lớn gửi đến các Sở Lao động thương binh xã hội, các Ban quản lý các khu công nghiệp/ khu chế xuất  các tỉnh, thành phố khiến cho việc Giải quyết hồ sơ đúng hẹn gặp rất nhiều khó khăn. 

Vì vậy, cách đơn giản và thuận lợi hơn cho các đơn vị sử dụng lao động nước ngoài và người lao động là tìm đến những đơn vị dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, thưởng xuyên như Vietnam-legal.com để được hỗ trợ tốt nhất.

Vietnam-legal.com luôn tìm tòi, nghiên cứu kỹ lưỡng các văn bản pháp quy, các cơ chế, chủ trương của nhà nước và chính phủ trong việc quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam, nghiên cứu đặc thù của từng vị trí công việc của người lao động, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của từng đơn vị sử dụng lao động để tư vấn cho khách hàng những giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất. Hơn nữa, với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này, chúng tôi biết từng khó khăn, thuận lợi của mỗi hồ sơ, tài liệu của người lao động để có những đòn bẩy phù hợp giúp việc hoàn thiện thủ tục hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động đạt được hiệu quả cao nhất. Lựa chọn dịch vụ tư vấn xin Giấy phép lao động Việt Nam của Vietnam-legal.com là giải pháp hiệu quả nhất, nhanh nhất cho doanh nghiệp và người Lao động nước ngoài.

1, Tư vấn các thủ tục, điều kiện xin cấp giấy phép lao động tại Việt Nam;

2, Tư vấn thủ tục, hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam (Người lao động chỉ xin được cấp lý lịch tư pháp tại Việt Nam khi có xác nhận tạm trú tại Việt Nam);

3, Tư vấn hồ sơ, thủ tục khám sức khỏe tại Việt Nam để xin giấy phép lao động;

4, Dịch, công chứng dịch, hợp pháp lãnh sự các tài liệu phục vụ cho việc cấp giấy phép lao động;

5, Hoàn thiện hồ sơ cấp giấy phép lao động tại Việt Nam cho khách hàng;

6, Thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Giấy phép lao động, xác nhận miễn lao động Việt Nam cho người lao động nước ngoài ở mỗi tỉnh thành phố là khác nhau, được cấp bởi:

  • Sở Lao động Thương Binh Xã hội:  đối với các doanh nghiệp/ tổ chức có trụ sở nằm ngoài khu Công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
  • Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất/ Ban Quản lý các khu Kinh tế: đối với các doanh nghiệp/ tổ chức có trụ sở trong khu Công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.

Khu vực Miền Bắc

Khu vực Miền Nam

  • Hà Nội
  • Vĩnh Phúc
  • Hưng Yên
  • Hà Nam
  • Hải Phòng
  • Hải Dương
  • Bắc Ninh
  • Bắc Giang
  • Hồ Chí Minh

Hỏi – Đáp về Giấy phép lao động Việt Nam

Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động Việt Nam gồm những gì?

1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

2. Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế.

3. Văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài có giá trị trong thời hạn 06 tháng, tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

4. Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

Đối với một số nghề, công việc, văn bản xác nhận trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài được thay thế bằng một trong các giấy tờ sau đây:

a) Giấy công nhận là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

b) Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài;

c) Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài;

d) Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.

5. Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.

6. 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

7. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.

Giấy phép lao động Việt Nam có tính năng và lợi ích gì?

  • Chỉ cá nhân người nước ngoài không được phép đề nghị xin Giấy phép lao động Việt Nam. Giấy phép này chỉ được thực hiện dưới sự quản lý và đề nghị của Đơn vị sử dụng lao động nước ngoài, nơi mà người nước ngoài đang làm việc.
  • Giấy phép lao động Việt Nam được cấp cho người nước ngoài tại tất cả các quốc tịch, những ai đang làm việc tại Việt Nam và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, yêu cầu để xin cấp Giấy phép lao động Việt Nam..
  • Quy trình thực hiện: 15 ngày làm việc
  • Thời hạn của Giấy phép lao động tối đa là 2 năm. Là một trong những điều kiện quan trọng nhất để người lao động nước ngoài xin cấp visa dài hạn/ thẻ tạm trú 1-2 năm tại Việt Nam
  • Giấy phép lao động cần được cấp đổi lại khi người lao động thay đổi thông tin trên hộ chiếu.
  • Giấy phép lao động có thể được gia hạn nếu cả người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động có nhu cầu cộng tác thêm.

Đơn vị sử dụng lao động nước ngoài là gì?

a) Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

b) Nhà thầu (nhà thầu chính, nhà thầu phụ) nước ngoài hoặc trong nước tham dự thầu, thực hiện hợp đồng;

c) Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và nhà thầu được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;

d) Cơ quan nhà nước;

đ) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

e) Tổ chức sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

g) Văn phòng dự án nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

h) Văn phòng điều hành của bên hợp danh nước ngoài theo hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam;

i) Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

k) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

l) Hội, hiệp hội doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

m) Hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Gia hạn/ cấp lại Giấy phép lao động Việt Nam như thế nào?

Nếu Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài gần hết hạn, trong khi đơn vị sử dụng lao động vẫn có nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc trong hệ thống nhân sự của họ, Giấy phép lao động có thể được gia hạn/ cấp lại với thời gian tối đa 24 tháng tiếp theo. Nhưng để gia hạn, thời gian nộp hồ sơ chỉ từ 5-45 ngày trước khi Giấy phép hết hạn.

Những vấn đề cần lưu ý khi Gia hạn/ Cấp lại Giấy phép lao động Việt Nam:

  • Việc Gia hạn/ cấp lại Giấy phép lao động Việt Nam là cần thiết và rất quan trọng, vì nó là điều kiện cần để người lao động nước ngoài được xin cấp thêm Visa dài hạn/ thẻ tạm trú tại Việt Nam.
  • Thời hạn Visa dài hạn/ Thẻ tạm trú được cấp tối đa 12 tháng (visa) và 24 tháng (Thẻ tạm trú) nhưng chỉ đến trước thời hạn của hộ chiếu 1 tháng. Vì vậy, hãy quan tâm đến thời hạn hộ chiếu của người lao động khi xin cấp lại/ Gia hạn Giấy Phép lao động cho người lao động nước ngoài để tránh phải cấp lại.
  • Thời hạn được xin cấp lại/ Gia hạn Giấy phép lao động Việt Nam chỉ trong khoảng 5-45 ngày trước khi hết hạn. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, thời gian xét duyệt chỉ trong 3 ngày làm việc. Nếu để quá thời gian này, có thể phải xin cấp mới Giấy phép lao động Việt Nam lại từ đầu.
  • Hãy liên lạc với Vietnam-legal.com, nhà tư vấn của bạn để được tư vấn về quy trình và hồ sơ theo đúng tiêu chuẩn, giúp bạn có thể hoàn thiện việc xin gia hạn/ cấp lại Giấy phép lao động hiệu quả nhất.

Phải làm gì nếu hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động bị từ chối?

Hiện nay, tỉ lệ lao động nước ngoài không có tay nghề, trình độ chuyên môn cao đến Việt Nam ngày càng nhiều. Do vậy để khuyến khích Các đơn vị sử dụng lao động tận dụng nguồn lực trong nước và tại địa phương, Chính phủ Việt Nam đưa ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhằm hạn chế những lao động nước ngoài thiếu trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc hoặc không có lý lịch, xác nhận không phạm tội rõ ràng. Những lý do đó làm cho rất nhiều các hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động của các đơn vị sử dụng lao động nước ngoài bị từ chối khá thường xuyên. Ví dụ các Sở Lao động Thương Binh Và Xã Hội, Các Ban Quản lý các khu công nghiệp/ chế xuất tại các tỉnh thành không cho phép đơn vị sử dụng lao động được tuyển dụng số lao động nước ngoài vượt quá tỉ lệ cho phép trên tổng số người lao động trong đơn vị, vị trí tuyển dụng không phù hợp với ngành nghề, hoạt động kinh doanh của đơn vị hoặc người lao động nước ngoài không đáp ứng được trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc so với vị trí được tuyển dụng. Hoặc đơn vị sử dụng lao động bị phát hiện là vi phạm các quy định về sử dụng và quản lý tại địa phương.

Sự từ chối một hồ sơ không có nghĩa là đơn vị sử dụng lao động không bao giờ có thể xin Cấp được Giấy phép cho lao động nước ngoài của đơn vị đó nữa. Hãy nghiên cứu thật kỹ những nhận xét và lý do từ chối được đính kèm văn bản trả lời của các Sở Lao động Thương Binh Và Xã Hội, Các Ban Quản lý các khu công nghiệp/ chế xuất khi từ chối hồ sơ, hãu làm theo những hướng dẫn của họ. Hãy giải quyết những vấn đề còn thiếu sót trong bộ hồ sơ của mình.

Mỗi một giấy tờ liên quan trong hồ sơ đều có giá trị sử dụng trong 6 tháng, vì vậy, trong thời gian này quý đơn vị sử dụng lao động hoàn thiện đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu trình tự để được cấp phép kịp thời.

Các trường hợp lao động nước ngoài nào cần xin cấp Giấy phép lao động Việt Nam?

a) Thực hiện hợp đồng lao động;

b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

c) Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, dạy nghề và y tế;

d) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;

đ) Chào bán dịch vụ;

e) Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

g) Tình nguyện viên;

h) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;

i) Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;

k) Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.

Điều kiện/ tiêu chuẩn nào để người lao động nước ngoài được cấp Giấy phép lao động Việt Nam?

  1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  2. Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
  3. Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

Đối với người lao động nước ngoài hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về khám bệnh, chữa bệnh, giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

4. Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

5. Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài

Hướng dẫn thủ tục cấp phép cho lao động nước ngoài làm việc tại VN

Chi tiết câu hỏi :

Công ty tôi dự định thuê một lao động người nước ngoài vào làm vị trí kỹ thuật. Lao động này đã từng làm việc tại một công ty may, hồ sơ gốc bên công ty cũ không trả lại. Giấy phép lao động và giấy đăng ký tạm trú đến tháng 7/2015 sẽ hết hạn. Tôi xin hỏi, công ty tôi muốn xin giấy phép lao động cho trường hợp này thì cần làm những giấy tờ và thủ tục gì? Bản thân người lao động nước ngoài cần chuẩn bị những giấy tờ gì, có cần phải có lý lịch tư pháp nước ngoài, giấy xác nhận trình độ và kinh nghiệm làm việc không?

Trả lời :

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Điều 10, Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 5/9/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm:

1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế.

3. Văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài có giá trị trong thời hạn 6 tháng, tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

4. Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

Đối với một số nghề, công việc, văn bản xác nhận trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài được thay thế bằng một trong các giấy tờ sau đây:

a) Giấy công nhận là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

b) Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài;

c) Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài;

d) Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.

5. Văn bản của Chủ tịch UBND cấp tỉnh về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.

6. 2 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

7. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.

Các giấy tờ quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 là 1 bản chính hoặc 1 bản sao; nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật và dịch ra tiếng Việt, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

8. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài…

Trong trường hợp công ty nộp hồ sơ đầy đủ và hợp pháp các giấy tờ nêu trên thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo quy định hiện hành.

Tin tức về Giấy phép lao động Việt Nam

Hồ sơ xin giấy phép lao động theo nghị định 11/2016/ND-CP

Hồ Sơ Xin Cấp Giấy Phép Lao Động Theo Nghị Định 11/2016/ND-CP

Theo Nghị định 11/2016/ND-CP, hồ sơ xin cấp Giấy Phép Lao Động cho lao động nước ngoài tại Việt Nam bao gồm: 1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan,...

Read More


Thay đổi mới nhất về giấy phép lao động việt nam có hiệu lực từ ngày 01/04/2016

8 Thay Đổi Mới Về Giấy Phép Lao Động Cho Người Nước Ngoài – Có Hiệu Lực Từ Ngày Mai 1/4/2016

Chỉ còn 1 ngày nữa, Nghị định 11/2016/ND-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/04/2016. Có 8 thay đổi từ Nghị định này so với Nghị định 102/2013/NĐ-CP mà quý doanh nghiệp cần lưu ý như sau: 1. Việc xác...

Read More


Mien Giay phep lao dong

Trường hợp người nước ngoài không thuộc diện cấp Giấy phép lao động từ 1/4/2016

Căn cứ pháp lý: – Nghị định 11/2016/ND-CP của chính phủ về Giấy phép lao động và quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam – Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 Trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động như sau: 1. Người lao động nước ngoài quy định tại các Khoản 1, 2,...

Read More


Xac dinh nhu cau tuyen dung lao dong nuoc ngoai

Người sử dụng lao động cần xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài từ 1/4/2016 như thế nào?

Căn cứ pháp lý: – Nghị định 11/2016/ND-CP của chính phủ về Giấy phép lao động và quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam Người sử dụng lao động nước ngoài được hiểu là: a) Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa...

Read More


Vị trí công việc

Các vị trí làm việc của Lao động nước ngoài cần xin Giấy phép lao động Việt Nam từ 1/4/2016

Căn cứ pháp lý: – Nghị định 11/2016/ND-CP của chính phủ về Giấy phép lao động và quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam Người lao động nước ngoài là: 1. Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một...

Read More


Page 5 of 10« First...34567...10...Last »