VISA ĐI SUDAN (XU – ĐĂNG) – Liên hệ 036 759 6889

VISA ĐI SUDAN (XU – ĐĂNG)

VISA ĐI SUDAN

Hồ sơ bao gồm:

1. Hộ chiếu gốc có giá trị 10 năm đã kí tên tại trang 3, còn hạn trên 6 tháng, còn ít nhất 3 trang trống để dán visa, bao gồm tất cả hộ chiếu cũ nếu đã đổi hộ chiếu mới.

2. Tờ khai xin visa Sudan.

3. 2 ảnh 4 x 6 cm phông nền trắng chụp mới chính diện, khổ hình theo yêu cầu của từng loại visa.

4. Giấy quyết định đi công tác của công ty tại Việt Nam.

5. Giấy mời đi công tác ở Sudan gửi về (có Tem xác nhận của Bộ Ngoại giao hoặc Phòng Thương mại và Công nghiệp Sudan )

6. Giấy tờ chứng minh tình trạng cá nhân, nhân thân và xã hội của đương đơn (giấy kết hôn, ly hôn, thẻ hưu trí, lý lịch tư pháp…)

7. Bản sao chứng minh thư và hộ khẩu.

8. Bản xác nhận lương, đơn xin nghỉ phép, hợp đồng lao động.

9. Phiếu tiêm chủng (nếu được yêu cầu)

10. Một số giấy tờ, thủ tục khác nếu Đai Sứ Quán yêu cầu.
* Đối với người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam, muốn làm visa công tác đi Sudan thì chuẩn bị các thủ tục như sau:

1. Hộ chiếu gốc còn hạn 6 tháng.

2. Bằng đại học công chứng hợp pháp hóa lãnh sự.

3. Giấy phép lao động công chứng hợp pháp hóa lãnh sự.

4. Giấy phép lưu trú tại Việt Nam có hợp pháp hóa lãnh sự.

5. Quyết định cử đi công tác.

6. Xác nhận thư mời từ Sudan (có Tem xác nhận của Bộ Ngoại giao hoặc Phòng Thương mại và Công nghiệp Sudan ).

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Sudan vui lòng liê hệ với Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

MIỄN THỊ THỰC SUDAN (XU ĐĂNG)

MIỄN VISA SUDAN

Công dân của các quốc gia sau có thể đến Sudan mà không cần thị thực:

Ai Cập (trừ nam 18-49 tuổi)

Kuwait

Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

Yemen

1 tháng

Qatar

Syria

Công dân Ả Rập Xê Út đi công tác không cần thị thực.

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Sudan xin vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC SUDAN

1. Thông tin chung

Tên đầy đủ Cộng hòa Su đăng
Vị trí địa lý Quốc gia lớn nhất Châu Phi, trung tâm Châu Phi
Diện tích Km2 2,505,810
Tài nguyên thiên nhiên dầu mỏ, vàng, niken, photphat, năng lương hydro
Dân số (triệu người) 34.85
Cấu trúc dân số 0-14 tuổi: 41.4%
15-24 tuổi: 20%
25-54 tuổi: 31.4%
55-64 tuổi: 3.8%
Trên 65 tuổi: 3.3%
Tỷ lệ tăng dân số (%) 1.830
Dân tộc da đen 52%, Arab 39%, Beja 6%, hoặc eigners 2%, khác 1%
Thủ đô Khartoum
Quốc khánh 1/1/1956
Hệ thống pháp luật Dựa trên hệ thống luật Anh
GDP (tỷ USD) 80.43
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) -11.2
GDP theo đầu người (USD) 2400
GDP theo cấu trúc ngành nông nghiệp: 32%
công nghiệp: 25%
dịch vụ: 43%
Lực lượng lao động (triệu) 11.92
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp nông nghiệp: 80%
công nghiệp: 7%
dịch vụ: 13%
Sản phẩm Nông nghiệp Bông, lạc, lúa miến, kê, lúa mỳ, mía đường, sắn, xoài, đu đủ, chuối, khoai tây ngọt, cừu, gia súc
Công nghiệp Dầu, tỉa bông, dệt may, xi măng, dầu ăn, đường, giày, lọc dầu, dược phẩm, vũ khí, các bộ phận ô tô, xe tải hạng nhẹ
Xuất khẩu (triệu USD) 4548
Mặt hàng xuất khẩu Dầu và các sản phẩm từ dầu, bông, vừng, gia súc, lạc, đường
Đối tác xuất khẩu Ma cao, Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất
Nhập khẩu (triệu USD) 6645
Mặt hàng nhập khẩu Thực phẩm, hàng công nghiệp, thiết bị vận tải và thiết bị máy tinh chế, thuốc và hóa chất, dệt may, lúa mỳ
Đối tác nhập khẩu Saudi Arabia, Ai Cập, Ấn Độ, Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Ma cao, Đức

Nguồn: CIA 2013

2. Vị trí địa lý

Xu-đăng nằm ở phía Đông Bắc của Lục địa Châu Phi, giữa vĩ độ 04 và 22 độ Bắc, kinh độ 22 đến 38 độ Đông; phía Bắc giáp Ai Cập, Đông Bắc giáp Biển Đỏ, phía Đông giáp Eritrea và Ethiopia, Đông Nam giáp Kenya và Uganda, Tây Nam giáp Cộng hòa Dân chủ Congo và Cộng hòa Trung Phi, phía Tây giáp Chad, và phía Tây Bắc giáp Libya.

Địa hình

Do diện tích rộng lớn của Xu-đăng trải dài từ vĩ độ 4 đến vĩ độ 22 độ Bắc, kiểu khí hậu cũng thay đổi từ khí hậu sa mạc đến bán sa mạc, hoang mạc, cận nhiệt đới, rừng nhiệt đới và duyên hải. Đại thể, có thể chia Xu-đăng thành 3 vùng chính như sau:

Vành đai sa mạc: 30% diện tích phía Bắc của Xu-đăng là sa mạc hay bán sa mạc với cấu tạo đất đá trên mặt hoặc ngay dưới lớp vỏ bề mặt bao phủ sỏi nhỏ.

Vành đai bán sa mạc: nằm ở phía Nam của vành đai sa mạc và miền Tây Xu-đăng, đây là khu vực bao phủ bởi những cồn cát lượn sóng điểm thêm những vùng thực vật. Các cao nguyên hẻo lánh như núi Marra, dãy Nuba đều nằm trong vùng sa mạc này.

Đồng bằng đất sét: chiếm phần lớn diện tích ở Xu-đăng, bao gồm vùng phía Nam, vùng trung tâm và phía Đông.

Các dãy núi: địa hình Xu-đăng tạo nên bởi năm dải núi và cao nguyên, trong đó có dải núi dọc biển Đỏ (Red Sea Hills) ở phía Đông Bắc và cao nguyên núi rừng Imatong ở phía Nam. Núi Marra là cao nguyên trải dài với độ cao 10.000 feet so với mực nước biển, nằm ở phía Tây Nam và Tây Xu-đăng. Dải núi Al Meidob sừng sững ở rìa xa nhất về phía Bắc của khu vực Darfur ở miền Nam. Cuối cùng là dải núi Nuba nằm trong vùng vành đai thảo nguyên mưa nhiều ở phía Nam Kordofan.

3. Dân số và tôn giáo

Dân số: 39,1 triệu người (Tháng 5 năm 2009)

Tín ngưỡng: tín ngưỡng của phần lớn dân số Xu-đăng là đạo Hồi, xếp thứ 2 sau đạo Hồi là đạo Thiên Chúa, phổ biến ở các bang miền Nam Xu-đăng. Ngoài ra, có một số tín ngưỡng khác với bộ phận nhỏ dân số tham gia.

Ngôn ngữ: Tiếng Ả-Rập là ngôn ngữ chính ở Xu-đăng, ngôn ngữ này phổ biến ở nhiều vùng. Tiếng Anh được sử dụng trong giáo dục và trong một số tình huống trang trọng. Ngoài ra cũng có một số ngôn ngữ địa phương.

4. Kinh tế

Công nghiệp chiếm 17% nông nghiệp: 41% và dịch vụ: 42% GDP.

Trên 60% lực lượng lao động làm nông nghiệp, sản xuất các sản phẩm chính là bông để xuất khẩu, cao lương, lúa miến để tiêu thụ trong nước. Từ đầu những năm 1980, Xu-đăng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hạn hán, nội chiếm và nạn đói. Xuất khẩu đạt 580 triệu, nhập khẩu 1,4 tỷ USD; nơqj nước ngoài 24 tỷ USD.

5. Giáo dục

Giáo dục phổ cập bắt buộc và miễn phí 6 năm, tuy nhiên vẫn chưa thực hiện được (do nội chiến và thiếu thốn phương tiện). Ở miền Bắc và miền Trung, chỉ có khoảng 1/2 số trẻ em đến tuổi được đến trường. 3/4 khu vực có trường tiểu học và 1/5 khu vực có trường trung học. Sudan có một trường đại học ở thủ đô Khartoum.

6. Điểm du lịch hấp dẫn tại Sudan

* Thủ đô thành phố Khartoum

Thủ đô Khartoum, thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Sudan, nằm giao giữa sông Nile trăng và sông Nile xanh (White Nile, Blue Nile), một số điểm du lịch hấp dẫn tại Khartoum như bảo tàng Quốc gia Sudan, bảo tàng dân tộc học, vườn bách thảo,nghĩa trang Chiến tranh,…

* Thành phố cổ Meroe

Một điểm đến du lịch quan trọng của Sudan là thành phố cổ Meroe, nằm ở bờ phía đông sông Nile,một số điểm du lịch tại thành phố Meroe như Meroe gồm đền thờ Thiên Chúa Amun, Great Enclosure và các kim tự tháp,…

* Thành phố cảng Port Sudan

Là thủ phủ của Red Sea State, Port Sudan là điểm xuất cảnh để vượt Biển Đỏ đến Jeddah, Bờ Biển Đỏ là địa điểm khá nổi tiếng trên toàn thế giới và cũng là điểm thu hút du lịch chính cho Sudan.

Những điểm du lịch hấp dẫn tại đất nước Sudan

CÁC THÀNH PHỐ Ở SUDAN (XU-ĐĂNG)

ATBARA

Ga tàu điện ở Atbara

Thành phố được biết đến với tư cách là khu chế tạo và đầu não hành chính của Tập đoàn Đường sắt Xu-đăng, cách Khartoum 350 km về phía Bắc. Thành phố Atbara nằm ở bờ Đông của sông Nile phía Bắc Ed Damer, nối với Ed Damer bởi một cây cầu hẹp bắc qua sông Atbara.

DAMAZEEN VÀ ROSEIRES

Một người đàn ông ở bang Blue Nile đang chơi Waza (một loại nhạc cụ)

Thị trấn Damazeen nằm ở bờ Tây của sông Nile Xanh. Trên bờ đối diện khoảng vài kilô mét về phía Đông Bắc là thị trấn Roseires. Tầm quan trọng của hai thị trấn là do khoảng cách của chúng đến đập Roseires, con đập nằm cách Damazeen 2 km về phía Nam và cách Roseires 4 km cũng theo hướng này, đây cũng là lí do con đập có tên gọi như vậy.

DONGOLA

Cảnh đẹp ở Dongola

Đây là thành phố lớn có í‎ nghĩa lịch sử và thương mại quan trọng nằm ở vị trí giữa Khartoum và phần biên giới phía Bắc với Ai Cập. Dongola là thành phố thủ phủ của Miền Nam, là nơi sản xuất chính các loại nông phẩm như chà là, lúa mỳ, ngũ cốc và hoa quả. Thành phố cũng rất tự hào là nơi còn tồn tại nhiều di tích khảo cổ từ thời Nubia và Islam cổ đại. Trong lịch sử, Dongola cổ đại từng là thủ đô của một vương quốc Công giáo. Dongola nối liền với Khartoum nhờ một tuyến đường nhựa cao tốc vừa mới được xây dựng, từ thành phố này cũng có các tuyến đường đất nối liền với các thị trấn khác trong nước và vùng phía Bắc Kordofan.

AL FASHIR

Bảo tàng Sulatan Ali Dinar ở Al Fashir

Khởi nguồn được xây dựng bởi Vua Abdel Rahman El Rashid, thành phố đóng vai trò rất quan trọng về chính trị và xã hội trong lịch sử Darfur. Hiện thành phố là thủ phủ của Bang Bắc Darfur và cũng là một trung tâm thương mại sôi động. Cung điện của vị vua cuối cùng của triều đại Fur thống trị, Ali Dinar, được xây dựng năm 1912, là một điểm tham quan du lịch nổi tiếng.

EL GENEINA

Thành phố nằm ở biên giới Tây Nam giữa Xu-đăng với Chad. Đây là quê hương của bộ tộc Messalit và là điểm quá cảnh và trạm hải quan cho những người muốn du lịch đến Chad, Cameroon, Niger và các nước Tây Phi khác. Thương mại giữa các thị trường của các nước này và El Geneina phát triến mạnh, đây là đầu ra quan trọng cho các sản phẩm nông nghiệp địa phương.

EL OBEID

Một phụ nữ bộ tộc Bagara (những người chủ gia súc)

Đây là thủ phủ của bang Bắc Kordofan và là trung tâm nông nghiệp, nơi sản xuất ra hoa màu như gôm Ả Rập, vừng, lạc và các sản phẩm khác xuất sang các thị trường quốc tế. Dân số trong vùng chủ yếu là nông dân trồng trọt theo phương pháp tưới bằng nước mưa tự nhiên và lai giống gia súc. El Obeid nối liền với Khartoum bằng đường nhựa cao tốc, đường sắt và đường không với những chuyến bay hàng tuần

GEDARIF

Nông nghiệp ở thành phố Gedarif

Đây là thành phố thủ phủ của bang Gedarif, nằm ở giữa khu vực đất đai màu mỡ của vùng Butana miền Đông Xu-đăng. Khu vực này trồng vừng, lúa miến (một loại kê trồng làm lương thực ở các vùng khí hậu ấm – ND), và hướng dương, sản lượng mỗi năm không chỉ đủ cung cấp cho cả vùng mà còn cho xuất khẩu. Việc tưới tiêu trong các vụ mùa này chủ yếu nhờ vào những cơn mưa với lượng mưa lớn bắt đầu từ đầu tháng Năm. Từ năm 1954, rất nhiều khâu trong nông nghiệp dần dần đã được cơ khí hóa. Đất trồng cho năng suất cao ở Gedarif thu hút được rất nhiều nhà đầu tư, cộng thêm vào đó là cách tiếp cận chiến lược với các thị trường địa phương, các trung tâm xuất khẩu và hệ thống cơ sở hạ tầng như đường nhựa cao tốc và hệ thống đường sắt.

JUBA

Cảnh đẹp Juba

Thành phố thủ phủ bang El Jebel là thành phố lớn nhất miền Nam Xu-đăng. Thành phố nối liền với các bang miền Bắc bằng đường sông và đường đất nhưng chỉ qua được vào mùa cạn. Sân bay trong thành phố có thể chứa mọi loại tàu bay. Vì lí do an ninh, hiện nay sân bay này đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa và hành khách từ Khartoum và Nairobi đến các vùng khác ở Equatoria.

KARIMA

Núi Al-Barkal – Karima

Đây là trung tâm thương mại và giao thông sôi động của miền Bắc. Nằm ở bờ Đông sông Nile, thành phố là ga cuối cùng trong tuyến đường sắt vòng quanh miền Bắc khởi hành từ Khartoum. Thêm vào đó, Karima cũng là cảng chính ở Sông Nile trong các tuyến giao thông xuôi dòng. Thành phố nối liền với Dongola bằng đường bộ. Nằm dưới chân ngọn núi Barkal hùng vĩ, nơi ở của Vua và Hoàng hậu Napatan – Karima là một địa danh lịch sử với các kim tự tháp và các di tích đền đài của các triều Vua và Hoàng hậu Nubian.

KASSALA

Núi Taka – Kasala

Thành phố thủ phủ của bang Kasala và là thành phố sát biên giới, cách biên giới với Eritrean chỉ 30 km, nổi tiếng với giống lạc đà Bushari, giống lạc đà trong các trường đua vùng Vịnh. Thành phố cũng nổi tiếng với những vườn quả được tưới tắm bới những khe suối nhỏ xuất hiện theo mùa trên sông Gash. Nằm cách Khartoum 620 km về phía Đông Bắc, Kassala nối liền với thủ đô bằng tuyến đường bộ trải nhựa và bằng đường sắt, tuy nhiên đường sắt chỉ mới được đưa vào khai thác và chỉ chuyên dùng cho việc vận chuyển hàng hóa.

KOSTI

Nằm cách Khartoum 280 km về phía Nam trên bờ Tây của con sông Nile Trắng, Kosti là điểm trung chuyển trên tuyến đường cao tốc Khartoum-El Obeid. Tuyến đường thủy trên con sông Nile Trắng nối liền Kosti với các thành phố miền Nam Malakal và Juba. Trước khi nội chiến ở miền Nam Xu-đăng bùng nổ, thành phố Kosti là điểm giao của các tuyển đường thủy dọc sông Nile đến Thượng nguồn và vùng xích đạo. Thành phố hiện nay vẫn đóng vai trò quan trọng về kinh tế trong việc thúc đấy giao thương với các bang miền Nam.  Dự án đa quốc gia nhà máy đường Kenana với mức đầu tư khổng lồ nằm cách Kosti khoảng 50 km về phía Đông.

MALAKAL

Thủ phủ của Bang Thượng Sông Nile đóng vai trò là một cửa sông quan trọng. Thành phố nối liền với Juba và các thành phố khác ở miền Nam bằng tuyến đường thủy với tần suất hoạt động liên tục, đây cũng từng là đường vận chuyển hàng hóa và cả hành khách. Nhưng hiện nay do nội chiến tiếp diễn, giao thông bằng đường sông đã bị cấm. Tuy vậy, ở đây có đường bay nối liền Malakal với Khartoum và với các thành phố khác

NYALA

Đây là thủ phủ của Bang Miền Nam Darfur. Đây cũng là ga cuối cùng của tuyến đường sắt nối liền với Khartoum qua El Obeid, Rahad, Abuzabad và Ed Daein. Từ Nyala cũng có các chuyến bay đến Khartoum qua El Obeld.

PORT SUDAN

Cảng biển ở Port Sudan

Thành lập năm 1905 trong thời kì thuộc địa với tư cách là một thành phố cảng, Port Sudan là cảng chính và cửa biển chính kết nối với thế giới. Port Sudan nối liền với các thành phố khác bằng đường sắt.

SHENDI

Kim tự tháp Al Bagrawiya

Thành phố Shendi nằm cách Khartoum 170 km về phía Bắc, nối liền với Khartoum bằng đường bộ trải nhựa. Đây là quê hương của bộ tộc Ja’aliyln Arab và cũng là vựa ngũ cốc và các loại cây trồng. Di tích khảo cổ vương quốc Meroe cổ đại nằm cách Shendi vài km về phía Bắc, trong làng Al Bagrawwiya, bao gồm nhiều kim tự tháp và cung điện hoàng gia của Vua và Hoàng hậu Meroe. Các tượng đài của người Meroe cũng được tìm thấy cách đó chừng vài km về phía Đông. Phía Đông Nam Shendi có công trình đá sa thạch và gần đó là đền thờ Amun được phục chế.

SUAKIN

Cổng thành cổ ở thành phố Suakin

Trong thời kì tiền thuộc địa, Suakin là cảng chính và cũng là một cảng rất nổi tiếng trên Biển Đỏ. Tàu thuyền đến Ấn Độ Dương, Biển Ả Rập và Vịnh Ả Rập cập và rời Suakin với mật độ dày đặc. Người hành hương Tây Phi đến Mecca đều dừng chân ở Suakin trước khi băng qua Biển Đỏ đến bán đảo Ả Rập. Thành phố mất đi vai trò quan trọng này từ năm 1905, khi cảng được di chuyển 50 km về phía Bắc đến thành phố Port Xu-đăng. Suakin bị bỏ hoang và cuối cùng trở thành đống đổ nát. Hiện nay, người ta đang nỗ lực để khôi phục lại thành phố hải cảng nổi tiếng này. Sự sống của thành phố đang dần được khôi phục khi ngày càng có nhiều tàu chở khách bỏ neo ở Suakin

WAD MEDANI

Lăng mộ ở Wad Medani

Đây là một trong những thành phố lớn ở Xu-đăng, cũng là thủ phủ của bang El Gezira đất đai trù phú và là quê hương của Ban quản lý dự án Gezira (dự án hệ thống tưới tiêu đưa nước từ sông Nile Xanh qua các kênh, rạch đến tận hộ nông dân dựa trên tác dụng của trọng lực do thành phố có địa hình đồi núi khá dốc – ND), hệ thống cung cấp nước tưới cho các đồn điền bông và lúa mỳ rộng lớn. Nằm cách Khartoum 186 km về phía Nam trên bờ Tây của sông Nile Xanh, Wad Medani là nơi người dân của rất nhiều bộ tộc Xu-đăng chọn để định cư, họ đến đây làm công việc canh tác trong khuôn khổ dự án Gezira.

WAU

Nhà thờ ở thành phố Wau

Đây là thành phố thủ phủ của bang Bahr El Ghazal, xếp thứ ba sau Juba và Malakal về vai trò kinh tế và địa lý. Thành phố Wau nối liền với thủ đo Khartoum và miền Bắc Xu-đăng bằng đường sắt và một vài tuyến đường bộ qua Kordofan và Darfur.