VISA ĐI NHẬT BẢN – Liên hệ 036 759 6889

TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN

Tổng quan Nhật Bản

1.Vị trí địa lý, diện tích và địa hình

Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương. Nhật Bản gồm 4 đảo chính, Honshu, Hokkaido, Kyushuy và Shikoku, nhiều dãy đảo và khoảng 3.900 đảo nhỏ. Honshu chiếm trên 60% diện tích. Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.
Tổng diện tích của Nhật Bản là 377.815 km², đứng thứ 60 trên thế giới về diện tích và chiếm chưa đầy 0,3% tổng diện tích đất toàn thế giới..
2. Đặc điểm về khí hậu
Các đảo Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn hòa. Ở hầu hết các miền của Nhật Bản đều có 4 mùa rõ rệt. Mùa hè ấm và ẩm, bắt đầu khoảng giữa tháng 7; Mùa Xuân và mùa Thu là những mùa dễ chịu nhất trong năm. Vì có mưa nhiều và khí hậu ôn hòa nên trên khắp quần đảo Nhật Bản đều có những cánh rừng màu mỡ và cây cối xanh tốt.
3. Đặc điểm dân số
Dân số Nhật Bản ước tính khoảng 127,4 triệu người, phần lớn là đồng nhất về ngôn ngữ và văn hóa.Tộc người chủ yếu là người Yamato cùng với các nhóm dân tộc thiểu số như Ainu hay Ryukyuans.
Nhật Bản là một trong những nước có tuổi thọ dân số cao nhất thế giới, trung bình là 81,25 vào năm 2006. Tuy nhiên, dân số nước này đang lão hóa do hậu quả của sự bùng nổ dân số sau Thế chiến thứ hai.
4. Kinh tế
Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên, ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh. Tuy nhiên, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi trong những năm 1945- 1954, phát triển cao độ trong những năm 1955- 1973 khiến cho cả thế giới hết sức kinh ngạc và khâm phục.
Nhật Bản là một nước có nền kinh tế-công nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-khoa học kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (đứng sau Hoa Kỳ). Cán cân thương mại và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Đơn vị tiền tệ là: đồng Yên Nhật.
6. Tôn giáo
Đạo gốc của Nhật  Bản là Thần đạo (đạo Shinto), có nguồn gốc từ thuyết vật linh của người Nhật cổ. Qua Trung Quốc và Triều Tiên, Phật giáo được du nhập từ Ấn Độ vào Nhật Bản từ khoảng giữa thế kỷ thứ VI. Khoảng 84% đến 96% dân số Nhật theo cả đạo Shinto và Phật giáo
7. Quốc kỳ và Quốc ca
Quốc kỳ Nhật Bản, ở Nhật Bản tên gọi chính thức là Nisshōki, nhưng người ta cũng hay gọi là Hinomaru  tức là “vầng mặt trời”, là lá cờ nền trắng với một hình tròn đỏ lớn (tượng trưng cho Mặt Trời) ở trung tâm.
Quốc ca của Nhật Bản là Kimi Ga Yo
8. Hệ thống chính trị
 Hoàng gia Nhật do Nhật hoàng đứng đầu. Theo Hiến pháp Nhật thì “Hoàng đế Nhật là biểu tượng của quốc gia và cho sự thống nhất của dân tộc”. Nhật hoàng sẽ tham gia vào các nghi lễ của quốc gia nhưng không giữ bất kì quyền lực chính trị nào, thậm chí trong các tình huống khẩn cấp của quốc gia. Quyền lực này sẽ do Thủ tướng và các thành viên nghị viện đảm nhận.
9. Văn hoá, phong tục tập quán.
Người Nhật rất coi trọng sự chào hỏi, ở đâu, lúc nào và đối với bất cứ ai họ cũng đều tỏ ra rất lịch sự và nghiêm túc trong việc chào hỏi lẫn nhau, đó là một tập quán tốt đẹp của người Nhật.
Tặng quà là một phần trung tâm trong văn hoá kinh doanh của người Nhật. Nói chung, người Nhật rất thích tặng quà. Hay đúng hơn, việc tặng quà đã trở thành một thói quen, một lễ nghi không thể thiếu được trong đời sống thường ngày của họ. Tặng quà được xem như một cách thể hiện sự yêu mến và kính trọng lẫn nhau và để xác định các mối quan hệ xã hội.
10. Hệ thống phương tiện giao thông
Tại các thành phố lớn tại Nhật Bản phương tiện giao thông phổ biến nhất là tàu điện và tàu điện ngầm. Tàu điện và tàu điện ngầm rất thuận tiện và đúng giờ. Bên cạnh  đó, một số người cũng sử dụng xe buýt. Tuy nhiên xe buýt không tiện lợi so với các phương tiện trên do có số lượng chuyến không nhiều và có khả năng không đúng giờ vào những giờ cao điểm. Giá dịch vụ taxi ở Nhật tương đối đắt. Cước phí được tính theo km và thay đổi theo giờ; buổi tối đắt hơn giá ban ngày. Ngoài  ra, xe đạp là phương tiện khá tiện lợi và kinh tế.
11. Du Lịch
6. Điểm đến - Địa danhSlideshow

Danh sách các điểm đến nổi bật nhất ở Nhật Bản:

• Núi Phú Sĩ: Sẽ là một sai lầm nếu đến đất nước mặt trời mọc mà không 1 lần ngắm núi Phú Sĩ. Được xem là biểu tượng của đất nước xứ xở hoa anh đào, núi Phú Sĩ nằm trong top những địa danh nổi tiếng ở Nhật Bản thu hút đông đảo khách tới tham quan, khám phá nhất. Đặc biệt là những bạn yêu thích leo núi thì Phú Sĩ là địa điểm lý tưởng không thể bỏ qua. Người dân Nhật Bản luôn tin rằng, ngọn núi này luôn che chở, bảo vệ và đem đến may mắn tốt lành cho đất nước. Với họ, việc leo lên ngọn núi thiêng liêng hùng vĩ này là một công việc hết sức có ý nghĩa mà ai cũng cố gắng thực hiện một lần trong đời.

• Hoàng cung Tokyo: Nếu là người thích khám phá những nét đẹp của lịch sử xưa cũ thì bạn sẽ không thể bỏ qua hoàng cung Tokyo. Nơi đây từng là dinh thự của các tướng quân và sau đó là nơi ở của Nhật Hoàng. Năm 1868, khi chức tướng quân bị phế truất, Nhật Bản đã chuyển thủ đô từ Kyoto đến Tokyo và chiếm đóng vùng đất có Thành Edo. Sau khi khu quần thể này bị lửa thiêu rụi gần như hoàn toàn, họ đã xây dựng một hoàng cung mới vào năm 1888.

• Tokyo Tower: Là một trong những địa danh nổi tiếng ở Nhật Bản vô cùng hấp dẫn du khách. Đứng trên tòa tháp bạn có thể quan sát một cách trọn vẹn khung cảnh của cả thành phố Tokyo, đặc biệt vào buổi tối ánh sáng lung linh phản chiếu tạo nên bức tranh lộng lẫy huyền ảo sắc màu. Đây cũng là niềm tự hào của người dân Nhật, được xem như biểu tượng của sự tái sinh sau chiến tranh của Nhật Bản.

• Chợ cá Tsukiji: Chợ cá ở Tokyo này có từ năm 1935 và bắt đầu hoạt động từ 4 giờ sáng mỗi ngày. Đây là chợ cá ngừ lớn nhất thế giới. Tại đây bạn sẽ được chứng kiến hoạt động mua bán cá ngừ đông lạnh diễn ra độc đáo và nhộn nhịp.

• Quận Gion: Gion là quận nổi tiếng nhất của thành phố Kyoto về nghệ thuật Geisha. Quận Gion được bao phủ bởi các cửa hàng, nhà hàng, các quán trà nơi Geiko (tiếng địa phương của Geisha) và Maiko (người học việc để trở thành geisha) hoạt động. Xen kẽ giữa những nhà hàng là những ochaya (quán trà), là những nơi ăn tối độc quyền và đắt tiền nhất của Kyoto, nơi đây khách hàng được maiko và geiko phục vụ.

• Khu vực Iga: Nằm ở phía Tây tỉnh Mie, đây là “quê hương của các Ninja”, là nơi ra đời của các Ninja theo trường phái Iga. Bạn có thề đến công viên Ueno hay bảo tàng Ninja theo trường phái Iga để tìm hiểu thêm về nghề này. Ngoài ra ở đây cũng thường có các show diễn vô cùng hp dẫn cho các fan hâm mộ Ninja.

• Cụm di tích cố đô Kyoto: Cổ đô Kyoto và khu vực lân cận bao phủ một vùng rộng lớn ngày nay bao gồm các thành phố Kyoto, Uji và Otsu. Các điểm đến trong cụm di tích cổ đô Kyoto là một phần không thể thiếu đối với bất kì hành trình du lịch Nhật Bản nào. Trong đó, nổi bật nhất là chùa Kiyomizu với kiến trúc bằng gỗ trên cao, chùa Kinkakuji được bao phủ bằng những chiếc lá bằng vàng nguyên chất, chùa Ryoanji với khu vườn đá phong cách thiền, và chùa Kozanji nằm sâu trong rừng với những quốc bảo quý nhất của Nhật.

• Hai ngôi làng lịch sử Shirakawa-go và Gokayama: hai làng này nằm ở khu vực giáp ranh hai tỉnh Gifu và Toyama của Nhật. Giá trị đóng góp cho du lịch Nhật Bản của hai ngôi làng này không chỉ ở khung cảnh làng quê và đồng ruộng yên bình, mà còn là kiến trúc nhà độc đáo với hai mái tranh tạo thành hình như bàn tay đang chắp lại cầu nguyện.

• Ngoài ra, còn rất nhiều những điểm đến độc đáo khác như làng cáo Zao Kitsune, công viên khỉ Jigokudani, công viên hưu Nara, Tokyo Disneyland… cho bạn khám phá.

ĐIỂM ĐẾN – LỄ HỘI

Điểm đến - Lễ hộiSlideshow

Những lễ hội tại Nhật Bản

• Lễ hội Shogatsu: Giống nhiêu nước trên thế giới vào mỗi dịp năm mới ở đất nước Nhật Bản sẽ diễn ra lễ mừng năm mới đón một năm mới với nhiều điều may mắn và tốt lành. Trước kia, Nhật Bản đón năm mới theo âm lịch giống Việt nam và Trung Quốc, nhưng từ nhiều năm trở lại đây , người Nhật đón năm mới theo tết Dương lịch. Trong đêm giao thừa, người Nhật Bản ăn món mì trường thọ (toshicoshi soba), vào ngày mùng 1 tháng Giêng, các gia đình sum họp, uống sake, thứ rượu được coi là trường thọ, món ăn osechi cổ truyền và không thể thiếu món bánh dầy ăn cùng với món súp đặc biệt của ngày tết là ozoni (súp). Ngoài ra, họ cũng thường gửi thiệp chúc tết cho bạn bè, người thân và đồng nghiệp, đến các đền chùa để xin xăm, hái lộc cầu an.

• Lễ hội Hanami: còn được gọi là lễ hội ngắm hoa anh đào, thường diễn ra từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4. Đây là dịp để mọi người vui chơi, uống rượu, ca hát dưới những tán hoa anh đào tuyệt đẹp.

• Lễ hội băng tuyết tại Hokkaido: đây là lễ hội tuyết nổi tiếng tại Nhật Bản với nhiều tuyệt tác điêu khắc bàng tuyết và băng khổng lồ.

• Ngoài ra còn rất nhiều những lễ hội khác chờ các bạn khám phá khi đến đây.

QUÀ LƯU NIỆM Ở NHẬT BẢN

7. Quà lưu niệm ở Nhật BảnSlideshow

Những món quà lưu niệm ngon, bổ, rẻ đặc trưng của Nhật Bản bạn nên mua là:

• Mèo Maneki Neko: Đứng đầu danh sách quà lưu niệm được săn lùng ở Nhật Bản là chú mèo Maneki Neko, được cho là biểu tượng mang đến tài lộc cho chủ, chú mèo này là món quà lưu niệm luôn được mọi người yêu thích.

Các món ăn vặt vị Matcha (trà xanh): Vị trà xanh – Matcha gần như đã trở thành một hương vị đặc trưng cho Nhật Bản, nhiều du khách đến đây thường tìm các loại đồ ăn làm từ bột Matcha, vị trà xanh như bánh Mochi, Nama chocolate, bánh Kitkat. Thậm chí, một gói bột trà xanh đơn giản cũng đủ làm quà lưu niệm độc đáo.

• Bánh Mochi: Bánh Mochi Nhật là một loại bánh truyền thống được làm từ bột gạo, không thể thiếu trong các dịp lễ tết của người Nhật. Đây là loại bánh gạo nổi tiếng mà bất cứ ai yêu thích đất nước mặt trời mọc đều biết đến và yêu thích. Lưu ý, bánh này không để lâu được nên bạn nên mua vào ngày cuối cùng của chuyến đi.

• Guốc gỗ Geta, dép Zori: Bên cạnh những chiếc áo Kimono, đôi guốc gỗ Geta là nét đẹp văn hóa không thể thiếu của xứ sở mặt trời mọc. Chính vì vậy, khá nhiều du khách chọn mua Geta để làm quà. Tuy nhiên, nếu thấy đôi Geta gỗ quá khó đi, bạn có thể mua Zori, một loại xăng đan đi lại dễ dàng và thoải mái hơn rất nhiều.

• Các poster, logo, đồ chơi anime, manga: Với các bạn trẻ, văn hóa manga – anime của Nhật bản không phải là điều xa lạ. Nếu bạn có ý định kiếm mua món quà cho bạn bè có đam mê này, chỉ cần đến Akihabara, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy vô vàn những món đồ mình thích.

• Tiền xu: nếu bạn đã lỡ tiêu xài quá đà trong chuyến đi và không còn đủ tiền để mua quà lưu niệm cho bạn bè, có một biệp pháp đơn giản là giữ lại các đồng tiền xu để làm quà, đặc biệt là xu 5 yên bởi theo tiếng Nhật, phát âm của nó là “gô – en”, trùng âm với một Hán tự có ý nghĩa “kết duyên”. Chính bởi vậy, đồng tiền này được coi là xu may mắn.

MIỄN THỊ THỰC NHẬT BẢN

MIỄN VISA NHẬT BẢN

Người sở hữu hộ chiếu được cấp bởi các quốc gia và vùng lãnh thổ sau được miễn thị thực cho các chuyến đi lên đến 90 ngày

Tất cả công dân Liên minh Châu Âu1 El Salvador Na Uy
Vương quốc Anh2 Guatemala San Marino
Andorra Honduras Serbia4
Úc Hồng Kông7 Singapore
Argentina Iceland Hàn Quốc
Bahamas Israel Suriname
Barbados3 Lesotho3 Thụy Sĩ
Brunei (15 ngày) Liechtenstein1 Đài Loan5
Canada Ma Cao8 Thái Lan4 ( 15 ngày)
Chile Macedonia Tunisia
Costa Rica Malaysia4 Thổ Nhĩ Kỳ3
Canada Mauritius Hoa Kỳ
Chile Mexico1 Uruguay
Costa Rica Monaco
CH Dominica New Zealand

 

1 – Công dân của Áo, Đức, Ireland, Liechtenstein, México, Thụy Sĩ và Vương quôdc Anh có thể xin gia hạn ở lại với Bộ Tư pháp lên đến 6 tháng.

2 – Chỉ công dân Vương Quốc Anh và lãnh thổ hải ngoại của Anh được miễn thị thực.

3 – Chỉ với hộ chiếu trắc sinh hoặc hộ chiếu đọc được bằng máy.

4 – Chỉ với hộ chiếu trắc sinh thích hợp với tiêu chuẩn ICAO.

5 – Với người sở hữu hộ chiếu Đài Loan có mã số định danh cá nhân.

6 – Chỉ với người sở hữu hộ chiếu trắc sinh Indonesia mà được cấp chứng nhận miễn thị thực ở đại sứ quán/toà lãnh sự Nhật ở Indonesia.

7 – Với người sở hữu hộ chiếu HKSAR.

8 – Với người sở hữu hộ chiếu MSAR.

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin thị thực đi Nhật Bản vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất

Visa du lịch Nhật Bản

Thủ tục xin visa du lịch Nhật Bản

Thủ tục xin visa du lịch Nhật Bản

I. Thông tin chung:

+ Loại Visa: 3 tháng 1 lần

+ Thời gian: 5 ngày làm việc

II. Thủ tục xin visa

1. Hộ chiếu

2. Tờ khai xin cấp visa theo Mẫu đơn xin visa du lịch Nhật Bản

3. Ảnh ( 2 ảnh 4.5 x 4.5 cm)

4. Giấy tờ chứng minh khả năng chi trả kinh phí cho chuyến đi:

+ Giấy xác nhận tài khoản ngân ngân hàng

+ Xác nhận thu nhập do cơ quan có thẩm quyền cấp

5. Giấy tờ chứng minh công việc

+ Nếu là chủ doanh nghiệp: Giấy phép đăng ký kinh doanh (Bản sao), bẳng kê nộp thuế 3 tháng, sổ phụ ngân hàng 3 tháng gần nhất.

+ Nếu là nhân viên: hợp đồng lao động (Bản sao công chứng), đơn xin nghỉ phép đi du lịch

+ Nếu đã về hưu: Sổ hưu (Bản sao)

Thủ tục xin visa du lịch Nhật Bản

6. Thư mời theo Mẫu thư mời du lịch Nhật Bản

7. Lịch trình ở Nhật theo Mẫu lịch trình du lịch Nhật Bản

8. Người bảo lãnh cần cung cấp thư bảo lãnh theo Mẫu chứng nhận bảo lãnh

+ Giấy chứng nhận thu nhập

+ Giấy chứng nhận số tiền gửi ngân hàng

+ Bản lưu đăng kí nộp thuế (Bản sao)

+ Giấy chứng nhận nộp thuế (Bản ghi rõ tổng thu nhập)

9. Nếu người xin visa được công ty/tổ chức đài thọ chi phí cho chuyến đi thì phải có giấy quyết định trong đó có ghi rõ các chi phí về chuyến đi do công ty chi trả và phải có chữ ký và dấu xác nhận của công ty/tổ chức có thẩm quyền. Ngoài ra phải có bản sao công chứng giấy phép kinh doanh, bảng kê nộp thuế của 3 tháng gần nhất, sổ phụ ngân hàng 3 tháng gần nhất của công ty/tổ chức chịu chi phí đài thọ cho người xin visa.

10. Lịch trình chuyến du lịch:

+ Chương trình tham quan do công ty tổ chức tour du lịch cấp,

+ Giấy xác nhận đăng ký đặt phòng khách sạn,

+ Giấy xác nhận đặt vé máy bay

Chú ý:

* Tất cả giấy tờ chứng minh tài chính + chứng minh nghề nghiệp đều phải bằng tiếng Anh và dịch thuật công chứng.

* Đại sứ quán không hoàn lại phí Visa khi khách không được chấp thuận Visa.

Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ tư vấn thủ tục xin Visa du lịch Nhật Bản vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Visa công tác Nhật Bản

Thủ tục xin visa công tác Nhật Bản

Thủ tục xin visa công tác Nhật Bản

I. Thông tin chung:

+ Loại Visa: 3 tháng 1 lần

+ Thời gian: 5 ngày làm việc

II. Thủ tục:

1. Hộ chiếu

2. Ảnh (2 ảnh 4.5 x 4.5 cm phông trắng)

4. Giấy tờ xác nhận đang công tác

+ Ghi rõ thời gian, vị trí công tác và mức lương

+ Hợp đồng lao động không được chấp nhận.

5. Tài liệu chứng minh khả năng chi trả kinh phí cho chuyến đi

6. Booking vé máy bay, vé tàu

Thủ tục xin visa công tác Nhật Bản

7. Giấy tờ chứng minh mục đích chuyến đi

+ Quyết định cử đi công tác của công ty tại Việt Nam

+ Thư mời từ Nhật Bản theo Mẫu thư mời công tác Nhật Bản

+ Thư bảo lãnh của công ty tại Nhật Bản

+ Hợp đồng giao dịch giữa 2 bên

+ Lịch trình làm việc ở Nhật theo Mẫu lịch trình công tác Nhật Bản

(Trường hợp người mời chịu chi phí cho chuyến đi cần thêm:

+ Giấy chứng nhận bảo lãnh theo Mẫu chứng nhận bảo lãnh

+ Giấy phép đăng ký pháp nhân hoặc tài liệu giới thiệu về cơ quan tổ chức

(Đối với trường hợp cá nhân mời cần cung cấp giấy chứng nhận làm việc tại Nhật)

Chú ý:

* Tất cả giấy tờ chứng minh tài chính + chứng minh nghề nghiệp đều phải bằng tiếng Anh và dịch thuật công chứng.

* Đại sứ quán không hoàn lại phí Visa khi khách không được chấp thuận Visa.

Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ tư vấn thủ tục xin Visa công tác Nhật Bản vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Visa thăm thân Nhật Bản

Thủ tục xin visa thăm thân Nhật Bản

Thủ tục xin visa thăm thân Nhật Bản

I. Thông tin chung:

+ Loại Visa: 3 tháng 1 lần

+ Thời gian: 5 ngày làm việc

II. Thủ tục:

1. Hộ chiếu

2. Tờ khai xin cấp visa theo Mẫu đơn xin visa thăm thân Nhật Bản

3. Giấy tờ chứng minh mối quan hệ:

+ Giấy khai sinh

+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

+ Sổ hộ khẩu (Bản sao)

4. Giấy tờ chứng minh công việc tại Việt Nam

+ Nếu người xin visa là nhân viên thì cần cung cấp Bản sao Hợp đồng lao động (có đóng dấu treo cả công ty), Bản lương 3 tháng gần nhất.

+ Nếu người xin visa là chủ doanh nghiệp thì cần cung cấp Bản sao Giấy phép kinh doanh (có công chứng), biên lai nộp thuế 3 tháng gần nhất (nếu có).

5. Giấy tờ chứng minh tài chính:

Thủ tục xin visa thăm thân Nhật Bản

+ Giấy tờ nhà đất (nếu có)

+ Sổ tiết kiệm (nếu có) (bản sao, công chứng không quá 2 tháng),

+ Số dư tài khoản tại thời điểm hiện tại.

6. Người bảo lãnh ở Nhật Bản cần chuẩn bị :

+ Thư mời theo Mẫu thư mời thăm thân Nhật Bản

+ Giấy bảo lãnh theo Mẫu giấy chứng nhận bảo lãnh

+ Giấy tờ chứng minh mối quan hệ của người mời và người được mời: Bản sao hộ tịch (Trường hợp người mời hoặc vợ/ chồng là người Nhật)

+ Lịch trình cụ thể chuyến đi

+ Chứng minh tình trạng cư trú của người bảo lãnh tại Nhật Bản.

+ Chứng minh tài chính của người bảo lãnh trong trường hợp người bảo lãnh chi trả cho chuyến đi.

Chú ý:

* Tất cả giấy tờ chứng minh tài chính + chứng minh nghề nghiệp đều phải bằng tiếng Anh và dịch thuật công chứng.

* Đại sứ quán không hoàn lại phí Visa khi khách không được chấp thuận Visa.

Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ tư vấn thủ tục xin Visa Nhật Bản để thăm thân nhân vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.